Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về “Truyện Kiều”: “Có thể nói thiên nhiên trongTruyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người.” (Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1 960)
Hãy chọn một số câu thơ tả cảnh trong “Truyện Kiều” để minh họa ý trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài chứng minh, cụ thể là chứng minh một nhận định về đặc điểm, về nghệ thuật trong một tác phẩm văn học.
– Nội dung
Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng tham gia bộc lộ tâm tình con người.
GỢIÝ
Cần xác định ý nghĩa câu nói của Hoài Thanh trước khi chứng minh. Thân bài gồm hai đoạn chính sau đây:
A. GIẢI THÍCH
1. Ý kiến của Hoài Thanh nhằm đánh giá nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du: dùng thiên nhiên như một nhân vật vô hình luôn có mặt để góp phần bộc lộ tâm trạng nhân vật, số phận con người.
2. Thiên nhiên trong Truyện Kiều như một hóa thân, xuất phát từ chủ ý nghệ thuật của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình. Cùng với ngôn ngữ tự sự của tác giả, ngôn ngữ nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình đã góp phần miêu tả, khai thác nội tâm nhân vật thành công.
B. CHỨNG MINH (chọn một số dẫn chứng tiêu biểu):
1. Khi Kim – Kiều gặp gỡ
– Thiên nhiên đẹp, nhưng đượm nét buồn, phần nào chứa chất cả những dự cảm bất an về duyên tình Kim – Kiểu:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Rợn gợi cảm giác về một màu xanh kì lạ, không phải là xanh thẳm, xanh biếc hay xanh ngắt.
– Cảnh nơi mộ Đạm Tiên khơi dậy nỗi buồn trong lòng chị em Thúy Kiều, nhất là Kiều:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
– Tâm trạng quyến luyến, bịn rịn của Kim – Kiều phút giây gặp gỡ ban đầu:
Dưới cầu nước chảy trong veo
– Ánh trăng, vầng trăng hữu tình sau khi Kiều gặp Kim Trọng trở về:
Gương nga chênh chếch dòm song,
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
Hải đường lá ngọn đông lân,
Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà.
2. Khi Kiều sa vào thanh lâu
– Trước lầu Ngưng Bích, Kiều biểu lộ nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu, thương mình, xót phận. Đó là nỗi đau cho tấm thân đầy tủi nhục, là nỗi lo sợ về một số phận bất định trước tương lai mờ mịt đang vây bủa quanh Kiều:
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
– Cảnh chim hôm thoi thót về rừng… như gợi được nỗi lo sợ của Kiều, khi gặp tên Sở Khanh, chuẩn bị trốn theo hắn cũng là vô tình rơi vào bẫy rập.
3. Cảnh từ biệt Thúc Sinh, khi Thúc Sinh lên đường về gặp Hoạn Thư:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Hình ảnh vầng trăng gợi linh cảm về một sự chia cắt, không phải là tạm mà là mãi mãi bởi sau đó cuộc đời Thúy Kiều lại rơi vào một bi kịch khác do Hoạn Thư gây ra.
4. Thiên nhiên trong cái nhìn của Kim Trọng khi trở về vườn Thúy:
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.
hay:
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
– Cảnh vật dù có đổi thay nhưng tình cảm của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều vẫn nồng nàn say đắm như thuở nào:
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Leave a Reply