A. Mục tiêu:
Học sinh biết viết từng đoạn văn miêu tả con vật.
B. Nội dung
1. Bài “Con chuồn chuồn nước” có mấy đoạn văn? Tìm ý chính của mỗi đoạn.
Đoạn | Ý chính |
1. “Ôi chao … phân vân” | Hình dáng chú chuồn chuồn . |
2. “Đột nhiên… cao vút” | Hoạt động của chú chuồn chuồn và cảnh đẹp của đất nước. |
2. Sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn:
a) Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân dầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.
b) Con chim gáy hiền lành, béo nục.
c) Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ còn được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
BÀI LÀM
(b) Con chim gáy hiền lành, béo nục. (a) Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. (c) Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cô càng được đeo nhiều vòng cườm dẹp.
3. Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau:
Chú gà trống nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
BÀI LÀM
Chú gà trống nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Thân hình chú to bằng cái gầu xách nước, tròn lăn, chắc nịch. Chú khoác một bộ lông màu đỏ tía. Bộ lông cô không phải màu vàng cũng chẳng đỏ. Nó là một lớp áo choàng mang màu trộn giữa đỏ và vàng. Bộ lông cổ óng mượt, phủ kín cái cổ cao, vừa chạm trên lưng như cổ áo của chàng hiệp sĩ. Đầu chú gà to như một quả nắm đấm, mào đỏ lự. Hai mắt chú gà màu nâu, sáng loang loáng, đưa đi đưa lại như có nước. Hai cánh như hai vỏ trai úp to bằng bàn tay người lớn xòe ra. Đôi chân cao, cứng có vảy sừng và đôi cựa sắc nhọn. Đuôi chú cong vồng lên, có màu lông giống như lông cổ. Chú là chú gà lanh lợi nhất bầy.
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
(Tiết 1 – Tuần 32)
A. Mục tiêu:
Học sinh biết quan sát và viết được đoạn văn miêu tả con vật.
B. Nội dung
1. Đọc bài văn “Con tê tê” trang 139, sách Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trả lời các câu hỏi sau:
a) Phân đoạn bài văn trên và nêu nội dung chính của từng đoạn.
Đoạn | Nội dung |
1)”Con tê tê… đào thủng núi” | Giới thiệu con tê tê. |
2)” Bộ vây… tận mút chỏm đuôi” | Hình dáng bao quát của con tê tê. |
3)”Tê tê… miệng lỗ” | Hoạt động săn mồi của tê tê được tả xen lẫn các bộ phận của con vật và những đặc điểm nổi bật của nó |
4)”Tê tê … bảo vệ nó” | Ích lợi của tê tê và việc con người cần làm để bảo vệ nó. |
b) Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi mô tả hình dạng bên ngoài của con
tê tê ?
Đặc điểm bên ngoài của tê tê dược tác giả chú ý đến là: bộ vẩy, miệng, bốn chân.
c) Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất ti mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú ?
Chi tiết thể hiện sự quan sát tỉ mỉ của tác giả là:
– Săn mồi: “Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm nhai cả lũ kiến xấu số.”
– Đặc điểm nổi bật: “Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe.”
– Ưu điểm của tê tê: “Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chóp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.”
– Nhược điểm: “Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.”
3. Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình con vật đó.
BÀI LÀM 1
(Tả ngoại hình gà mái mẹ)
Chị gà mái đảm đang lục tục dẫn đàn con đi bới giun. Một tháng chăm ẵm ấp trứng làm bộ lông màu nâu của chị bớt đi vẻ óng mượt. Cái đầu chị xù lên, to ra, đôi mắt long lên có vỏ dữ tợn khi con chó nhà hàng xóm lạ lẫm nhìn đàn gà con của chị líu ríu chạy theo mẹ mà sủa “Gâu gâu”. Hai cánh sè sè gần sát mặt đất, chị gà “cục…cục…” rối rít, dẫn con ẩn vào các bụi môn để tránh con chó tò mò, khó ưa. Hai chân khỏe để bới mồi, chị gà nuôi đàn con rất mau lớn. Giờ thì chị nằm lim dim dưới tán bụi môn. Lũ con có đứa rúc vào lòng mẹ, có đứa đi vơ vẩn xung quanh, nhảy cả trên lưng mẹ. Mẹ con chị gà đang nghỉ trưa đó.
4. Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật đó.
