Cho nên một khi muốn thấu đáo về khoa Bói Bài, chúng ta cần thuộc nằm lòng ý nghĩa và giá trị riêng rẽ cũng như hỗn hợp không những của các lá bài trong quẻ 52 lá mà còn thuộc nằm lòng ý nghĩ và giá trị riêng rẽ cũng như hỗn hợp của các lá bài trong quẻ 32 lá
Có thuộc nằm lòng, chúng ta mới không lầm lẫn gía trị và ý nghĩa lá này qua lá kia và của quẻ này thành quẻ khác
Tuy mới nhìn vào chúng ta thấy rối mắt, nhưng nếu bỏ ít thì giờ trong ngày, qua một thời gian thật ngăn, chúng ta có thể nghiền ngẫm được một khoa bốc bói là lý thú nhất vừa giải trí vừa chiêm nghiệm sự linh ứng kỳ lạ của nó
Trở lại vấn đề dàn bài trong quẻ 52 lá, chúng ta có thể 3 thể thức chính yếu là, tuy họi quẻ 52 lá, nhưng thật ra chúng ta chỉ dùng 7 lá, 12 lá hoặc 26 lá trong khi bói mà thôi
Đó là 3 thể thức chính yếu trong quẻ 52 lá mà lần lượt chúng ta tìm hiểu sau đây:
Thể thức xem 7 lá
Chúng ta cầm bộ bài đủ 52 lá trên tay, xào, chẻ một mình cho thật đều rồi trao cho người xem quẻ chẻ lại bằng tay trái, chúng ta nhớ là người xem quẻ chỉ nên chẻ bài bằng tay trái cho dù người xem quẻ chính là chúng ta, cũng phải sử dụng tay trái mới linh ứng
Khi người xem quẻ chẻ xong trao bộ bài lại chúng ta bắt đầu chiết ra 6 lá trên hết của bộ bài để qua một bên
Muốn không lộn thứ tự, chúng ta đếm 1, 2, 3 …
Sáu lá đầu đã để qua một bên, chúng ta lấy lá thứ 7 sắp vào quẻ thành lá đầu tiên.
Kế đó chúng ta cũng đếm 1, 2, 3 … đến lá thứ 6 bỏ sang một bên và lấy lá thứ 7 đặt vào quẻ ở phía trái của lá thứ nhất, tức là chúng ta đã có 2 lá trong quẻ.
Chúng ta làm tương tự các bước trên để lấy được quẻ thứ 7 của quẻ.
Bây giờ trên tay chúng ta còn vỏn vẹ có 3 lá bài. Chúng ta lấy những lá bài bỏ sang bên từ trước, số này là 42 lá. Nhập 42 lá này với 3 lá còn lại rồi xào trộn cho đều đoạn trao cho người xem quẻ chẻ bằng tay trái.
Khi người xem quẻ chẻ xong, đã vừa ý và trao lại cho chúng ta, chúng cũng làm y như lần trước, bắt đầu đếm 1, 2, 3 … đến lá thứ 6 bỏ sang bên, lấy lá thứ 7 đặt vào quẻ ở phía trái của 7 lá trước. Chúng ta có 8 lá bài trong quẻ.
Chúng ta lại đếm 1, 2, 3 … đến lá thứ 6 bỏ sang bên và lấy lá thứ 7 đặt vào quẻ ở phía trái của 8 lá trước. chúng ta có 9 lá bài trong quẻ.
Chúng ta làm tương tự như trên khi chúng ta có được quẻ thứ 12.
Số bài còn lại trên tay chúng ta là 10 lá kể như không còn xài tới, chúng ta nhập số 10 lá này với số bỏ sang bên, tất cả đều không dùng.
Thế là chúng ta đã dàn xong trước mắt một quẻ bài xòe thành vòng bán nguyệt như hình chiếc quạt xòe có 12 lá tức 12 cánh quạt.
Chúng ta bắt tay vào việc phân định giá trị của quẻ.
Trước hết chúng ta để ý người xem quẻ có nước da màu gì, màu ngâm ngâm, màu sậm hay màu trách bạch hoặc hồng hào.
Nếu người xem quẻ có nước da ngâm ngâm hoặc sậm, chúng ta chọn trong quẻ 12 lá lấy lá Già Bích hay Già chuồn làm tượng trưng cho người xem và người xem này là thanh niên hay đàn ông.
