Với quẻ 32 lá, chúng ta có rất nhiều phương pháp:
1- Phương pháp 4 ách
Xào, trộn, chẻ bằng tay trái và lật 13 lá bài trên mặt lại. Tìm xem trong ấy có bao nhiêu lá ách. Lấy những lá ách ấy để riêng ra. Các lá còn lại đều bỏ trở lại và xào, trộn, chẻ bằng tay trái.
Chẻ xong cũng lấy 13 lá trên mặt, lật ra. Tìm trong ấy có lá ách nào thì cho thêm vào các lá ách trước. Những lá còn lại trả vào bộ bài xào, trộn, chẻ lại.
Chẻ xong lại lấy 13 lá trên mặt lật ra. Tìm trong ấy xem còn lá ách nào lại cho vào với các lá trước.
Phương pháp chỉ sử dụng có 3 lần xào, trôn và lấy ra 13 lá trên mặt để tìm các lá ách.
Trong 32 lá bài, chỉ có 4 lá ách. Nếu 3 lần rút 4 lá ấy đều có mặt, công việc thăm hỏi chắc chắn sẽ thành. Thời gian lâu mau tùy theo 4 ách ra mau hay lâu.
Nếu chỉ lần rút 13 lá đầu mà cả 4 ách đều ra, việc sẽ thành tựu trong thời gian kỷ lục.
Nếu lần thứ nhì mới đủ số 4 ách, việc thành tựu cần một thời gian.
Nếu đến lần thứ ba 4 ách mới ra đủ số, việc vẫn hy vọng thành tựu, nhưng trong thời gian khá lâu.
Nếu cả 3 lần mà 4 ách chưa ra đủ, việc sẽ không thành.
2 – Phương pháp trám chỗ
Phương pháp nầy rất thú vị và dường như được tín nhiệm hơn hết vì sự linh ứng của nó.
Trước hết chúng ta dùng một tờ giấy (bất cứ giấy gì) hoặc mặt bàn, vẽ bằng bút hì hay bàng phấn 32 ô theo thứ tự: Rô, Cơ, Bích, Chuồn, như sau:
Rô | Ách | Già | Đầm | Bồi | Mười | Chín | Tám | Bảy |
Cơ | Ách | Già | Đầm | Bồi | Mười | Chín | Tám | Bảy |
Bích | Ách | Già | Đầm | Bồi | Mười | Chín | Tám | Bảy |
Chuồn | Ách | Già | Đầm | Bồi | Mười | Chín | Tám | Bảy |
Ba mươi hai ô là 32 vị trí của 32 lá bài. Hàng thứ nhứt là khu vực của các lá Rô. Hàng thứ nhì là khu vực các lá Cơ. Hàng thứ ba là khu vực các lá Bích. Hàng thứ tư là khu vực các lá Chuồn.
Những khu vực nầy được xem là vị trí bất di dịch của những lá bài ấy. Thí dụ: bồi Bích.
Lá bồi Bích nằm tại ô thứ 4 hàng thứ 3.
Hoặc 7 Rô. Lá 7 Rô nằm ở ô thứ 8 hàng thứ 1 v. V.Chúng ta cần thuộc nằm lòng các ô ấy để khỏi lầm, khi sử dụng.
