>> CÁC BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ LỰA CHỌN NHỮNG BÀI VĂN HAY NỮA NHÉ <<
XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỂ
Mục tiêu:
• Nắm được nhân vật trong truyện kể là gì?
• Nhận xét được tính cách nhân vật trong truyện qua suy nghĩ, hành
động, cư xử của nhân vật.
• Phát triển, xây dựng tính cách nhân vật theo tình huống cho sẵn.
I. Nhân vật trong truyện:
a) Nhân vật là người:
– Nàng tiên ốc,bà lão (trong truyện “Nàng Tiên Ốc ”).
b) Nhân vật là con vật, là vật, cây cối… được nhân hoá như người:
– Lá, hoa, chim sẻ (truyện “Chiếc lá”).
– Chú Mèo, cô Chổi Rơm, bà Bếp, bác Nồi Đồng (truyện “Cái Tết của Mèo con”).
– Thần Giao Long (con rồng) – Tức bà lão ăn xin (truyện “Sự tích hồ Ba Bể ”).
II. Tính cách nhân vật trong truyện:
a) Nhân vật trong truyện đi đứng, hoạt động song song diễn biến câu chuyện. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua suy nghĩ, lời nói, cư xử của nhân vật.
Ví dụ: Truyện “Ba anh em ” (SGK Tiếng Việt 4, trang 19).
Nhân vật | Hành động | Tính cách | |
Ni-ki-ta | Vội chạy ra ngõ hòa vào đám trẻ đang nô đùa. | Ham chơi. | |
| Thấy vụn bánh mì trên bàn,liếc | Láu lỉnh, ham chơi | |
Gô-sa | nhìn bà rồi phủi nhanh xuống đất chạy theo anh. | và lười nhưng biết che giấu. | |
Chi-ôm-ca | Giúp bà lau bàn. Nhặt mấu vụn bánh mì cho chim ăn. | Chăm chỉ, biết giúp bà, có tính nhân hậu. |
b) Bài tập xâv dựng tính cách nhân vật theo tình-huống cho sẵn.
Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau:
– Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác.
– Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác.
Yêu cầu bài:
• Học sinh viết ngắn gọn, diễn đạt được tính cách nhân vật, không dài dòng thành câu chuyện kể trọn vẹn.
• Tình huống cho sẵn có thể xảy ra ở bất cứ đâu: trong trường học, công viên, nơi côngcộng… Học sinh được chọn nơi chốn và phát triển tính cách nhân vật tùy ý phù hợp theo đề bài.
• Biết viết câu hội thoại.
III. Một số bài viết tham khảo về chủ đề nhân vật trong truyện
BÀI LÀM 1
(Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác)
Đoạn văn mẫu.
Đoạn 1
Giờ ra chơi hôm qua chúng em chơi trò đuổi bắt. Long chạy nhanh quá va mạnh vào một em học sinh lớp một. Cả hai đều ngã lăn kềnh ra sân. Em bé òa lên khóc. Long lồm cồm ngồi dậy, vội vàng đỡ em bé đứng dậy, xuýt xoa:
– Em đau không? Anh xin lỗi nhé!
Vừa nói, Long vừa phủi bụi cát bám vào áo quần em bé. Long đưa tay xoa hai đầu gối của em bé:
– Em đau nhiều không? Anh dẫn em đến phòng Y tế xoa dầu nhé!
Được dỗ dành, em bé nín khóc và theo Long xuống phòng Y tế. Chúng em đều thở phào nhẹ nhõm khi cô y tá khám xong và khẳng định em bé không bị chấn thương. Bạn Long dễ thương ấy chứ, dù bạn ấy có lỗi nhưng là người có trách nhiệm.
Đoạn 2:
Chuyện xảy ra ở ngay hẻm nhà em vào chủ nhật vừa rồi. Mải chơi đùa, bạn Dũng va mạnh vào bé Anh đang chơi trên thềm nhà. Bé Anh ngã đau quá khóc ầm lên. Vội vàng, Dũng đỡ bé đứng dậy, phủi bụi và xoa nắn tay chân bé Anh:
– Nín đi bé! anh lỡ mà. Anh xin lỗi bé nhé! Để anh xoa dầu cho em nha.
Bé Anh thút thít rồi nín hắn,ngoan ngoãn chờ Dũng chạy vào nhà lấy dầu ra xoa lên chồ đau.