Nếu người xem quẻ có nước da trắng bạch hay hồng hào, chúng ta chọn lá Già rô hoặc Già cơ làm lá bài tương trưng người xem và người xem này là thanh niên hay đàn ông.
Nếu người xem quẻ này là đàn bà hay thiếu nữ chúng ta chọ lá Đầm rô hay Đầm cơ cho người có nước da trắng hoặc hồng hào và lá Đầm bích hay Đầm chuồn cho người có nước da ngâm ngâm hay sậm màu.
Một điểm khác, chúng ta cần để ý là nếu trong quẻ 12 lá không có những lá mà chúng ta cần chọn, nghĩa là không có lá Già rô hay Già cơ cho người đàn ông hay thanh niên có nước da trắng hoặc hồng hào, lá Già bích hay Già chuồn cho người đàn ông hoặc thanh niên có nước da ngâm ngâm hay sậm màu. Hoặc không có những lá Đầm bích, Đầm chuồn Đầm cơ, Đầm rô cho người đàn bà hay thiếu nữ có nước da ngâm ngâm, sậm màu hoặc trắng bạch hay hồng hào.
Trường hợp này chúng ta sẽ thay thế những lá bài trên đây bằng các lá 7 cho cả đàn ông, thanh niên lẫn đàn bà, thiếu nữ cũng với hình thức Bích, chuồn cho người có da ngâm ngâm, sậm màu, cơ, rô cho người có nước da trắng bạch hay hồng hào.
Nếu trong 2 trường hợp đều không có những lá bài cho chúng ta chọn, dĩ nhiên chúng ta phải trở lại từ đầu, nghĩa là bỏ quẻ đã dàn để dàn lại quẻ khác.
Khi đã có lá bài tượng trưng trong quẻ, việc trước mắt nhất là chúng ta quan sát xem trong quẻ có những lá bài đồng giá trị với nhau không, chẳng hạn như: Già, đầm, bồi … gặp nhau.
Quan sát xong, chúng ta khởi sự bằng lá bài tượng trưng người xem quẻ đếm 1, lá bài kế tiếp ở phía mặt là 2, lá kế đó là 3 … đến lá 7. Chúng ta dừng lại tại lá thứ 7 này, tìm giá trị riêng rẽ của nó. Hoặc muốn cho dễ nhớ, chúng ta dùng tấm bảng hoặc mảnh giấy ghi lá bài thứ 7 này vào.
Xong lá 7 thứ nhất, chúng ta tiếp tục đếm 1 tại lá nằm ở phía mặt của lá thứ 7. Đến lá thứ 7 sau, chúng ta cũng ngừng lại ghi vào giấy, rồi tiếp tục đếm 1, lá kế tiếp, cũng đến 7 thì dừng lại ghi vào giấy. Đếm luân chuyển như thế tới khi nào có lá thứ 7 rơi vào lá bài tượng trưng mới chấm dứt để bước sang giai đoạn tiên nghiệm ý nghĩa và giá trị toàn diện của quẻ bài.
Để có một ý thức rõ rệt và cụ thể, và cũng để giúp qúi bạn dễ dàng dàn quẻ mà không vướng vào một thắc mắc nào, chúng tôi xin đưa ra một quẻ, gọi là quẻ mẫu làm thí dụ.
Căn cứ vào quẻ mẫu này, các bạn sẽ thấy việc dàn một quẻ không khó khăn gì cả, chỉ cần theo dõi tỉ mỉ từng mét, sự dẫn dắt của chúng tôi, quí bạn sẽ thực hành được ngay.
Đây là quẻ mẫu:
Sau khi đếm và dàn thành quẻ, chúng ta có 12 lá bài thứ tự như sau:
Chúng ta để ý trước nhất là trong quẻ này có 4 lá bài trùng nhau: 2 lá 9 và 2 lá bồi (những chữ viết tắt đ là đứng n là ngược đầu).
Tìm giá trị và ý nghĩa riêng rẽ của 4 lá: 9 chuồn đ – 9 cơ đ – bồi cơ đ – bồi rô n, chúng ta có một ý niệm về sự thắc mắc trong lòng người xem quẻ là: đang lo lắng về một món tiền nhỏ.
Chỉ một câu ngắn ngủi này cũng đủ để chúng ta dùng làm mấy chốt phân tích quẻ bài.
Chúng ta thêm vào đây một ví dụ: người xem quẻ là một thiếu nữ có nước da ngâm, dĩ nhiên là bài tượng trưng trong quẻ là lá đầm chuồn.
