Viết một đoạn văn ngắn kề về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
BÀI LÀM 1
(Chuyện kể “Hai Bà Trưng”)
Thuở xưa, nước ta bị giặc Trung Quốc đô hộ. Chúng áp bức dân lành, cướp của, vơ vét tài sản của dân ta, lại đày ải dânlành bao nhiêu việc cơ cực.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ, tinh thông sử sách, tính tình anh dũng, thích làm việc nghĩa. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc lúc bấy giờ, Thứ sử Giao Châu là Tô Định biết vậy bèn giết chết Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Trưng Trắc cùng em gái phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân khắp nơi kéo về hưởng ứng. Hai Bà Trưng kéo quân về giải phóng Luy Lâu. Quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, thành trì của giặc sụp đổ đến đó. Quân giặc kéo nhau tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng giành lại non sông, làm chủ sáu mươi lăm thành trì của Tô quốc. Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương. Năm 43, giặc sai tướng Mã Viện đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa. Hai Bà Trưng chỉ huy quân đánh mạnh vào thành giặc nhưng không thắng được. Bị giặc truy đuổi, Hai Bà Trưng nhảy xuống dòng sông Hát tuẫn tiết.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã giải phóng được đất nước. Tuy làm chủ không bao lâu nhưng khí thế anh dũng và danh tiết của Hai Bà sáng ngời sử sách, hiển hách nghìn thu.
BÀI LÀM 2
(Chuyện kể“Danh tướng Trần Bình Trọng”)
Năm 1285, giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân cản bước tiến của giặc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may rơi vào tay giặc. Tướng giặc ngọt ngào dụ dỗ ông theo hàng quân Nguyên thì sẽ phong tước vương cho. Ông khẳng khái đáp:
– Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc!
Biết không thể hàng phục được Trần Bình Trọng, giặc trói chặt ông ở bãi sông Thiên Mạc, chờ nước triều dâng cao dìm ông chết. Ông mất nhưng lòng trung với vua, hiếu với nước sáng như sao Bắc Đẩu.
Câu nói của ông mãi hùng tráng như đoàn quân ra trận thúc giục lòng quân dân diệt giặc.
Tưởng nhớ ông, vua Trần truy tặng ông tước Bảo Nghĩa Vương.
BÀI LÀM 3
(Chuyện kể “Nữ anh hùng Võ Thị Sáu”)
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường đểgiải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
BÀI LÀM 4
(Chuyện kể “Danh tướng đời Trần, anh hùng trận Hàm Tử –
Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật”)
Trần Nhật Duật là con thứ sáu của Trần Thái Tông. Truyền rằng khi ông ra đời, trên tay có khắc mấy chữ “Chiêu Văn đồng tử” cho nên vua mới ban cho hiệu Chiêu Văn Vương. Ông là người có kiến thức rộng, hiểu và nói được nhiều thứ tiếng, am hiểu phong tục, tập quán của nhiều nước, nhiều dân tộc. Nhờ đó, ông chiêu hàng được tù trưởng Trịnh Giác Mật, giao du với sứ thần nước Tống, Xiêm La, Miến Điện…
Năm 1285, ông nhiều lần chỉ huy quân sĩ đánh tan giặc Nguyên Mông và trở thành anh hùng của trận đánh Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên). Năm 1302, ông được phong Thái úy Quốc công, cùng vua trông coi việc nước, ông là người văn võtoàn tài, giỏi âm nhạc, múa hát nên cũng là người soạn nhạc, dạy điệu múa hát cho cung đình.
Trần Nhật Duật là bậc thân vương, làm quan bốn triều vua, ba lần coi giữ trấn lớn, lại có công rất lớn trong kháng chiến chống Nguyên Mông nên khi ông mất, mọi người đều thương tiếc.
Leave a Reply