Vẽ xong các ô, chúng ta xào, xóc, trộn, chẻ 32 lá bài avf khởi sự úp lá thứ nhứt vào ô thứ nhứt ở hàng 1. Lá thứ nhì ở ô 2 hàng 1, lá thứ ba ở ô 3 hàng 1, lá bốn ở ô 4 hàng 1, lá năm ở ô 5 hàng 1, lá sáu ở ô 6 hàng 1, lá bảy ở ô 7 hàng 1, lá tám ở ô 8 hàng 1, lá chín ở ô 1 hàng 2, lá mười ở ô 1 hàng 2, lá mười một ở ô 3 hàng 2, lá mười hai ở ô 4 hàng 2, lá mười ba ở ô 5 hàng 2, lá mười bốn ở ô 6 hàng 2, lá mười lăm ở ô 7 hàng 2, lá mười sáu ở ô 8 hàng 2, lá mười bảy ở ô 1 hàng 3, lá mười tám ở ô 2 hàng 3, lá mười chín ở ô 3 hàng 3, lá hai mươi ở ô 4 hàng 3, lá hai mươi mốt ở ô 5 hàng 3, lá hai mươi hai ở ô 6 hàng 3, lá hai mươi ba ở ô 7 hàng 3, lá hai mươi bốn ở ô 8 hàng 3, lá hai mươi lăm ở ô 1 hàng 4, lá hai mươi sáu ở ô 2 hàng 4, lá hai mươi bảy ở ô 3 hàng 4, lá hai mươi tám ở ô 4 hàng 4, lá hai mươi chín ở ô 5 hàng 4, lá ba mươi ở ô 6 hàng 4, lá ba mươi mốt ở ô 7 hàng 4, lá ba mươi hai ở ô 8 hàng 4.
Đủ 32 lá bài úp vào 32 ô (chúng ta cần nhớ là tất cacr các lá đều úp lại).
Khi úp xong chúng ta mời người xem quẻ lấy một lá bất cứ lá nào, chẳng hạn như lá thứ sáu ở hàng thứ ba.
Chúng ta biết ô sáu hàng 3 là khu vực của lá Chín Bích. Nhưng khi lật lá bài lại, chúng ta có một lá bài khác, chẳng hạn như lá đầm Rô.
Chúng ta biết khu vực của lá đầm Rô là ô 3 hàng 1. Chúng ta đem lá đầm rô đến khu vực của nó tức là ô 3 hàng 1 thay cho lá bài đang nằm tại đây và lật ngửa lên. Dĩ nhiên khu vực của nó là lá Chín Bích mà chúng ta đã lấy đi lá đầm Rô được bỏ trống và chúng ta xem đó là khu vực tối hậu, có nghĩa là lá bài sau cùng phải lá lá Chín Bích và trở về đúng chổ của nó.
Trở lại lá đầm Rô. Khi chúng ta đặt lá đầm Rô vào ô 3 hàng 1, chúng ta lấy lá bài ở đó lên xem lá gì. Thí dụ đó lá 7 Cơ. Chúng ta biết khu vực lá bảy cơ là ô 8 hàng 2. Chúng ta đem lá 7 cơ đặt vào khu vực của nó (vần lật ngửa lại).
Bây giờ chúng ta dư lá bài đang nằm ở ô 8 hàng hai vì phải trả chổ cho lá 7 Cơ. Chúng ta lật lên xem lá bài dư ấy là gì. Thí dụ đó là lá bồi chuồn. Chúng ta biết khu vực lá bồi chuồn là ô 4 hàng 4. Chúng ta đem lá bồi chuồn đến khu vực của nó và lấy lá bài ở đó lên xem là lá gì.
Thí dụ đó là lá tám Rô. Chúng ta biết khu vực của lá tám rô là ô 7 hàng 1. Chúng ta đem lá tám rô về khu vực của nó và lấy lá bài đang nằm ở đây lên xem lá gì. Thí dụ đó là lá già chuồn.
Chúng ta biết khu vực già chuồn là ô 2 hàng 4, đem lá tám rô về khu vực của nó, lấy lá bài ở đấy lên xem. Thí dụ lá ách rô. Đem lá ách rô về khu vực của nó ô 1 hàng 1.
Lấy lá bài ở ô 1 hàng 1 lên xem. Thí dụ lá 9 cơ. Đem lá 9 cơ về khu vực của nó là ô 6 hàng 2. Lấy lá bài ở ô 6 hàng 2 lên xem lá gì, thí dụ lá già bích. Đem lá gìa bích về khu vực của nó là ô 2 hàng 3 v. V.
Công việc trả về khu vực được thực hiện đến khi nào có một lá khi lật lên mà chúng ta thấy đó là lá bài tối hậu nghĩa là lá chín Bích.
