Thuật thôi miên đi vào giấc mơ để chữa bệnh
Trong phim ảnh, người ta thường kể những câu chuyện, có một người đi vào giấc mơ cùa người khác để làm điều này đỉều nọ. Thật ra trong cuộc sống, đi vào gỉấc mơ để thay đổi quan niệm của người khác, đó gọi là thôi miên trị liệu. Một nhà thôi miên có quan điểm đúng đắn và khả năng thôi miên, có thể đi thẳng vào vấn đề mấu chốt có liên quan đến bệnh tật của thân chủ bằng giấc mơ, tìm hiểu nguyên nhân, giải tỏa áp lực.
Lĩnh vực ứng dụng chủ yếu của thuật thôi miên là trị liệu các loại tật bệnh thân tâm, hoặc phối hợp với các phương pháp khác để trị bệnh. Hiện nay, trị liệu thôi miên bao gồm hai phương diện là giảm đau và điều chỉnh tâm linh.
Trong cuộc đời, chắc chắn ai cũng trải qua cảm giác đau đớn. Trước đây, người ta cho rằng đau đớn chỉ là hiện tượng sinh lý, cách duy nhất để khống chế nó là dùng thuốc. Khi con người ngày càng hiểu biết thì càng chấp nhận những quan niệm mới, người ta nhận ra đau đớn là kinh nghiệm xã hội của sinh vật tâm lý đa chiều, trong đó bao gồm cảm giác khách quan, nhân tố tâm lý (đau khổ; lo lắng, kì vọng; căng thẳng, ám thị, kí ức, động cơ) và thành phần xã hội (như ảnh hưởng của văn hóa và hoàn cảnh). Điều này cho thấy, đau đớn là khách quan, cũng là chủ quan, vừa là nhân tố sinh lý, đồng thời cũng có nhân tố tâm lý và cả nhân tố xã hội. Chính vì đau đớn có tính khách quan, có liên hệ với nhân tố tâm sinh lý, nhân tố xã hội cho nên thuật thôi miên cũng phát huy được tác dụng của nó. Trên thực tế, từ ngày con người biết thuật thôi miên, nó đã được ứng dụng vào lĩnh vực giảm đau. Các nhà khoa học người Anh cho rằng, thôi miên là giới hạn cảm giác đau đớn và tăng khả năng chịu đựng cơn đau nhanh chóng hiệu quả và an toàn, nhất là đối với những người dễ chịu thôi miên. Khi phương pháp giảm đau truyền thống thất bại hoặc vì lí do nào đó khống thể áp dụng được thì thôi miên càng đóng vai trò quan trọng hơn. Nó có thể giúp người ta không lạm dụng hoặc ỷ lại thuốc giảm đau trong phẫu thuật ngoại khoa. Ngoài ra nó còn ưu điểm khác: chi phí tương đối thấp, tăng cường khả năng tự kiểm soát đối với cơ thể. Người ta cũng tìm ra được nguyên nhân đối với các cơn đau mãn tính thông qua thôi miên.
Những người có khả năng tập trung chú ý cao độ nhạy cảm hơn người bình thường, dễ bị ý niệm tư duy của người khác hoặc năng lượng khác quấy nhiễu. Người có thể chất tương đối nhạy cảm, nếu có tư tưởng tương đối tiêu cực, hành vi của họ lại không được tiềm thức chấp nhận, dễ xảy ra sự giằng xé giữa ý thức và tiềm thức từ đó sinh ra hiện tượng người đa nhân cách. Đa số những người này không biết trạng thái bản thân, họ có khả năng quan sát tương đối nhạy bén hoàn cảnh xung quanh giống như một chiếc máy vi tính mà không có chương trình diệt vi rút, không thể nào lọc được tất cả thông tin, rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người khác, tự thêm suy nghĩ theo hướng tiêu cực, nên dễ bị trầm cảm hơn người khác.
Người bình thường hay người có thể chất nhạy cảm, trong tiềm thức cũng có rất nhiều nhân tố tích cực và tiêu cực, nhân tố tích cực là khả năng học hỏi ở quá khứ, nhân tố tiêu cực là những bài học cuộc sống chưa hoàn thành. Trước khi hoàn thành những bài học này, chúng ta thường bị tâm trạng và kinh nghiệm không đáng để ý tới quấy rầy, nhưng lại không hiểu được lý do. Có những người thường chuyên mắc những bệnh lặt vặt, uống thuốc không trị được tận gốc, khi tìm hiểu nguyên nhân thì thật ra đó là những vấn đề nhỏ nhặt lọt qua khỏi tiềm thức, thể hiện ở sự bất mãn đối với hành vi và ý thức thân thể, nhắc nhở thân thể điều chỉnh tư duy và tâm tính của bản thân. Thôi miên có thể thông qua tiềm thức, tạo ra cảm giác thay đổi tâm trạng, khiến người có tâm trạng tiêu cực trở nên tích cực. Nhưng không phải ai cũng có khả năng này, đa số đều không biết vận dụng thôi miên để đánh thức tiềm thức, xua tan bệnh tật. chỉ khi nào biết cách quan sát tư duy và niềm tin tích cực của bản thân, thì mới có thể không ngừng thoát khỏi những ý tưởng tiêu cực, từ đó sinh ra động năng tích cực. Hãy để tư duy tích cực dẫn dắt chúng ta tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.