Đoạn 3
“Chạy đâu cho thoát. Ta là Nguyễn Siêu đây!”. Cả xóm chưa biết cậu nào làm Nguyễn Siêu thì nghe giọng một em bé khóc òa lên. Thì ra “Nguyễn Siêu” rượt bắt địch đã làm ngã đau một em bé đang tha thẩn chơi ở trước nhà. “Nguyễn Siêu’’ (là bạn Huân ở sát nhà em) vội vàng quăng cây kiếm nhựa, đỡ ngay em bé dậy: “Anh xin lỗi. Anh chạy nhanh quá làm em té rồi!”. Huân xoa nhè nhẹ hai chân bé,còn nựng vào mẹbé: Anh xin mà, lỡ mà. Nín đi cưng!”. Chà. “Nguyễn Siêu” dỗ em cũng giỏi, em bé nín khóc đưa tay chùi má. Huân dắt em bé vào nhà, lượm cây kiếm nhựa, vẫy tay chào em bé rồi chạy biến về nhà mình.
BÀI LÀM 2
(Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác)
Đoạn văn mẫu:
Đoạn 1:
Giờ chơi sáng nay, khi chơi “cá sấu lên bờ”. Hùng xô vào một em học sinh lớp một. Em bé ngã phịch xuống đất, òa khóc. Chúng em chưa kịp xử trí gì thì Hùng sừng sộ:
– Ai cho đi vào chỗ này? Không thấy người ta đang chơi à!
Em bé càng khóc dữ. Học sinh các lớp khác đang chơi cũng dừng lại, tò mò nhìn chúng em. Em bảo Hùng:
– Bạn sai rồi. Dỗ em ấy nín di rồi mình chơi tiếp.
Vùng vằng, cau có. Hùng bảo:
– Bạn đi mà dỗnó. Tớ không chơi nữa!
Thương em bé ngã đau. Thực sự thấy có lỗi thay cho bạn và cũng sợ cô giáo phạt, em vội dỗ dành em bé nín khóc. Các bạn cũng phụ phủi quần áo cho bé. Hùng tệ thật, giờ chơi vui vì thế chẳng còn vui nữa.
Đoạn 2
Lũ trẻ cả xóm đang tụ tập chơi trong hẻm, đột nhiên mọi người nghe thấy tiếng xeđạp ngã rầm rồi giọng con nhà bác Thư khóc ầm lên. Thì ra Lâm mải chạy chơi trốn tìm xô vào em bé đang tập xe ba bánh. Cái ngã đau làm em bé khóc dữ. Thay vì đỡ em bé dậy. Lâm quát:
– Chỗ người ta chơi, sao tập xe ở đây?
Cảnh tượng một em bé ngã kềnh dưới đất đang khóc và một cậu bé mười tuổi nói năng khiếm nhã thật chướng mắt. Biết Lâm sai nên mấy bạn cùng chơi thay Lâm dỗ em bé. Còn Lâm thì lỉnh nhanh về nhà. Điều Bác Hồ dạy: “Khiêm tốn – Thật thà – Dũng cảm”, bạn ấy quên mất rồi.
Đoạn 3:
Công viên thoáng rộng là thế mà ồn ã cả lên vì đông trẻ con vui đùa. Cặp đấu kiếm ở góc kia loay hoay chống đỡ thế nào không biết, ngã uỳnh vào đám em bé đang “xây nhà” dưới đất. Một em khóc váng lên vì bị “đấu sĩ’ đè. “Đấu sĩ” lồm cồm bò dậy, sừng sộ:
– Không biết đây là võ đài của chúng tao à? Sao đem nhà cửa xây ở đây? Ai cho?
Nhìn công trình xây dựng bị đổ, em bé càng khóc dữ, tức tưởi:
– Em chơi ở đây hoài mà. Sao anh lại giành chỗ? Còn làm đau em nữa. “Đấu sĩ”thứ hai vội dồ dành, xin lỗi em bé rồi kéo bạn ra xa. “Dấu sĩ’ mộtcằn nhằn bạn,quăng cây kiếm nhựa rồi ngồi phịch xuống đất. Trận đấu kiếm phải dừng. “Đấu sĩ” một cư xử như vậy là sai. Chúng ta phải xin lỗi khi có lỗi. Phải không các bạn?
Leave a Reply