Chúng ta khởi sự đếm, bắt đầu bằng lá bài tượng trưng 1 (đầm chuồn) – 2 (9 chuồn) – 3 (già rô) – 4 (bồi rô) – 5 (ách bích) – 6 (7 cơ) – 7 (9 cơ)
Chúng ta dừng lại lần đầu, ghi vào tờ giấy:
– 9 cơ đ
Tìm hiểu giá trị và ý nghĩa của lá 9 cơ đ, chúng ta thấy là 9 cơ đ là biểu tượng của sự thành công sau cùng.
Chúng ta lại tiếp tục đếm: 1 (3 rô) – 2(10 bích) – 3 (8 rô) – 4 (Già bích) – 5 (bồi cơ) – 6 (đầm chuồn) – 7 (9 chuồn)
Chúng ta ngừng lại lần thứ hai, ghi tiếp vào tờ giấy:
– 9 chuồn đ
Tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của lá 9 chuồn đ chúng ta thấy là 9 chuồn đ hứa hẹn một thắng lợi chắc chăn trong xí nghiệp
Chúng ta đếm thêm: 1 (già rô) – 2 (bồi rô) – 3 (ách bích) – 4 (7 cơ) – 5 (9 cơ) – 6 (3 rô) – 7 (10 bích).
Chúng ta ngừng lại lần thứ ba, ghi thêm vào giấy:
– 10 bích n
Tìm hiểu giá trị và ý nghĩa của lá 10 bích n chúng ta thấy lá 10 bích n kèm theo lá 8 rô (sự nghiệp) có nghĩa là đang có sự buồn bực, lo âu trong công việc.
Chúng ta lại tiếp tục đếm: 1 (8 rô) – 2 (già bích) – 3 (bồi cơ) – 4 (đầm chuồn) – 5 (9 chuồn) – 6 (già rô) – 7 (bồi rô)
Chúng ta ngừng lại lần thứ tư, ghi vào giấy
– Bồi rô n
Tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của lá bồi rô n chúng ta thấy là bồi rô n nói lên sự gian xảo, quỉ quyệt.
Chúng ta đếm thêm: 1 (ách bích) – 2 (7 cơ) – 3 (9 cơ) – 4 (3 rô) – 5 (10 bích) – 6 (8 rô) – 7 (già bích)
Chúng ta ngừng lại lần thứ năm, ghi vào gấy:
– Già bích n
Tìm hiểu về giá trị của lá bài bích n, chúng ta biết già bích n tượng trưng cho mưu mô, quỉ kế.
Chúng ta lại tiếp tục đếm: 1 (bồi cơ) – 2 (đầm chuồn) – 3 (9 chuồn) – 4 (già rô) – 5 (bồi rô) – 6 (ách bích) – 7 (7 cơ).
Chúng ta dừng lại lần thứ 6, ghi thêm vào giấy:
– 7 cơ đ
7 cơ đ là lá bài bảo đảm toàn vẹ hạnh phúc và sự dừng chân vui hưởng.
Chúng ta chấm dứt ở lá 7 cơ vì, nếu tiếp tục đếm đến 7, chúng ta sẽ gặp lá tượng trưng là đầm chuồn, lá bài khởi điểm của chúng ta. Như trên đã nói, nguyên tắc căn bản là khi có lá thứ 7 rơi vào lá bài tượng trưng là chấm dứt để tìm giá trị và ý nghĩa toàn diện của quẻ bài
Chúng ta có thể ghi nhận giai đoạn ghứ nhất của quẻ như sau:
Đầm chuồn … thiếu nữ xem quẻ
9 cơ … được đảm bảo thắng lợi
9 chuồn … trong xí nghiệp
10 bích … mặc dù có sự lo âu buồn bực
Bồi rô … vù sự gian xảo, quỉ quyệt của một người đàn ông.
Già bích … mưu mô nhưng hoàn toàn thất bại
7 cơ … kết quả thiếu nữ được đảm bảo toàn vẹn hạnh phúc
Những dòng trên là sự ghi nhận đầu tiên, tức giai đoạn thứ nhất của quẻ bài. Ghi nhận xong, chúng ta lại tiếp tục giai đoạn thứ nhì, cũng là giai đoạn kiện toàn sự trọn vẹn của quẻ bài.
