1) Thạch Lam tên thật là:
a. Nguyễn Tường Tam.
b. Nhất Linh.
c. Hoàng Đạo.
d. Nguyễn Tường Lân.
2) Ông là cây bút chủ chốt của báo:
a. Phong Hóa.
b. Ngày Nay.
c. Tự lực văn đoàn.
d. Tiếng Chuông.
3) Thạch Lam xuất sắc trong lĩnh vực:
a. Tiểu thuyết.
b. Truyện ngắn hiện thực.
c. Truyện ngắn lãng mạn.
d. Truyện ngắn kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
4) Gạch chéo ô không đúng.
Những tác phẩm của Thạch Lam.
a. Gió lạnh đầu mùa.
b. Nắng trong vườn.
c. Ngày mới.
d. Theo dòng.
e. Sợi tóc.
f. Hà Nội băm sáu phố phường.
g. Nửa chừng xuân.
5) Phong cách Thạch Lam nghiêng về
a. Hiện thực nghiêm ngặt.
b. Trào phúng.
c. Không có cốt truyện đặc biệt. Phảng phất như bài thơ đượm buồn.
d. Cốt truyện có những tình huống độc đáo.
e. Trần trụi, thô ráp như cuộc sống.
6) Hai đứa trẻ trong tác phẩm là:
a. Liên. An.
b. Thằng con chị Tí.
Thằng bé con bác xẩm.
7) “Hai đứa trẻ” là bức tranh tâm trạng chủ yếu của
a. Liên.
b. An.
c. Cả hai.
8) Kết cấu thời gian của câu chuyện:
a. Chiều trời nhá nhem bắt đầu đêm.
b. Chiều đêm.
9) Sự xuất hiện của các nhân vật biểu hiện cho những kiếp đời tàn trong “Hai đứa trẻ” theo thứ tự
a. (1) Liên và An; (2) Mấy đứa trẻ trên bãi chợ tàn (3) Mấy người bán hàng muộn; (4) Mẹ con chị Tí; (5) Bà cụ Thi hơi điên; (6) Bác phở Siêu; (7) Gia đình xẩm.
b. (1) -> (3) (2) -> (4) (5) -> (6) -> (7)
c. (1) -> (4) (6) ->(2) -> (3) -> (5) -> (7)
10) Ngọn đèn chị Tí xuất hiện trong tác phẩm:
a. 6 lần
b. 7 lần
c. 4 lần
11) Tiếng trống xuất hiện:
a. 1 lần
b. 2 lần
c. 3 lần
12) Vòm sao chị em Liên ngắm trong đêm xuất hiện:
a. 1 lần
b. 2 lần
c. 3 lần
13) Dãy tre làng xuất hiện.
a. 1 lần
b. 2 lần
c. 3 lần
14) Phía sau hậu trường những cuộc đời tàn có:
a. (1) Mẹ Liên; (2) Thầy Liên; (3) Cha mẹ những đứa trẻ trên bãi chợ.
b. (1); (2); (3); (4) bà cụ móm.
c. (1); (2); (3); (4); (5) bác phở Mĩ.
15) Mẹ của bé Liên trong “Gió lạnh đầu mùa” (Sgk Văn học 8) được chị Lan thấu hiểu là người đàn bà khốn khổ. Chị Tí cũng được Liên cảm thông vì biết rằng chị rất nghèo. Cả hai đứa trẻ này đều dùng quán ngữ.
a. Mò cua bắt tép (ốc).
b. Nghèo rớt mồng tơi.
c. Nhà rách vách nát.
16) Đối thoại trong giao tiếp hàng ngày là sự thay đổi vai trò người nói và người nghe một cách liên tục. Chuỗi ngữ lưu ít khi bị gián đoạn. Đối thoại trong “Hai đứa trẻ”.
a. Là độc thoại.
b. Chẳng rời rạc, không có nội dung cần cho người đối diện.
c. Biểu hiện cho sự tồn tại chứ không phải sự sống, sự sinh hoạt đời thường.
d. Bình thường, không có gì đặc biệt.
17) Gạch chéo ô không đúng.
