Thời Trung Quốc cổ đại, Hoàng đế lập Hoàng thái tử thường dựa vào dự báo của giấc mộng. Do đó, tiên đoán của chiêm bao đã ngẫu nhiên trở thành một hình thức đặc thù trong việc lựa chon người kế nghiệp.
Sau khi lên ngôi, Võ Tắc Thiên cứ mãi do dự không biết chọn ai vào vị trí Hoàng thái tử (Họ Võ vẫn là hậu duệ của họ Lý). Thừa tướng Địch Nhân Kiệt nhiều lần khuyên Võ Hậu lập hậu duệ họ Lý làm người thừa kế: “Cô cháu và mẹ con ai thân hơn? Nếu bệ hạ lập con trai, sau khi ngàn thu vạn tuổi, có thể an hưởng phần thờ cúng của con trai. Còn nếu lập cháu trai, có mấy ai từng nghe cháu trai xây chùa thờ cúng cô mình? Lúc đấy, lăng mộ tiên đế e rằng cũng bị phá hủy,”
Một hôm, Võ Hậu tuổi đã 74, bảo với Địch Nhân Kiệt: “Tể tướng này,tối qua ta nằm mơ thấy chim anh vũ, nhưng hai cánh của nó đều bị đứt gãy, ngươi thử giải mộng xem sao?” Địch Nhân Kiệt chớp ngay thời cơ vội bảo: “Chữ Võ ý chỉ bệ hạ; hai cánh của chim anh vũ không ai khác hơn ngoài hai con trai của bệ hạ. Nếu bệ hạ lập hai vị này làm điện hạ, hai cánh của chim chẳng phải sẽ liền lạc lại sao?” Võ Tắc Thiên lúc đấy vốn còn lưỡng lự chưa quyết, nhưng chỉ vừa nghe Địch Nhân Kiệt giải mộng, đã dẹp ngay ý định lập cháu trai làm Hoàng thái tử. Bà cho triệu tập gấp hai con là Lô Lăng Vương Lý Hiển và Hoàng Tự Lý Đán về cung. Lý Đán biết mình không bằng anh trai nên tự ý rút lui, Lý Hiển được phong làm Hoàng thái tử.
Giấc mơ của Võ Tắc Thiên có thể không mang màu sắc chính trị như Địch Nhân Kiệt giải thích. Tuy nhiên, qua sức tưởng tượng của vị tể tướng này, giấc mơ đấy dường như có ma lực chính trị đặc thù, khiến một Võ Tắc Thiên ngang ngược độc tài cũng không thể không tin. Qua đó có thể thấy rõ tác dụng của giải mộng là vô cùng to lớn.
Leave a Reply