Chúng ta gộp 12 lá bài trong quẻ lại, xào chẻ kỹ, trộn đều và chia thành 4 nhóm mỗi nhóm 3 lá. Chúng ta cũng không nên quên là cả 4 nhóm bài đều úp lại và mời người xem quẻ chọn 1 trong 4 nhóm ấy.
Nhóm thứ nhất được chọn sẽ tượng trưng người xem quẻ, tức thiếu nữ.
Chúng ta lại mời người xem quẻ chọn nhóm thứ hai, nhóm này tượng trưng gia đạo, nhà cửa thiếu nữ.
Chúng ta lại mời người xem quẻ chọn lần thứ ba. Nhóm này tượng trưng cho những việc sẽ xảy ra cho thiếu nữ trong thời gian sắp đến, quen gọi là vấn đề tương lai.
Còn lại nhóm thứ tư tức nhóm sau cùng tượng trưng những bất ngờ sẽ xảy đến cho thiếu nữ.
Bây giờ chúng ta lật ngửa 4 nhóm bài lại.
Ví dụ, chúng ta có trong nhóm thứ nhât những lá: 9 cơ, 10 bích, đầm chuồn. Nhóm thứ nhì những lá: bồi rô, 2 bích, 3 rô. Nhóm thứ ba những lá: 8 rô, 9 chuồn, già rô và nhóm thứ tư những lá: 7 cơ, bồi rô, ách bích.
Chúng ta phân tích giá trị trọn vẹn của quẻ bài dàn được như sau:
Nhóm 1: thiếu nữ
9 cơ … đây là một chuyện lòng khởi đầu bằng sự thất vọng
10 bích … và kết thúc bằng những âu sầu, phiền muộn.
Đầm chuồn … một thiếu phụ tốt, có nhiều ảnh hưởng đến can thiệp để đem lại một kết quả đầy hạnh phúc. Thiếu nữ có thể đặt hết tin tưởng vào thiếu phụ này.
Nhóm 2: Gia đạo của thiếu nữ
Bồi rô … một tin thật vui
2 bích … đến giữa sự lo lắng của thiếu nữ
3 rô … đem lại sự yên lặng và vui vẻ cho gia đình nàng.
Nhóm 3: Tương lai
8 rô … thiếu nữ sẽ làm một cuộc du lịch nhỏ
9 chuồn … vì một vấn đề tiền bạc
Già rô … món tiền này có người trao tặng cho thiếu nữ với danh nghĩa nâng đỡ.
Nhóm 4: những bất ngờ
7 cơ … cuộc hôn nhân thầm lặng bắt đầu được thực hiện
Bồi rô … một bức thư báo tin hạnh phúc
Ách bích … và cho biết mọi trở ngại đều đã vượt qua.
Quẻ bài mẫu được kết thúc ở đây để chúng ta bước sang một thể thức khác.
Thể thức xem 12 lá
Chúng ta trộn, xào kỹ, chẻ bộ bài 52 lá và trao cho người xem chẻ lại bằng tay trái và rút đại 4 lá không cần biết đó là những là gì. Đoạn chúng ta úp 4 lá ấy dẹp sang bên không dùng tơi.
Còn lại trên tay chúng ta 48 lá bài, chúng ta bắt đầu đếm 1, 2, 4 bỏ sang bên và lấy lá bài thứ 4 đặt vào quẻ làm lá thứ nhất.
Trong số bài còn lại trên tay, chúng ta đếm 1, 2, 3 bỏ 3 lá này sang bên và lấy lá thứ 4 đặt vào quẻ ở phía trái của lá vừa đặt trước.
Chúng ta lại đếm 1, 2, 4 trong những lá bài còn lại trên tay, bỏ 3 lá này sang bên và lấy lá thứ 4 đặt vào quẻ, ở phía trái của 2 lá đầu.
Thể thức y như thể thức xem 7 lá mà chúng ta vừa biết qua. Tuy nghiên ở đây những là 1, 2, 3 bỏ sang bên đều không dùng đến.
Chúng ta đặt những lá bài thứ 4 vào quẻ đến lúc trên tay chúng ta không còn lá nào, thì trong quẻ đã có đủ 12 lá.
Chúng ta cũng cần nhớ là mỗi lá thứ 4 kế tiếp đều được đặt vào phía trái của những lá trước.
Vẫn theo thể thức xem 7 lá, trước khi phân tích giá trị các lá chúng ta quan sát tìm trong quẻ những lá đồng giá trị và ghi vào giấy.