Những đối ứng hình ảnh nào sau đây có khả năng bổ sung ý nghĩa cho nhau.
a. Những nguồn sáng của phố huyện lên đèn “đều/ chiếu ra ngoài phố, đường mấp mô thèm vì những hòn đá nhỏ một bên tối, một bên sáng” và “các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”.
b. “Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh (…) đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây” và “ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào mặt lá” và “Liên nhìn quanh đêm tối, gió đã thoáng và đom đóm không còn nữa”.
c. “Một thế giới khác hẳn các vầng sáng ngọn đền của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”, “quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí” và “Liên thấy mình sống (…) như chiếc đèn con của chị Tí chi chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
d. Ngọn đèn chị Tí và những toa đèn.
e. Tiếng muỗi vo ve và tiếng “hành khách ồn ào khe khẽ”.
f. Chiếc chõng tre và gánh phở bác Siêu.
18) Miêu tả chiếc chõng tre chị em Liên ngồi “lún xuống kêu cót két” vì sắp gãy; manh chiếu rách và chiếc thau sắt trắng chỏng chơ của nhà xẩm, tác giả muốn nói:
a. Thân phận của chủ nhân rất nghèo khổ.
b. Những cuộc đời đang tàn.
c. Miêu tả đồ vật thuần túy.
19) Con tàu ánh sáng mang tới phố huyện một thế giới mới nhưng “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ” chuyến tàu ‘‘không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn”. Theo anh (chị) chi tiết ấy:
a. Làm giảm giá trị của sự chờ đợi.
b. Nên lược bỏ và thêm vào yếu tố lãng mạn.
c. Phù hợp với phong cách- Thạch Lam.
d. Không phù hợp với phong cách Thạch Lam.
20) Từ “và” trong hai câu văn sau:
“Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát sau
“Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kẽm lấp lánh và các cửa xe kính sáng”.
a. Chưa chuẩn.
b. Có giá trị nghệ thuật.
21) Miêu tả nguồn sáng đèn phố huyện khiến cát “lấp lánh”; vòm sao hai lần Thạch Lam dùng từ “lấp lánh”. Đoàn tàu cũngcó những toa đèn với “đồng và kền lấp lánh”. Trường hợp cuối này dùng từ:
a. Sai.
b. Đúng.
22) Gạch chéo ô không đúng. Hình tượng ánh sáng của Hai đứa trẻ.
a. Mô tả bóng tối.
b. Ẩn chứa khát vọng, hi vọng.
c. Đối lập hai thế giới; phố huyện và Hà Nội hoa lệ.
d. Làm cho câu chuyện nên thơ.
e. Tủn mủn, vụn vặt, không giá trị.
23) Gạch chéo ô không đúng.
Tuyến nhân vật những đứa trẻ (đồng lứa với Liên là mấy đứa trẻ trên bãi chợ; dưới tuổi là con chị Tí; nhỏ hơn, chưa biết đi là con bác Xẩm) và tuyến nhân vật những người dân phố huyện.
a. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.
b. Chủ nghĩa nhân đạo Thạch Lam hướng tới trẻ em.
c.Làm loãng đi sự chú ý tới hai đứa trẻ.
24) Mặc dầu chỉ là một đứa trẻ nhưng nhân vật Liên được người kể chuyện gọi là “chị”.
Gạch chéo ý không đúng.
a. Câu chuyện có tính tự thuật bởi nhắc tới kĩ niệm thời thơ ấu ở phố huyện cẩm Giàng, Hải Hưng.
b. Biểu hiện sự trân trọng. An đang kể chuyện chị mình.
c. Để miêu tả tâm lí vừa trẻ con ngây thơ vừa chín chắn như người lớn.
25) Tên của nhân vật chính là Liên nghĩa là “Thương cảm”.
a. Liên thương cảm trước những gì chị thấy.
b. Người đọc thương cảm Liên.
c. Tên nhân vật là danh từ riêng không gợi nên ý nghĩa gì.
d. Ý a và b.
ĐÁP ÁN
1.d 2.b 3.d 4.g 5.C 6.a 7.a 8.a 9.a
l0.a 11.b 12.b l3.b 14.b 15.a 16.d 17.g 18.c
19.c 20.b 21.b 22.e 23.c 24.b 25.d
Leave a Reply