BÀI LÀM
(Hoạt động rình chuột của con mèo)
Chú mèo thu mình ngồi yên bên đống bao lúa chất ngay ngắn, mắt chăm chú nhìn vào khe hở của đống bao. Mèo ta kiên nhẫn chờ đợi, hai chân trước thu lại, cái đuôi bất động, cong cong sát đất. Một chú chuột lấp ló rồi chạy ra chỗ thóc đổ. Chuột ta yên tâm nhâm nhi thóc. Đuôi chú mèo nhấc cao lên và chú đột ngột phóng tới. Một tiếng “chít” gọn vang lên, chú chuột nhắt đã nằm gọn giữa hai chân trước của chú mèo. Chú mèo ngoặm lấy con chuột chạy đến gốc nhà vờn giỡn. Chú thả con chuột ra rồi chụp lại, làm cho con chuột chết khiếp rồi mới ăn. Ăn đã no nê, mèo ta nhảy lên đống bao thóc, đánh một giấc ngon lành.
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
(Tiết 2 – Tuần 32)
A. Mục tiêu:
Học sinh nắm được các kiểu mở bài. kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
B. Nội dung
1) Đọc bài văn “Chim công múa” (sách Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 141
– 142) và trả lời câu hỏi.
a) Tìm đoạn mở bài và kết bài:
– Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
– Kết bài: Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
b) Các đoạn trên giống cách mở bài nào mà em đã học ?
– Mở bài: gián tiếp.
– Kết bài: mở rộng.
c) Em có thể chọn những câu văn nào trong bài văn đề:
– Mở bài trực tiếp: “ Mùa xuân cũng là mùa chim công múa”.
– Kết bài không mở rộng: “ Từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn bên nhau. Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới nắng xuân ấm áp”
2. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách mở bài gián tiếp.
BÀI LÀM 1
(Tả chú gàtrống)
Nhịp sống hiện đại mới đem lại cho con người nhiều tiện lợi: chuông điện báo giờ, đồng hồ, điện thoại di động… Dù vậy, em vẫn yêu sao tiếng gà gáy chào bình minh. Vì thế trong bầy gà, mẹ cho em chăm sóc chú gà trống. Chú gà của em là một chú gà trống kiến.
BÀI LÀM 2
(Tả con gà mái mẹ)
Người mẹ, dù trong hoàn cảnh nào cũng yêu con, vất vả nào cũng vượt qua để chăm lo cho con từng li từng tí. Loài vật cũng thế, ở đâu ta cũng thấy tình mẫu tử: chim mẹ tập chim con bay, chó mẹ tha mồi nhường phần cho con… Chị gà mái mẹ nhà em nuôi là một gà mẹ đảm đang và nuôi con giỏi.
BÀI LÀM 3
(Tả con mèo nhà em nuôi)
Nếu người ta nhìn thấy cảnh loài vật săn mồi ắt có lúc có cảm giác ghê sợ cảnh thú lớn ăn thịt thú nhỏ. Tạo hoá sinh các giống vật đều tự đấu tranh để sống. Việc săn mồi của thú đôi khi là một tập tính có lợi. Ví dụ như mèo săn chuột. Chính vì thế bố em mang từ quê ra một cô mèo để diệt chuột đang phá hỏng đồ đạc, quần áo trong nhà.
3. Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách kết bài mở rộng.
BÀI LÀM 1
(Tảchú gà trống)
Chú gà trống ở nông thôn là một cái đồng hồ lý thú. Gà trống gáy sáng theo canh giờ giúp nông dân bao nhiêu là việc. Mai này lớn lên, vào thành phố học, tiếng gà gáy mãi mãi âm vang trong lòng em những kỉ niệm vui buồn và bao tháng ngày thơ ấu êm đềm nơi đồng quê hiền hòa, chịu thương, chịu khó.
BÀI LÀM 2
(Ta con gà mái mẹ) .
Nhìn chị gà dẫn con đi ăn bao giờ em cũng nghĩ đến mẹ. Mẹ em cũng tần tảo nuôi chúng em khôn lớn. Chị gà mẹ dám đang, hiền thục thật dễ thương và không biết từ lúc nào. em xem chị gà như một người bạn. Em nói gì chị gà cũng hiểu ý, vâng theo. Quê hương ngọt ngào với lũy tre, mái nhà, cùng bầy gà mẹ em nuôi đã vun bồi cho tâm hồn em tình yêu dạt dào nơi chôn nhau cất rốn mà đi đến nơi nào có tiếng gà tục gọi bầy em lại thấy lòng bồi hồi xúc động. Em hứa học hành thật giỏi để mẹ em vui lòng.
BÀI LÀM 3
(Tả con mèo)
Cô mèo dễ thương vừa là bạn thân của em, vừa là trợ thủ giúp gia đình em chống chuột. Cũng như mọi thú yêu khác, cô mèo luôn được nựng nịu, cưng chiều. Không riêng nhà em mọi người thân quen đều khen ngợi tính siêng năng, bắt chuột giỏi của cô. Quả thật ông bà ta có câu “Mèo lành ở mả bao giờ”.
Leave a Reply