Dĩ nhiên chúng ta phải trả lá Chín Bích về khu vực của nó ở ô 6 hàng 3 đã bỏ trồng từ đầu.
Nhưng khi lá bài tối hậu trở về khu vực của nó mà trong quẻ 32 ô vẫn còn những lá bài úp, chưa trả về khu vực của nó. Đó là quẻ bất thành, dù chỉ có 1 lá úp trong số 32 ô.
Càng còn nhiều lá úp, khi lá bài tối hậu đã trở về khu vực của nó, việc thăm hỏi càng gặp nhiều trở ngại thêm.
Quẻ được xem là thành tựu, khi lá tối hậu là lá sau cùng được lật lên và đưa về khu vực của nó. Lúc ấy 32 lá trong quẻ đều ở vào vị trí và lật ngử cả lên.
3 – PHƯƠNG PHÁP SONG HÀNH
Phương pháp song hành là phương pháp chọn 32 lá bài riêng thành từng loại: Rô theo Rô, ơ theo Cơ, Bích theo Bích, Chuồn theo chuồn và sắp xếp thành thứ tự lớn nhỏ như sau:
Ách, già, đầm, bồi, mười, chín, tám, bảy
Xếp xong chồng 4 loại lên nhau, những lá Chuồn ở dưới cùng. Trên những lá Chuồn là những lá Bích. Trên những lá Bích là những lá Cơ. Trên những lá Cơ là những lá Rô.
Chúng ta nhớ là chỉ chồng lên nhau theo đúng thứ tự như vậy mà không được xào trộn.
Xong đâu đáy chúng ta dùng tay trái chẻ 7 lần liên tiếp.
Bây giờ chúng ta lật từng đợt 2 lá trái ra, cũng từ trên xuống dưới.
Nếu trong 16 đợt (mỗi đợt 2 lá) mà luôn luôn có những lá bài đồng giá trị với nhau, nghĩa là: 2 ách, 2 già, 2 đầm, 2 bồi, 2 mười v. V. Thì quẻ được kể như thành tựu.
Trường hợp trong 16 đợt mà có một hay nhiều đợt không có lá trùng việc thăm hỏi kể như thất bại hay bất thành.
4 – Phương Pháp Tương Hợp
Tương hợp có nghĩa là hợp nhau lại.
Chúng ta xào, trộn, chẻ đều và chia lần lượt bộ bài thành 2 dãy, mỗi dãy gồm 8 khóm, mối khóm 2 lá.
Chúng ta bắt đầu lật khóm thứ nhứt, nếu có 2 lá đồng giá trị với nhau (2 ách, 2 chin, 2 bối v.v. ) chúng ta để 2 lá nầy sang bên.
Tiếp tục lật khóm thứ nhì, nếu vẫn có 2 lá đồng giá trị với nhau chúng ta cũng để sang bên. Nếu lần thứ nhì này không có hai lá đồng giá trị, chúng ta được quyền lật khóm thứ ba hợp với khóm thứ nhì, nếu 2 khóm hợp nhau mà có hai cặp đồng giá trị, chúng ta để 2 cặp nầy sang bên.
Chúng ta lại tiếp tục lật khóm 4. khóm 4 có 2 lá bài đồng giá trị, chúng ta để sang bên. Nếu lần 4 không có hai lá đồng giá trị, chúng ta được quyền lật khóm 5 hợp với khóm 4. Nếu sự hòa hợp nầy kết hợp thành hai cặp đồng giá trị, chúng ta cũng để sang bên như trước.
Lần lướt làm như thế, nếu đến khóm sau cùng, chúng ta vẫn hòa hợp được 16 cặp đồng giá trị với nhau, việc đang thăm hỏi chắc chắn thành tựu.
Nếu trong lúc thực hành việc tương hợp mà gặp trở ngại, nghĩa là có một lần dù hợp 2 khóm lại cũng không có được hai cặp đồng giá trị, việc thăm hỏi kể như thất bại.
Leave a Reply