1 – Phương pháp đôn quân
Phương pháp đôn quân là một lối chơi lý thú không khác nào phương pháp trám chỗ trong quẻ 32 lá.
Có khác nhau chỉ là sự khác biệt ở phương pháp trám chỗ trong quẻ 32 lá thì lấy lá nầy đi phải trám lá kia vào. Còn ở phương pháp đôn quân trong quẻ 52 lá thì khi loại ra một lá phải dồn 2 lá kế cận lại.
Phương pháp hấp dẫn như sau;
Sau khi xào, trộn, chẻ bộ bài 52 lá nhiều lần chúng ta lần lượt trải dài ra thành 1 hàng, lật ngửa tất cả lại.
Chúng ta bắt đầu việc đôn quân như thế nầy:
Trước hết chúng ta chọn 1 lá trong hàng dài 52 lá, muốn chọn lá nào cũng được, miễn lá ấy nằm giữa 2 lá đồng giá trị với nhau.
Thí dụ:
5 bích – 10 rô – 5 chuồn
Lá 10 rô nằm giữa 2 lá 5 chuồn và 5 bích đồng giá trị nhau, chúng ta rút lá 10 rô ra và đôn 2 lá 5 bích và 5 chuồn lại.
Đôn 2 lá nầy xong chúng ta lại tìm 1 lá khác, cũng nằm giữa 2 lá đồng giá trị.
Thí dụ khi đôn 2 lá 5 bích và 5 chuồn lại, chúng ta có 1 lá thứ 3 nằm bên cạnh lá 5 bích, hoặc 5 chuồn là lá 5 rô, chúng ta có:
5 rô – 5 bích – 5 chuồn
hoặc
5 bích – 5 chuồn – 5 rô
Dĩ nhiên lá 5 chuồn nằm giữa 2 lá đồng giá trị lá 5 bích và 5 rô, chúng ta rút lá 5 chuồn đi, đôn 2 lá 5 bích và 5 rô lại.
Lần thứ 3, khi đôn 2 lá 5 bích và 5 rô lại chúng ta có như sau:
5 bích – 5 rô – 5 cơ
Bây giờ đến lượt lá 5 rô nằm giữa 2 lá 5 bích và 5 cơ đồng giá trị, chúng ta rút lá 5 rô đi và đôn 2 lá 5 bích và 5 cơ lại.
Tuy nhiên chúng ta nên để ý như thế nầy: nếu chiếu theo các thí dụ trên đây, trước khi rút lá bài đầu để khởi sự việc đôn quân, chúng ta có một hàng dài các lá như sau:
5 bích – 10 rô – 5 chuồn – 5 rô – 5 cơ
Lần thứ nhứt rút lá 10 rô đi, chúng ta còn:
5 bích – 5 chuồn – 5 rô – 5 cơ
Lần thứ nhì rút lá 5 chuồn hoặc 5 rô đi, vì cả 2 lá nầy đều nằm giữa 2 lá đồng giá trị là 5 bích và 5 cơ. Chúng ta còn:
5 bích – 5 rô – 5 cơ (nếu chúng ta rút lá 5 chuồn)
hoặc:
5 bích – 5 chuốn – 5 cơ (nếu chúng ta rút lá 5 cơ)
Lần thứ ba chúng ta rút lá 5 rô hoặc 5 chuồn đi, chúng ta còn lại 2 lá: 5 bích và 5 cơ…
Tới đây chắc chắn chúng ta không còn rút được lá nào nữa vì trong bộ bài chỉ có 4 lá 5 là: 5 rô, 5 cơ, 5 bích, 5 chuồn. Mà cả 4 lá đều có mặt trong 3 lần đôn quân đầu, thì đâu còn lá 5 nào khác nữa để khi đôn 2 lá 5 bích và 5 cơ còn lại, chúng ta có 1 trong 2 lá 5 bích hoặc 5 cơ, nằm giữa 2 lá đồng giá trị.
Thí dụ khi đôn 2 lá 5 bích và 5 cơ lại chúng ta có:
10 cơ – 5 bích – 5 cơ
Hoặc
5 bích – 5 cơ – 7 rô
Như thế lá 5 bích hoặc 5 cơ không còn nằm giữa 2 lá đồng giá trị với nhau, việc đôn quân được xem như bị gián đoạn không thể tiếp tục.
Mà một khi việc đôn quân không thể thực hiện trọn vẹn cho 52 lá bài, việc chúng ta thăm hỏi được xem như hoàn toàn thất bại.
Ngược lại khi thực hiện trọn vẹn cho 52 lá, việc thăm hỏi chắc chắn sẽ thành tựu một cách linh ứng.
Tuy nhiên trên thực tế, thực hiện toàn vẹn cuộc đôn quân cho 52 lá bài, không phải là việc dễ dàng, nên quẻ còn cho thêm một trường hợp đặc biệt.
Trường hợp nầy là: không những 1 lá nằm giữa 2 lá đồng giá trị thì được rút ra , mà 2 lá cùng loại, nằm giữa 2 lá đồng giá trị cũng được quyền rút ra.
Hai lá cùng loại có nghĩa là 2 lá rô, 2 lá cơ, 2 lá bích, 2 lá chuồn v. V.
Chúng ta ghi nhớ 2 lá đồng loại thì dù cho 1 lá già rô với 1 lá 2 rô cũng được kể là đồng loại.
Để giúp quí bạn có ý niệm thật chính xác về trường hợp nầy chúng ta xin đề cử thí dụ chúng ta có một loạt các lá như sau: 7 bích – 9 rô – 2 chuồn – già chuồn – 9 bích – 6 bích – 9 cơ – 7 rô – 9 chuồn – 7 cơ.