Từ đó có thể thấy giúp đỡ người khác xây dựng quan niệm tích cực rất quan trọng. Tư duy tích cực giống như một bức tường phòng cháy để chúng ta chống được sự xâm hại của tư tưởng tiêu cực, thậm chí có thể tìm được năng lượng sống mới. Mỗi ngày bỏ ra một ít thời gian để bản thân suy nghĩ theo hướng tích cực, đem lại lời nói tích cực cho người khác, có thể giúp thân tâm bạn lành mạnh, tạo ra hiện tại tốt đẹp.
Bây giờ, chúng tôi xin nói rõ tác dụng của thuật thôi miên đối với việc chữa trị chứng suy nhược thần kinh. Chứng suy nhược thần kinh tổng hợp cả hai loại bệnh có nguyên nhân từ sinh lý và nguyên nhân từ tâm lý Những nguyên nhân dẫn đến chứng suy nhược thần kinh bao gồm suy nghĩ quá độ, quan hệ tinh dục quá nhiều, ngủ không đủ giấc, trúng độc rượu và thuốc, thủ dâm… triệu chứng thường gặp là mệt mỏi cơ bắp, chi dưới bủn rủn, khớp đau nhức… Cũng có một số người mắc chứng suy nhược thần kinh vì cả hai nguyên nhân.
Trước khi chữa trị chứng suy nhược thần kinh, cần phải hỏi rõ triệu chứng, cảm giác, bệnh sử của bệnh nhân… Rồi sau đó xác định loại hình của bệnh nhân qua các bài trắc nghiệm. Khi có đủ thông tin, ta có thể tiến hành chữa trị bằng thuật thôi miên. Phương pháp chữa trị cụ thể như sau:
Trước tiên dẫn dắt bệnh nhân vào trạng thái thôi miên vừa. Sau đó, có thể dùng phương pháp ám thị trực tiếp để loại bỏ bệnh tật, cũng có thể phối hợp thêm các phương pháp khác như massage, thuốc an thần để tăng cường hiệu quả. Lời nói ám thị cụ thể như sau: “Bây giờ bạn đang ngủ rất sâu, rất thoải mái… Tôi biết bạn đang mắc chứng suy nhược thần kinh, bây giờ tôi có thể chữa trị cho bạn. Sau khi tôi chữa trị xong, bạn sẽ khỏi bệnh, bạn sẽ hoàn toàn khỏi, tôi xoa bóp đầu cho bạn, sau khi xoa bóp xong, những cơn đau đầu, mất ngủ, hoặc bệnh mau quên của bạn sẽ hoàn toàn biến mất… Rất thoải mái, bây giờ bạn rất thoải mái… Đầu óc của bạn rất tỉnh táo, không hề có cảm giác gì khó chịu, sau này bạn sẽ không đau đầu, không uể oải, không có cảm giác tứ chi bải hoải nữa, khi tỉnh lạỉ, bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn, tâm trạng sảng khoái…” Sau đó, có thể quan sát phản ứng của bệnh nhân: Nếu xuất hiện vẻ mặt dễ chịu, thoải mái thì cho thấy ám thị đã đạt hiệu quả, có thể đưa tiếp những ám thị mang tính khẳng định để tăng cường hiệu quả. Chẳng hạn như: “Chứng suy nhược thần kinh đã hoàn toàn khỏi, mọi triệu chứng đã được xua tan, từ nay về sau không hành hạ bạn nữa, chắc chắn là không đâu! Không có gì đáng nghi ngờ cả.
Thông thường, trong quá trình chữa trị thực tế, ám thị một lần vẫn chưa đủ, nhất là những lời ám thị dẫn dắt ở phần trước, nên cần phải lặp lại nhiều lần mới có thể đạt được hiệu quả. cho nên, sau khi bệnh nhân vào trạng thái thôi miên, cần phải 30 giây để bệnh nhân tiếp nhận mệnh lệnh, trải nghiệm cảm giác. Khả năng cảm nhận tương đối cao, thông thường trải qua một hai lần chữa trị thì đã có hiệu quả; Ngược lại, những người bị bệnh nặng mà khả năng cảm nhận tương đối thấp, cần phải trải qua một liệu trình, tức là khoảng 10 lần thôi miên mới có thể thuyên giảm.
Trên thực tế, thôi miên là đánh thức hệ thống tự chữa lành trong cơ thể, ai cũng có hệ thống này, có điều đa số không biết cách đánh thức mà thôi. Nhà thôi miên đóng vai trò giúp đỡ trong cả quá trình, nhưng thật ra người chữa trị cho mình chính là bạn.
Thuật thôi miên và chữa bệnh
Thuật thôi miên có thể chữa bệnh tâm lý là vì: Thứ nhất khi thôi miên, vỏ não bị ức chế sâu sắc, điều này khiến cho vỏ não nhận đuợc đầy đủ thông tin, từ đó hiệu quả làm việc tăng lên, khả năng tập trung, trí tưởng tượng cũng được nâng cao, mệt mỏi bị xua tan, tâm trạng ổn định, trí nhớ trở nên tốt hơn, hệ xương và các hoạt động cơ bắp được tăng cường… Thứ hai là trong trạng thái thôi miên, có thể dùng lời nói để xua tan nỗi đau của người bệnh, giảm bớt hoặc cắt đứt sự liên hệ cố định giữa vỏ não với các bộ phận liên quan, tù đó giảm bớt hoặc xóa bỏ cảm giác đau đớn do bệnh tâm lý mang đến cho người bệnh.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply