Đa số các nhà phân tâm học và nhà thôi miên đều cho rằng cơ chế tâm lý của thôi miên là ám thị. Thực tế cũng chứng minh: Sở dĩ thuật thuật thôi miên đem lại hiệu quả lạ lùng hoàn toàn là do ảnh hưởng của sức mạnh ám thị. Ám thị thôi miên là khả năng tâm lý tiếp nhận ảnh hưởng của thế giới bên ngoài hoặc nguyện vọng; quan niệm, tâm trạng; phán đoán; thái độ của người khác, là hiện tượng tâm lý thường thấy nhất trong cuộc sống hằng ngày. Có rất nhiều ví dụ về ám thị trong cuộc sống; chỉ cần quan sát kĩ; sẽ dễ dàng phát hiện. Những ám thị này có thể là những ám thị bằng lời nói; hoặc không bằng lời nói. Trong thuật thôi miên; nắm được kĩ thuật ám thị tâm lý có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Con đường truyền dẫn ám thị thôi miên cũng là quá trình xử lý tín hiệu cảm giác; tức là khi chúng ta tiếp nhận cảm giác; chúng ta có được không gian cực lớn để cảm nhận; tưởng tượng; rồi truyền đạt thông tin. Những thông tin do mắt; tai; cơ thể tiếp nhận được; trước tiên được đưa đến khu vực cảm giác sơ cấp của đại não; rồi sau đó lại được truyền đến khu vực lý giải cao cấp hơn. Chẳng hạn; bóng cây cổ thụ đập vào mắt sau đó chuyển hóa thành hình ảnh, đưa đến tầng thị giác sơ cấp. Ở tầng thị giác sơ cấp, đại não nhận ra hình bóng cùa một cây cổ thụ, sau đó hình ảnh này được đưa đến khu vực cao cấp hơn để phân biệt màu sắc, rồi lại truyền đến khu vực cao cấp hơn nữa để đánh giá thuộc tính và đặc điểm của cây cổ thụ này.
Quá trình xử lý thông tin từ khu vực cấp thấp đến cấp cao cũng thích ứng với hệ thống xúc giác, thính giác và những cơ quan cảm giác khác, thông tin cảm giác được dây thần kinh đưa đến toàn thân, trong đó việc truyền dẫn thông tin ngược hướng từ đầu thấp đến đầu cao được gọi là quá trình “phản hồi”. Số lượng dây thần kinh truyền thông tin từ trên xuống dưới nhiều gấp 10 lần số lượng dây thần kinh truyền thông tin từ dưới lên trên, con đường phản hồi này cho thấy ý thức được xây dựng trên cơ sở quá trình xử lý từ trên xuống dưới. Có nghĩa là, nếu phần ở trên cao tin tưởng, thì phần ở dưới thấp tức là cảm giác của con người sẽ chịu ảnh hưởng. Người thôi miên nhất định phải biết cách tận dụng sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa thân và tâm, để gây ra ảnh hưởng tốt đẹp cho thân thể minh.
Trong trị liệu thôi miên, nhà thôi miên thông qua lời nói, nét mặt, hành động, hoàn cảnh… truyền đạt và nhấn mạnh tác dụng của ám thị để giúp đỡ người được thôi miên. Trong rất nhiều kênh truyền đạt thông tin, ngôn ngữ là kênh quan trọng nhất. Cũng có nghĩa là, trong quá trình thực hiện thồi miên, ám thị ngôn ngữ rất quan trọng. Đúng vậy, hầu như trong tất cả các phương pháp trị liệu ám thị tâm lý đều nhờ đến ngôn ngữ. Chính vì nghe được ám thị ngôn ngữ của nhà thôi miên nên người chịu thôi miên sẽ dần dần đi vào trạng thái thôi miên, từ đó đặt nền móng vững chắc trong quá trình chữa trị để đi đến thành công.