Ghi xong chúng ta sẽ theo thứ tự trước sau, từ trái sang phải, đánh giá các lá bài, mà không đếm từ 1 đến 7 và không chọn lá bài tượng trưng như ở thể thức xem 7 lá.
Chúng tôi xin trình bày một quẻ mẫu trong thể thức xem 12 lá đều giúp bạn dễ dàng thực hành.
Đây là quẻ bài mẫu trong thể thức xem 12 lá:
Sau khi đếm từ 1 đến 4 và loại những lá đầu giữ lại những lá 4 dàn thành quẻ, chúng ta có 12 lá bài thứ tự như sau:
Những là bài đồng giá trị gặp nhau tronq quẻ là:
– 3 lá 9, trong đó 2 lá đứng (đ) và một lá ngược đầu (n) có nghĩa là: thay vì thành công lại thất bại vì tính bất cẩn.
– 2 lá 7 ngược đầu (n) có nghĩa là: chống báng.
– 2 lá bồi ngược đầu (n) có nghĩa là: cãi vã.
Chúng ta có thể tóm tắt quẻ này trong 1 câu: người xem quẻ đang đứng trước một sự thất bại sau những cuộc cãi vả nặng nề do sự chống báng gây ra.
Vậy nguyên do nào có sự chống báng ấy? phân tích từng chi tiết giá trị và ý nghĩa của những lá bài đứng và ngược đầu trong quẻ, chúng ta sẽ biết:
9 cơ … một sự thành tựu về tình cảm sắp sửa có kết quả
10 cơ … trong lúc ấy xảy ra cuộc cãi vã làm cho hạnh phúc sơm tàn.
9 rô … gãy đổ xảy ra
Ách rô … theo sau là một bức thư
7 rô … lời lẽ chua chat
Già rô … làm cho mầm móng chia lìa tăng thêm
9 bích … và đau khổ
7 bích … lẫn lộn trong những lời trách móc
5 cơ … chỉ một sự giải hòa không
6 cơ … cũng có thể mang lại sự êm dịu
Bồi cơ … tuy nhiên đừng hy vọng
Bồi rô … vì người trong cuộc đang gặp sự chống báng của một anh chàng mưu mô, gian trá và ngang ngạnh.
Chúng ta để ý khi phân tích giá trị của thể thức 12 lá này chúng ta chỉ theo thứ tự trước sau từ trái sang phải mà không chọn lá bài tượng trưng để khởi sự và đếm từ 1 đến 7 như ở thể thức 7 lá.
Hoàn thành xong giai đoạn đầu của quẻ, chúng ta kết thúc giai đạon chót bằng cách gom 12 lá bài trong quẻ lại, xào chẻ rồi trao cho người xem chẻ lại một lần nữa bằng tay trái.
Đoạn chúng ta chia số bài 12 lá thành 4 nhóm úp lại và mời người xem quẻ chọn nhóm thứ nhất tượng trưng người xem nhóm thứ hai tượng trưng gia đạo người xem, nhóm thứ ba những chuyện xảy ra trong tương lai người xem và nhóm thứ tư những chuyện bất ngờ.
Ý nghĩa và giá trị giai đoạn kết thúc này y hệt như sự kết thúc trong thể thức 7 lá mà chúng ta đã biết qua bài trên.
Sau thể thức xem 12 lá, chúng ta tìm hiểu qua thể thức xem 26 lá.
Thể thức xem 26 lá
Xào kỹ bộ bài 52 lá, xào xong chúng ta trao cho người xem quẻ chẻ bằng tay trái và khu người xem quẻ trao lại chúng ta chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phần 26 lá.
Chúng ta mời người xem quẻ chọn 1 phần, phần còn lại chúng ta mời người xem rút đại ra 2 lá và trộn vào phần được chọn. Những lá dư phần còn lại đều bỏ sang bên không dùng đến.
Bây giờ chúng ta có trong tay 28 lá bài.
Xào 28 lá bài này cho đều, trao cho người xem quẻ chẻ đoạn chúng ra chia thành 4 nhóm úp lại, mời người xem quẻ chọm nhóm 1 tượng trưng người xem quẻ, nhóm 2 gia đạo người xem quẻ, nhóm 3 những chuyện về tương lai, nhóm 4 những chuyện bất ngờ.
Sự phân tích giá trị và giải thích ý nghĩa của quẻ 26 lá này cũng y như các thể thức trước.
Leave a Reply