“Cuộc sống thị thành buổi giao thời ở một xứ thuộc địa, nhất là bộ mặt tinh thần của nó, với bao điều trái tai gai mắt đã được phản ánh vào thơ Tú Xương chân thực, sâu sắc hiếm có”.
Bằng những hiểu biết của mình về thơ Tú Xương, em hãy bình luận ý kiến trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài bình luận văn học, cụ thể là bình luận một nhận định về nội dung thơ văn.
– Nội dung
Thơ Tú Xương tố cáo hiện thực xã hội thị thành buổi giao thời ở nước ta.
GỢI ý
Cần giải thích trước, sau đó hình luận câu nói đề bài.
A. GIẢI THÍCH
1. Cuộc sống thị thành buổi giao thời
Tú Xương sống vào giai đoạn giao thời đổ vỡ đất nước ta: xã hội phong kiến già nua đang chuyển thành xã hội lai căng thực dân nửa phong kiến. Thành phố Nam Định quê ông lại là nơi diễn ra cuộc sống ấy sớm và khá tập trung. Hằng ngày, nhiều cảnhchướng tai gai mắt đập vào mắt ông và được ông phản ánh trong mảng thơ tố cáo hiện thực xã hội đương thời.
2. Thơ Tú Xương phê phán một cách chân thực, sâu sắc đối với hiện thực
đáng buồn của buổi giao thời ở thành thị, cụ thể là thành phố Nam Định. Đây chính là nhận xét về mảng thơ trào phúng, đả kích của Tú Xương.
B. BÌNH LUẬN
1. Khẳng định ý kiếnthông qua việc phân tích một số bài thơ của Tú Xương:
Cuộc sống thị thành hiện lên trong thơ Tú Xương rất phong phú:
– Hình ảnh bọn thực dân – những kẻ xâm lược; thống trị: bất lương, tàn ác, xấu xa (Ông Cò, Mồng hai tết viếng cô Kí…)
– Bọn quan lại phong kiến mua quan bán tước, dốt nát, háo danh, bán rẻ nhân phẩm… trở thành lũ tham quan, ô lại (Năm mới chúc nhau, Đùa ông Phủ, Giễu ông Đại…)
– Tầng lớp thị dân chạy theo tiền tài danh vọng, bán rẻ lương tâm, đảo lộn cả luân thường đạo lí (Gái buôn, Để vợ chơi nhăng, Mẹ vợ với chàng rể, Đất Vị Hoàng…).
– Bọn nho sĩ cuối mùa (mà tác giả là tiêu biểu) thất thế, nhục nhã, đau đớn trước sự sụp đổ của những giá trị chuẩn mực từ ngàn xưa (Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Chữ Nho, Than đạo học…)
– Tất cả những nội dung trên đều được viết bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, tạo nên tiếng cười vỗ mặt sâu cay. Có thể nói cảm hứng phê phán trong thơ ông nhiều khi đã làm cho giọng thơ trở nên độc địa, cay cú.
Hiện thực của buổi giao thời trong thơ Tú Xương dù chỉ có bối cảnh là thành phố Nam Định nhưng đã khái quát được bộ mặt nhố nhăng của toàn xã hội và phản ánh tâm sự, nỗi niềm của ông cũng như của những nho sĩ đương thời.
2. Mở rộng và đánh giá
– Thơ Tú Xương chưa đủ sức mạnh để tố cáo đúng mức chân dung bọn thực dân xâm lược.
– Cảm hứng phê phán, đả kích đã làm nên bản sắc của một nhà thơ trào phúng nhưng chính nó cũng tạo nên sự hạn chế trong cái nhìn của ông về hiện thực lịch sử, tinh thần đấu tranh của các nhà yêu nước ở đầu thế kỉ XX. Dù sao Tú Xương cũng đã giúp chúng ta hiểu biết thêm về một thời bi kịch của đất nước.
Leave a Reply