Trong thực tế, ngoại trừ sử dụng một loại ám thị nào đó; các nhà thôi miên cũng kết hợp ngôn ngữ với các phương pháp khác để truyền đạt ám thị tâm lý. Điều này bao gồm hoàn cảnh xung quanh; nét mặt cùng với động tác của nhà thôi miên. Chẳng hạn; phương pháp ám thị dùng ngôn ngữ kết hợp với hoàn cảnh; cuộc thôi miên được tiến hành ở một nơi thoải mái; nhà thôi miên bắt đầu hướng dẫn: “Bây giờ chúng ta đang ở một căn phòng rất an toàn, rất yên tỉnh; rất thoải mái; bắt đầu đi nào; hãy tin bạn có khả năng này; bạn có thể đi vào trạng thái giúp bạn cảm thấy thoải mái vô cùng. “Nghe xong lời ám thị này người được thôi miên sẽ bước vào trạng thái thôi miên.
Trong thôi miên; có 6 loại ám thị: ám thị thả lỏng, ám thị đi sâu, ám thị trực tiếp, ám thị tưởng tượng, ám thị gián tiếp và ám thị sau khi thôi miên.
1. Ám thị thả lỏng:
Ám thị thả lỏng là phương pháp dùng lời nói để tập trung chú ý, điều tiết hơi thở, khiến thân xác đạt được trạng thái thả lỏng, từ đó điều tiết tính hưng phấn của hệ thống thần kinh trung ương. Ám thị thả lỏng giúp bạn thư giãn, dẫn dắt bạn vào trạng thái tiếp nhận, tập trung chú ý. Ám thị này đặt nền móng cho ám thị kế tiếp. Thả lỏng là phương pháp giải tỏa áp lực rất tốt, giúp cơ thể và tâm lý lấy lại cân bằng tạm thời. Ám thị thả lỏng cũng là một yếu tố ám thị cân thiết trong trị liệu thôi miên. Khi bắt đầu thả lỏng; tiếp theo từng hơi thở; bạn sẽ phát hiện mình thả lỏng càng lúc càng sâu; có phản ứng tốt hơn đối với ám thị tích cực. Khi cảm thấy thân xác bạn được thả lỏng; bạn sẽ phát hiện tinh thần mình cũng được thư giãn. Ở trạng thái này toàn thân bạn được thoải mái, càng lúc càng bớt chú ý đến hoàn cảnh bên ngoài.
2. Ám thị sâu
Ám thị sâu đưa vào trạng thái thả lỏng sâu hơn. Bạn có thể xem ám thị sâu như là một chiếc thang máy, khi ấn vào nút đi xuống, nó sẽ xuống tầng dưới. Bạn tưởng tượng đang bước xuống cầu thang, mỗi một bậc cấp bạn cảm thấy toàn thân thoải mái, càng lúc càng thoải mái, giống như bay xuống vậy, nghĩa là bạn sẽ càng thư giãn hơn. Bạn có thể ngồi trên ghế thư giãn, tưởng tượng mình đang hòa nhập với chiếc ghế, bạn không thể rời khỏi chiếc ghế để đứng lên hoặc đi xung quanh, bạn ngồi yên lặng trên chiếc ghế giống như một pho tượng, bạn là một pho tượng được đặt trên chiếc ghế. Bạn sẽ phát hiện lúc này mình dính liền với chiếc ghế, bạn cố gắng thoát ra khỏi chiếc ghế, nhưng không làm được.
3. Ám thị trực tiếp
Ám thị trực tiếp là tưởng tượng hoặc liên tưởng không cần trung gian khiến cho người được ám thị hiểu rõ nội dung ám thị. Lời hướng dẫn ám thị trực tiếp thường rất đơn giản, ngắn gọn trái ngược với lời hướng dẫn gián tiếp, trong dẫn dụ gián tiếp cần phải có tưởng tượng. Khi được ám thị trực tiếp, người chịu thôi miên có phản ứng với lời nói chứ không phải với tưởng tượng. Ám thị có
thể là một từ hoặc vài câu nói, nó có thể lập tức khơi dậy phản ứng hoặc trực tiếp đi vào giai đoạn tiếp theo. Ám thị trực tiếp thường sử dụng là: “Bây giờ bạn hãy trở về quá khứ, ở địa điểm và giai đoạn xảy ra vấn đề. Bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy để giấc ngủ khống chế bạn”.
4. Ám thị tưởng tượng
Ám thị tưởng tượng có thể tăng cường những ám thị khác. Nó nảy sinh những ảo tưởng định hình có mục đích (chẳng hạn như thả lỏng, làm mới lại chính mình).