Chung sta bắt đầu việc đôn quân bằng cách rút lá 2 chuồn và già chuồn, vì 2 lá nầy đồng loại (chuồn) và nằm giữa 2 lá đồng giá trị là 9 rô và 9 bích. Chúng ta còn lại: 7 bích – 9 rô – 9 bích – 6 bích – 9 cơ – 7 rô – 9 chuồn – 7 cơ.
Chúng ta thấy 2 lá 9 bích và 6 bích đồng loại nằm giữa 2 lá đồng giá trị là 9 rô và 9 cơ. Rút 2 lá 9 bích và 6 bích ra, chúng ta còn lại:
7 bích – 9 rô – 9 cơ – 7 rô – 9 chuồn – 7 cơ
Chúng ta thấy lá 7 rô nằm giữa 2 lá đồng giá trị là 9 cơ và 9 chuồn, rút lá nầy ra, chúng ta còn lại:
7 bích – 9 rô – 9 cơ – 9 chuồn – 7 cơ
Chúng ta thấy lá 9 cơ nằm giữa 2 lá đồng giá trị là 9 rô và 9 chuồn, rút lá nầy ra chúng ta còn lại:
7 bích – 9 rô – 9 chuồn – 7 cơ
Phương pháp đôn quân thích thú như thế, quí bạn cứ thực hiện một lần khi có việc thắc mắc sẽ thấy sự ứng nghiệm của nó.
2 – Phương pháp nịnh đầm
Danh từ nịnh đầm là một danh từ khôi hài ý nhị.
Nịnh đầm có nghĩa tâng bóc người đàn abf hay người thiếu nữ. Quẻ bài nịnh đầm cũng có màu sắc tương tự như thế, nghĩa là tất cả các lá trong bộ bài 52 lá đều dồn cho 4 lá đầm: Rô, Cơ, Bích, Chuồn.
Phương pháp ấy như sau:
Chúng ta lấy 4 lá đầm trong bộ bài 52 lá để riêng thành 4 chỗ:
Đầm Rô – Đầm Cơ – Đầm Bích – Đầm Chuồn
Còn lại 48 lá chúng ta xào, trộn, chẻ và lật ra từng lá. Nếu lá đầu lật ra là lá 6 chúng ta đặt trên lá đầm. Thí dụ lá 6 Rô. Thì đặt trên lá đầm rô chúng ta có:
5 Rô
Đầm Rô
Nếu lá đầu lật ra là lá 7, chúng ta đặt dưới lá đầm. Thí dụ lá 7 cơ, thì đặt dưới lá đầm cơ. Chúng ta có:
Đầm Cơ
7 Cơ
Xong lá đầu, chúng ta lật lá kế, nếu là lá 5 chúng ta đặt trên lá 6. Thí dụ lá 5 Rô, chúng ta có:
5 Rô
6 Rô
Đầm Rô
Lá thứ 4 lật ra nếu là lá 4 rô, chúng ta đặt trên lá 5 rô:
4 Rô
5 Rô
6 Rô
Đầm Rô
Lá thứ 5 lật ra, nếu là lá 7 chuồn, chúng ta đặt dưới lá đâmg chuồn, chúng ta có:
Đầm chuồn
7 chuồn
Lá thứ 6 lật ra, nếu là lá 6 bích, chúng ta đặt trên lá đầm bích, chúng ta có:
6 Bích
Đầm Bích
Lá thứ 7 lật ra, nếu là lá 6 chuồn, chúng ta đặt trên lá đầm chuồn, chúng ta có:
6 chuồn
Đầm chuồn
7 chuồn
Thử ghi lại các lá, khi chúng ta lật đến lá thứ bảy. Chúng ta có 4 khóm bài như sau:
4 Rô
5 Rô
6 Rô 6 bích 6 chuồn
đầm rô đầm cơ đầm bích đầm chuồn
7 cơ 7 chuồn
Chúng ta cứ tiếp tục lật ra như thế đến hết 48 lá bài trên tay.
Nguyên tắc bắt buộc các lá phải liên tục nối tiếp nhau như trên và không được đứt đoạn, nghĩa là nếu chúng ta có đầm cơ, 7 cơ mà lật ra 9 cơ hay 5 cơ tức không liên tục vì chổ các lá 6 cơ và 8 cơ còn trống.
Trường hợp nầy chúng ta được chấp nhận xào trộn, chẻ các lá còn lại rối lật tiếp. Nếu có là bài liên tục, chúng ta tiếp tục đặt vào khu vực của nó. Nếu vẫn không có lá liên tục, chúng ta có thể xào, trộn, chẻ lần thứ ba và tiếp tục lật.
Trong 3 lần xào, trộn, chẻ mà chúng ta không thực hiện liên tục được, việc thắc mắc được xem như thất bại.
Nếu các lá được nối tiếp thực hiện liên tục chúng ta có 1 bảng tổng kết như sau:
Rô Cơ Bích Chuồn
ách ách ách ách
2 2 2 2
3 3 3 3
4 4 4 4
5 5 5 5
6 6 6 6
đầm đầm đầm đầm
7 7 7 7
8 8 8 8
9 9 9 9
10 10 10 10
bối bồi bồi bồi
già già già già
Thực hiện được bảng tổng kết trên đây trong 1, 2 hoặc 3 lượt, việc chắc chắn thành tựu. Càng dễ dàng thành tựu khi chỉ 1 lượt đầu chúng ta thực hiện được báng tổng kết mà không cần đến lượt 2, 3
Leave a Reply