>> CÁC BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ LỰA CHỌN NHỮNG BÀI VĂN HAY NỮA NHÉ <<
KỂ VỀ LỄ HỘI
A. MỤC TIÊU
Học sinh hiểu về hoạt động của lễ hội, nghe, quan sát tranh và kể lại một lễ hội.
B. NỘI DUNG
Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội (học sinh xem sách Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 64, trả lời các câu hỏi gợi ý sau đây).
Gợi ý những câu hỏi để viết về một bài văn kể về lễ hội 1:
1. Ảnh chụp người chơi đu nói về lễ hội gì?
Ảnh chụp người chơi đu thể hiện lễ hội mừng xuân mới được tổchức tại sân đình của một ngôi làng.
2. Quang cảnh sân đình ra sao?
Cổng đình được treo băng rôn đỏ, chữ màu vàng: Chúc mừng xuân mới. Sân đình đông đảo bà con, khán giả khắp nơi đổ về. Sân đình treo cờ vuông, cờ đuôi nheo màu sắc sặc sỡ.
3. Những người đi xem hội ăn mặc ra sao?
Những người dân đi xem hội ăn mặc lịch sự, quần áo mới, tinh tươm, màu sắc hài hoà. Các vị chức sắc trong làng mặc áo dài, khăn đóng rất trang trọng.
4. Trước sân đình, đội trống làm gì?
Trước sân đình, đội trông gõ trống cổ vũ những người chơi đu.
5. Đu quay được làm bằng gì?
Đu quay được làm bằng những sào tre cao ngất ngưởng.
6. Người nào tham gia chơi đu? Họ chơi đu như thế nào?
Trên đu, một đội thanh niên tham gia chơi đu. Họ phải nhún mình cho đu vút qua vút lại, dao động như một con lắc đồng hồ.
7. Không khí lễ hội như thế nào?
Người tham gia trò chơi cốsức chơi đu đẹp mắt, người xem hò reo cố vũ, đội trống gõ liên hồi khích lệ. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt.
8. Nếu em được trực tiếp xem lễ hội, em cảm thấy thế nào?
Em cảm thấy hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.
Gợi ý những câu hỏi để viết về một bài văn kể về lễ hội 2:
1. Ảnh chụp những người đua thuyền nói về lễ hội nào?
Anh chụp những người đua thuyền giới thiệu cho em biết về lễ hội đua thuyền.
2. Lễ hội đua thuyền được tổ chức ở đâu?
Trên quãng sông rộng, ba đội thuyền đua mặc áo khác màu nhau đang gò lưng chèo thuyền cho mau đến đích.
3. Đích đến của cuộc đua thuyền được đặt như thế nào?
Đích đến phía bờ sông bên kia, được treo nhiều chùm bóng to đủ màu sắc.
4. Quang cảnh hai bên bờ sông có gì?
Hai bên bờ, bà con tụ tập đông đảo hò reo cổ vũ. Đội trống đánh thúc từng hồi cổ vũ các đội đua. Không khí hội đua thuyền sôi động, hào hứng.
Em hãy kể lại một trong hai lễ hội trên.
C. MỘT SỐ BÀI VIẾT THAM KHẢO KỂ VỀ LỄ HỘI
BÀI LÀM 1
(Tả quang cảnh lễ hội mừng xuân mới với trò chơi đu quay)
Hằng năm, vào mỗi dịp xuân về, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân mới.
Lễ hội được tổ chức trước Tết Nguyên tiêu năm ngày, tức vào ngày mùng mười tháng Giêng tại sân đình. Ngay cổng sân đình, một băng rôn đỏ thắm dán hàng chữ vàng: Chúc mừng xuân mới. Hai bên cổng đình, cờ đuôi nheo ngũ sắc treo dài bay bay trong gió sớm. Lá cờ vuông như một bức phướn đủ màu treo ngay cổng đình. Sân đình chật ních người đến xem lễ hội, áo quần lượt là, màu sắc sặc sỡ. Trên vuông sân rộng, hàng ghế dành cho chức sắc trong làng dự hội đã chật kín người ngồi. Ngoài sân chơi, người ta trồng những trụ tre chắc chắn có những sào đu quay cũng làm bằng tre cao ngất ngưởng. Trên đu, một đôi thanh niên đang nhún mình cho đu dao động qua lại, đu vút lên cao giữa tiếng hoan hô cổ vũ của mọi người xem hội. Đội trống gõ trống liên hồi khích lệ người chơi đu. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí buổi lễ hội thật sôi động, náo nhiệt.
Em rất thích xem hội vui xuân.Năm mới, xúng xính quần áo chạy nhảy tung tăng xem hội và chúc Tết để được mừng tuổi, được vui chơi tưởng như không có gì vui sướng hơn nữa.
BÀI LÀM 2
(Tả quang cảnh lễ hội đua thuyền)
Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.
Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.
Em rất yêu quê và thích nhữnglễ hội của quê hương mình.
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
A. MỤC TIÊU
Học sinh kể được quang cảnh và sinh hoạt của một ngày lễ hội.
B. NỘI DUNG
1. Kể về một ngày hội mà em biết.
Gợi ý những câu hỏi để viết về một bài văn kể về ngày hội:
– Ngày hội dân gian: hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội hát đối, hội nấu cơm thi, hội chơi đu, hội ném còn, hội kéo co, hội nhảy bao bố, hội vật, hội thi võ thuật, hội lặn, hội mừng xuân mới…
Các em sắp xếp bài viết theo thứ tự các câu hỏi gợi ý sau:
a. Đó là hội gì?
Ngày hội em muốn kểlại: hội Mừng xuân mới với trò chơi kéo co.
b. Hội được tổchức khi nào? ởđâu?
Hội được tổ chức mỗi độ xuân về, tại sân đình làng em.
c. Mọi người đi xem hội như thế nào?
Mọi người lũ lượt đến sân đình xem hội. Người người ăn mặc sạch đẹp, quần áo mới tinh, trẻ con xúng xính trong bộ đồ Tết.
d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
Hội được bắt đầu bằng lễ dâng hương đình làng, nhân dân dâng cúng tổ tiên, các vị thành hoàng đã có công lập ra làng.
e. Hội có những trò gì vui?
Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Các đội của từng thôn thi chéo nhau để chọn ra đội vô địch.
g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
Em thật sự vui sướng và hào hứng cổvũ cho đội của thôn mình. Xuân mới, quang cảnh đình làng tưng bừng náo nhiệt, em thật vui và yêu thích trò chơi kéo co, thêm yêu và gắn bó với làng quê ruột thịt.
2. Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn(khoảng năm câu).
BÀI LÀM 1
(Hội kéo co)
Mừng Đảng, mừng Xuân, hội làng quê em tổ chức vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình.
Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ Mừng Đảng, Mừng Xuân treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội.
Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi.
Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.
BÀI LÀM 2
(Hội thi nấu cơm)
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới.
Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ “Chào Xuân mới – Vui mùa lúa mới” treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức.
Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.
Leave a Reply