5. Ám thị gián tiếp
Ám thị gián tiếp có hai hình thức. Trước tiên tập trung ở một trạng thái tình cảm đang mong muốn, chẳng hạn như vui mừng. Trò chuyện với người chịu thôi miên về quá khứ của họ, tìm ra những chuyện gợi lại niềm vui cho họ. Tiếp theo, trong quá trình dẫn dắt, giúp người bệnh trải nghiệm lại chuyện đó với tâm trạng tình cảm tích cực kèm theo. Sau đó, có thể thực hiện ám thị đơn giản để đánh thức họ, chẳng hạn bệnh nhân có thể nhớ về khoảng thời gian vui vẻ lúc còn nhỏ, khi đi du lịch với cha mẹ, anh ta cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, vui sướng. Lời nói ám thị có thể liên quan đến tình cảm tích cực, từ ngữ ám thị là “du lịch”. Bắt đầu từ đó, người bệnh chỉ nghĩ đến từ “du lịch”, trải nghiệm trạng thái tình cảm mà anh ta mong muốn. Ám thị gián tiếp rất cá tính hóa. Mỗi lần đối thoại, mỗi một phép so sánh đều cần phải thích hợp với từng vấn đề và từng bệnh nhân. Chẳng hạn, nếu một người suốt đời làm thợ mộc đến trị liệu thôi miên để giảm đau cánh tay, thì lời nói ám thị phải gần gũi với nghề nghiệp và sinh hoạt của người đó.
6. Ám thị sau khi thôi miên
Ám thị sau khi thôi miên là ám thị dùng để đánh thức người sau khi thôi miên, để ý thức của họ dần dần được tỉnh táo.
Ám thị thôi miên và dẫn dắt thôi miên.
Trong quá trình thôi miên, nhà thôi miên dùng lời nói, điệu bộ, vẻ mặt hành động, hoàn cảnh hoặc một bức tranh hay một dấu hiệu nào đó để gây ảnh hưởng đến tâm lý, sinh lý, hành vi của mình hay của người khác gọi là ám thị thôi miên. Căn cứ vào tính chất ám thị thôi miên dược chia làm 4 loại: Một là, ám thị mệnh lệnh thực tế, tức là căn cứ vào tình huống thực tế để ra lệnh cho người được thôi miên nên làm thế này hoặc thế nọ. Chẳng hạn ra lệnh cho người được thôi miên xoa nhẹ vào bụng của mình thì sẽ hết đau bụng. Thứ hai là ám thị động tác tưởng tượng, tức là ám thị cho người được thôi miên tập trung tưởng tượng một động tác, sau đó người thôi miên sẽ thực hiện lại động tác này thực sự. Chẳng hạn như ra lệnh cho người được thôi miên đứng yên tập trung tưởng tượng rằng cơ thể mình đang lắc lư không ngừng, một hồi sau cơ thể của người được thôi miên lắc thật sự.
Thứ ba là ám thị phản ứng kiềm chế, tức là ám thị cho người được thôi miên không có phản ứng gì đối với mệnh lệnh. Chẳng hạn như nói với người được thôi miên, toàn thân anh ta đang rã rời, tay nặng nề, không nhấc lên được. Sau đó yêu cầu anh ta nhấc tay lên, kết quả là người được thôi miên không thể nào nhấc cánh tay lên được.
Thứ tư là ám thị lệch lạc nhận thức, tức là làm cho người được ám thị có suy nghĩ lệch lạc thực tế, và ngược lại họ sẽ xem nhũng suy nghĩ lệch lạc này là đúng đắn. Chẳng hạn như ám thị cho người được thôi miên, trên dời này chỉ có các con số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, chứ không có 5, hỏi họ 2 cộng 3 bằng mấy, lệch lạc về nhận thức khiến người được thôi miên ngơ ngác, không biết trả lời câu hỏi này. Đây là một loại ám thị cao cấp, người không chịu ám thị cao thì không có phản ứng gì. Đa số các nhà nghiên cưú cho rằng, hiệu quả thực tế của ám thị thôi miên diễn ra tùy từng người. Khả năng chịu ám thị có liên quan đến nguyện vọng và thái độ của mỗl cá nhân. Những người có thái độ tích cực, tin tưởng vào thôi miên, chấp nhận hợp tác với nhà thôi miện thì ám thị dễ thành công.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply