Nâng cao tố chất văn hóa
Phương pháp thôi miên của vu sư thời cổ đại, tuy rất có hiệu quả, nhưng dưới con mắt của người hiện đại tiếp cận với văn minh khoa học thì hoàn toàn mê tín. Vậy tại sao nó vẫn còn thịnh hành ở những nơi thâm sơn, nơi đời sống nông thôn lạc hậu? Càng tiến gần đến những nơi văn minh hiện đại, càng tiếp cận các tầng lớp tri thức khoa học thì phương pháp thôi miên của chúc do thuật v.v… càng bị phê phán.
Chúc do thuật lưu hành ở những nơi văn hóa lạc hậu. Điều này không thể không khiến chúng ta nghĩ đến vấn đề trình độ văn hóa. Chúng ta biết rằng người có trình độ văn hóa thấp rất dễ rơi vào biên kiến (nghĩa là nghiêng về một bên), hoặc tin tưởng tuyệt dối, hoặc phản đối quyết liệt, người khác rất khó thay đổi quan điểm của họ. Họ kiên định giữ gìn những “di sản” của ông cha để lại đến mức cố chấp. Về trồng trọt chăn nuôi, họ ưa chuộng cách làm truyền thống. Có thể họ sẽ tiếp nhận những phương pháp mới nhưng lại không an tâm khi thực hiện.
Có lần tôi đến một vùng nông thôn để điều tra, nói chuyện với nông dân. Đa phần họ đều đã tốt nghiệp tiểu học, trung học và lớp trẻ ở đây rất hiếu kỳ với thế giới bên ngoài, rất thích thú với những tri thức khoa học kỹ thuật. Thế nhưng khi tôi thử phê phán một số hiện tượng có tính truyền thống nhưng thực chất lại mê tín, họ lập tức phản đối, tuyệt đối tin tưởng những gì mà cha mẹ họ đã dạy bảo, tổ tiên đã truyền thừa. Họ còn nêu ra rất nhiều ví dụ chứng minh cho sự linh thiêng của niềm tin vào thần thánh. Tôi đã vận dụng hết tài biện luận của mình nhưng vẫn không thay đổi được quan điểm ấy. Đấy là kết quả sự ảnh hưởng từ nền văn hóa lạc hậu suốt mấy ngàn năm qua. Từ khi lọt lòng mẹ, họ đã được giáo dục, nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa ấy thì dĩ nhiên nó đã ăn sâu vào máu thịt, lớn lên cùng tâm tư tình cảm,
không thể một sớm một chiều thay đổi được.
Bốn năm sau, tôi lại đến vùng nông thôn ấy, những thanh niên ngày xưa nay đã chững chạc hơn, tư tưởng cũng thay đổi ít nhiều, tiến bộ hơn bốn nám trước. Tuy họ vẫn thực hiện đầy đủ các nghi thức thuộc truyền thống tâm linh của tổ tiên, vẫn nhiệt tình với chúc do thuật, nhưng không còn tin tưởng hoàn toàn vào các vu sư nữa, có người còn khẳng định họ xem các buổi tế lễ của vu sư chẳng qua là để vui mà thôi.
Những người có thời gian đi đây đi đó tham quan, du lịch, làm việc v.v… thì tư tưởng càng tiến bộ hơn.
Phương pháp thôi miên của chúc do thuật thực ra không thuộc lĩnh vực mê tín mà chỉ là lợi dụng tín ngưỡng, thông qua ám thị để khống chế người khác. Khi hiểu rõ thực chất của chúc do thuật, chúng ta chỉ cần nâng cao tố chất văn hóa thì sẽ không mù quáng lễ bái mà nhìn nó ở góc độ khác, bằng con mắt khác, như vậy chúng ta không những không bị xem là mê tín mà chúc do thuật cũng được hiểu đúng hơn, được tôn trọng hơn.
Muốn nâng cao tố chất văn hóa, chúng ta phải chịu khó học tập không ngừng. Sở dĩ nói phải “không ngừng” vì mê tín đôi khi không phải ở truyền thống cổ xưa mà nó ở ngay trong các hiện tượng hiện đại. Rất nhiều sự việc mới xem qua là khoa học nhưng thực chất lại là mê tín, chúng ta bị nó mê hoặc mà không hề hay biết.
Nhược điểm lớn nhất của con người là tín ngưỡng. Một khi đã “tin” thì không cần lý do nào nữa, cứ ủng hộ một cách vô điều kiện, đôi khi mù quáng nữa, khi đã tin và ngưỡng mộ, chúng ta đã bị chi phối rồi, hành vi ngôn ngữ đều hướng theo đó.
Trong cả cuộc đời mình, chúng ta không đếm được bao lần đã tin tưởng vào ai dó, việc gì đó. Và niềm tin ấy được quyết định bởi sự hiểu biết liên quan trực tiếp đến tố chất văn hóa.
Trình độ văn hóa, tức học lực chỉ là một bộ phận nhỏ cấu thành tố chất văn hóa. Môi trường xã hội, thời đại xã hội mới là nhân tố quyết định. Đồng thời, trong thời đại công nghệ thông tin này, các phương tiện truyền thông đầy khắp nơi, tin tức cập nhật không phải hàng ngày mà là hàng giờ hàng phút, nó nâng cao sự hiểu biết của con người, xóa đi khoảng cách giữa người và người… Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp hơn, yêu cầu sử dụng thuật thôi miên ngày càng cao hơn. Nhiếp tâm thuật cũng tự hoàn thiện và nâng mình lên ở mức độ tinh vi hơn, sẵn sàng khống chế những đối tượng có tố chất văn hóa cao, có tư tưởng tiến bộ vượt bậc…
Ví dụ trong chiến dịch tranh cử tổng thống, có tất cả ba ứng cử viên, cả ba đều đưa ra chính sách kinh tế của mình, dĩ nhiên các chính sách ấy không giống nhau, ứng cử viên nào cũng bảo kế hoạch của mình là tối ưu, bảo đảm làm cho nền kinh tế đất nước mình thịnh vượng, giảm tỉ lệ thất nghiệp v.v… Cử tri nên tin ai đây? Chỉ có những ai có tố chất văn hóa cao mới có thể phân biệt được đâu là kế hoạch tốt nhất, khả quan nhất, phù hợp với tình hình đất nước nhất. Còn những người không đủ nhận thức sẽ tin vào các lời tuyên truyền, khả năng thuyết phục của ứng cử viên nào cao nhất. Vì thế mới nói con người hiện đại đôi khi bị khống chế bởi thuật thôi miên mà không hề hay biết. Các chính trị gia là các bậc thầy trong lĩnh vực này, họ biết rằng: “được lòng người là được thiên hạ”.
Giới văn học hiện dại đưa ra một khái niệm mới, đó là “mù chữ” để chỉ những người hoàn toàn không biết chữ, không đi học. Khái niệm này được mở rộng, bao hàm cả những người tuy có học văn hóa nhưng lại mù thông tin khoa học, không tiếp cận công nghệ hiện đại. Với xu hướng phổ cập công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật như hiện nay, nếu chúng ta chỉ biết đọc biết viết thôi thì không thể nâng cao kiến thức, hòa đồng theo xã hội được. Vì thế không còn cách nào khác là mỗi người phải tự nâng tố chất văn hóa của mình mới mong có đủ tri thức để phân biệt đúng sai, ứng phó được với cuộc sống ngày càng đa
chiều, phức tạp.
Phương pháp thôi miên thường lấy niềm tin làm yếu tố tiên quyết. Chi cần làm cho đối tượng tin tưởng đã có thể chi phối được họ. Để đối tượng tin tưởng mình, người thôi miên luôn dùng nhiều kỹ xảo tinh vi để làm tê liệt ý thức của họ, làm cho họ mất khả năng chủ động trong nhận thức. Người có tố chất văn hóa càng cao thì khả năng nhận thức càng sắc bén, không dễ bị người khác dùng thuật thôi miên khống chế.
Ám thị, thôi miên đều dùng kỹ xảo để hạn chế tối đa phân biệt nhận thức của đối tượng. Đứng trước một đối tượng có tố chất văn hóa cao, các nhà thôi miên luôn phải mất rất nhiều công sức. Điều này tôi đã từng gặp phải.
Với anh A có tố chất văn hóa cao, tôi dễ dàng thuyết phục A phối hợp với tôi trong quá trình thôi miên. Tuy nhiên phải nói trực tiếp, giải thích rõ ràng một cách hợp tình hợp lý thì A mới đồng ý hợp tác; bằng không, nếu A cho rằng tôi đang lừa dối thi không cách nào thôi miên được A.
Ngược lại, với những đối tượng là B có tố chất văn hóa thấp, tôi có thể giải thích thế nào là thuật thôi miên, thực chất của thôi miên là gì v.v… anh B chỉ nhìn tôi cười. Thế nhưng khi tôi không nói gì cả, không giải thích gì cả, tôi vẫn dễ dàng khống chế được B.
Tố chất văn hóa giúp cho A tin tưởng vào tác dụng và hiểu rõ thực chất của thôi miên, A tiếp cận thôi miên với ý niệm thực nghiệm khoa học ngay trên thân thể mình. B vì hạn chế kiến thức nên hoài nghi về các thành tựu khoa học, song lại cực kỳ dễ đón nhận sự vật theo cảm tính, chính vì vậy dễ dàng bị thuyết phục, khống chế.
Con người có lòng tự tôn, không ai muốn mình bị chê dốt nát, lạc hậu, chậm hiểu biết, vì thế luôn tiếp nhận mọi thông tin một cách dễ dàng. Đấy là cách dùng “tin tức mới” làm phương tiện thôi miên của các nhà thôi miên hiện đại. Tuy nhiên, với một người linh lợi, nắm rõ mọi diễn biến của xã hội một cách nhanh chóng, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin cao thì phương pháp trên hoàn toàn vô hiệu.
Phương pháp được dùng thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày là ám thị thuật. Chúng ta nên nắm vững quy luật ám thị, nếu không muôn dễ dàng làm theo ý của người khác, tức bị ám thị mà không hề hay biết. Có lần nọ tôi đến gặp lãnh đạo đưa ý kiến về cải tổ cung cách làm việc và kiến nghị thay đổi một số chính sách của bệnh viện. Bác sĩ lãnh đạo lắng nghe tôi một cách chăm chú, luôn gật đầu tàn đồng. Sau đó thì điện thoại reo, ông nhấc điện thoại lên nói chuyện, rồi bước ra khỏi phòng. Trước khi đi, ông ân cần vỗ vai tôi, cười thật tươi, nói:
– Thật tuyệt, cậu luôn nghĩ cho bệnh viện của chúng ta. Các ý kiến của cậu rất hay, tôi sẽ xem xét lại. Cảm ơn cậu lắm lắm!…
Quả thật, tôi đã dùng thuật ám thị trong các ý kiến của mình, tin tưởng rằng đã thuyết phục được đối phương và ra về với tâm trạng tự tin, đắc ý. Thế nhưng một, hai tháng trôi qua, vẫn không có gì thay đổi trong cung cách và chính sách của bệnh viện. Lúc ấy tôi mới vỡ lẽ, thi ra tôi dã bị “phản đòn”, cái vỗ vai của lãnh đạo là ám thị cho tôi rằng: “Tôi rất tin tưỏng anh, tôi mến anh” v.v… Và tôi cứ thế mà tiếp nhận ám thị đó. Đúng là “gừng càng già càng cay”!
Người càng có nhiều kinh nghiệm sống càng dễ nhận ra tín hiệu ám thị từ người khác. Vị lãnh đạo kia không những nhận ra “ý đồ” của tôi mà còn ám thị ngược lại tôi. Rất đáng ngưỡng mộ!
Nâng cao năng lực thích ứng của tâm lý
Mỗi người có cá tính khác nhau. Tính cách liên quan mật thiết với các yếu tố bẩm sinh, giáo dục, môi trường sinh hoạt v.v…
Thông thường, nếu không gặp việc đả kích lớn vào tâm lý thì không dễ thay đổi cá tính của một người trưởng thành, mặc dù họ vẫn luôn tự điều chỉnh mình để thích ứng với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Ví dụ, với phong trào chơi cổ phiếu mới nổi lên gần đây, các nhà tâm lý học khuyến cáo những người yếu tim, cao huyết áp không nên chơi. Quả nhiên như vậy, mỗi người đều có nhược điểm tâm lý riêng. Từ góc độ thuật thôi miên mà nói, chỗ yếu tâm lý ấy chính là con người luôn có xu hướng nghe theo ý kiến của số đông. Người cao tay ấn luôn lợi dụng nhược điểm tâm lý này của đối tượng để thực hiện pháp thôi miên.
Trung Quốc có điển tích “tam nhân thánh hổ” cũng mang ý nghĩa này: Một người chạy vào làng nói với mọi người rằng ngay giữa ban ngày, anh ta đã thấy một con hổ giữa đường làng. Mọi người không tin. Lát sau lại có một người khác cũng chạy đến nói thấy hổ giữa đường làng, thế là mọi người bán tính bán nghi. Lát sau người thứ ba cũng chạy đến nói y như thế, tất cả mọi người đều tin là thật, bắt đầu nhốn nháo, bàn tán, vài người còn tỏ vẻ sợ sệt nữa. Thực ra chẳng có con hổ nào cả!
Cũng có một thực nghiệm khác rất thú vị; lấy một mảnh giấy vẽ lên một đoạn thẳng, lấy mảnh giấy khác vẽ lên ba đoạn thẳng. Phân mỗi tổ 9 người và hỏi họ đoạn thẳng đứng một mình kia bằng với đoạn thẳng nào trong ba đoạn thẳng còn lại. Tám trong 9 người đã được dặn trước là phải nói đoạn thứ hai, dù đoạn 2 thật sự ngắn hơn đoạn 3 một chút. Người thứ 9 – người thực sự được trắc nghiệm tâm lý – sẽ dễ dàng chỉ vào đoạn 2. Người ấy dù có thoáng nghĩ rằng đoạn 3 kia mới bằng, xong vì cả 8 người kia đều nối đoạn 2 nên cũng chỉ vào đoạn 2.
Người ấy đã chậu tác động tâm lý từ 8 người kia nên cũng xuôi theo họ. Đây cũng là nhược điểm tâm lý chung cho tất cả mọi người, nhưng cũng có vài người không bị ảnh hưởng khi họ có tâm lý vững vàng, tự tin, quyết đoán.
Với một nhà thôi miên cao minh, khi phát hiện quan điểm của mình, anh ta không bao giờ nói “Tôi nghĩ rằng…”, “Qua nhiều năm nghiên cứu..” v.v… vì đó là những ý kiến cá nhân, mà đã cá nhân thì không được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Họ biết rằng tiếng nói của sô” đông bao giờ cũng mạnh hơn của một người. Nhân loại phần nhiều chi tin và xu hướng theo số đông. Vì vậy mượn số dông dể nâng cao quyền uy, sức mạnh của mình là cách các nhà thôi miên cao minh hay sử dụng. Họ là những ‘Vu sư hiện đại”, họ nắm rất vững yếu quyết của chúc do thuật, biến nó thành công cụ cho mục đích hiện tại của mình.
Thích ứng với sự tiến hóa không ngừng của xã hội, thích ứng với sự thay đổi trong cấc mối quan hệ, đó là yêu cầu căn bản để sinh tồn của con người hiện đại. Cuộc sốhg đòi hỏi chúng ta phải bình tĩnh trước mọi thay đổi dù đột ngột nhất, đáng sợ nhất. Trong mỗi hoàn cảnh nên giữ dược cái tâm “hư vồ” của Đạo gia “nghe như không nghe, thấy như không thấy” v.v…
Nếu chúng ta không chịu đựng nổi đả kích của nghịch cảnh, luôn than vãn, yếu hèn, trốn tránh sẽ dễ dàng đánh mất chính mình. Nhiếp tâm thuật xem đây là những trường hợp có tính mẫn cảm cao, dễ bị khống chế.
Con người là vĩ dại nhất trong các loài. Sở dĩ vĩ đại vì con người biết thích nghi với cuộc sống, thích ứng với mọi loại biến hóa. Điều này không những thể hiện trên phương diện sinh lý mà còn trên phương diện tâm lý.
Sự thích ứng của tâm lý với môi trường sống rất dễ nhìn thấy. Lấy ví dụ từ phản ứng tâm lý của loài vật. Động vật luôn đặt câu hỏi “Cái gì thế?” trước sự thay đổi của hoàn cảnh. Một con chó đang ăn, nhưng bỗng từ xa có một tiếng “choang” vang đến, chó lập tức ngừng ăn, ngẩng đầu, lắng tai tự hỏi “chuyện gì đang xảy ra thế?”. Nó lắng nghe, nhìn ngó nhưng không thấy gì, bèn cúi xuống ăn tiếp, sau đó lại có tiếng “choang” thứ hai, thứ ba v.v… Mức độ chú ý của con chó vào âm thanh lạ kia cũng thấp dần. Nếu cứ tiếp tục đánh “choang” đều đều thì chó sẽ không phản ứng nữa. Tâm lý thích ứng của con người đối với môi trường sống, môi trường xã hội cũng giống như vậy.
Người có tâm lý thích ứng yếu cũng không nên trốn tránh hiện thực, hãy đặt mình vào dòng chảy của xã hội và tìm cách thông hiểu với mọi hoàn cảnh để tiếp cận với nó một cách tốt nhất. Từ lạ đến quen là một quá trình, dân gian có câu: “ít thấy, cảm giác lạ; thấy nhiều thành quen”. Ví dụ chúng ta sợ đi tàu thủy, vậy hãy thường xuyên tạo ra cơ hội để đi tàu thủy, đi nhiều lần sẽ không còn sợ nữa.
Người có tâm hiếu kỳ cao, chẳng những không sợ sự thay đổi của hoàn cảnh mà còn cảm thấy thích thú. Họ sẵn sàng đi tiên phong, xông vào các lĩnh vực mới để tìm hiểu, nghiên cứu, thích ứng với nó.
Để khắc phục nhược điểm tâm lý, biến nó thành một “đại lực sĩ”, chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc tăng cường sức mạnh cho nó, nâng cao khả năng thích ứng của nó thông qua việc thường xuyên tiếp cận với mọi sự đổi thay quanh mình. Người khác muốn khống chế được chúng ta bao giờ cũng bắt đầu từ những điểm yếu. Nếu chúng ta cứ để điểm yếu tồn tại, không tìm cách khắc phục thì cuộc sống sẽ gặp nhiều thiệt thòi.
Tăng cường ý thức cá nhân
“Thể hiện giá trị cá nhân” là khẩu hiệu nóng bỏng trên các diễn đàn sinh viên hiện nay. Để thể hiện được giá trị của chính mình, chúng ta phải tìm hiểu thật rõ về bản thân, phát hiện ra những ưu khuyết điểm giống và khác nhau giữa mình và người, từ đó hạn chế khuyết điểm, phát triển ưu điểm, quyết tâm làm lợi cho con người, cho xã hội. Chỉ khi nào cống hiến, chúng ta mới thể hiện được giá trị của mình. Với những sinh viên vừa tốt nghiệp, ra trường, tìm việc làm, giai đoạn đầu luôn cảm thấy công việc không hợp ý mình. Nhưng sau đó sẽ tự hỏi: “Tại sao lại như vậv? Mình có năng lực để làm việc này không?
Giá trị mình ở đâu? rồi đâm ra nghi ngờ bản thân”.
Công việc thực tế bao giờ cũng khác xa với những kiến thức trên ghế nhà trường, nhưng lần hồi, đại đa số họ đều cảm thấy quen với công việc, tự tin hơn, can đảm thể hiện giá trị của mình hơn.
Cũng có nhiều người tính tình yếu đuối, không dám tự quyết bất cứ điều gì, chỉ vâng lời cấp trên, nghe theo ý kiến của người khác, nhưng vẫn cho rằng cuộc sống như thế là yên ổn, không cần phải quá xông xáo, chỉ làm mệt người thêm. Không sao cả, cứ sống một cuộc sống bình thường như vậy nếu bản thân đã thỏa mãn vởi điều đó. Nhưng nếu muốn mình được biết nhiều hơn, được nể trọng hơn, đời sống tốt hơn thì ít nhất cũng nên chủ động trong công việc của mình, làm những gì mà mình yêu thích. Để có được sức mạnh thể hiện bản thân, chúng ta phải có một liều thuốc cực mạnh, đó tức là tăng cường ý thức cá nhân.
Loại trừ sự không chế của người khác, đó là bước đầu tiên của cuộc sống, cũng là bước đầu tiên đi đến thành công.
Xã hội loài người là sự giao thoa, con người hỗ tương, chế ước và khống chế lẫn nhau, và trong điều kiện đó, không thể không công nhận rằng, họ luôn phải “tâm lý chiến”. Người có tâm lý tốt, vững chắc sẽ thắng, sẽ khống chế được người khác.
Nhân viên thường có thói quen bình phẩm cấp trên của mình, như nói làm như thế là không được, ăn mặc chẳng đẹp đẽ gì cả, ôi anh ta chỉ khéo ba hoa thôi v.v… Nhưng nếu chịu quan sát một chút sẽ phát hiện ra rằng, cấp trên có kém một chút nhưng vẫn có những ưu điểm nhất định nào đó, ít nhất thì cũng là người có kiến thức và kinh nghiêm vượt trội.
Ví dụ, có một công trình sư tên Lưu, sau khi tốt nghiệp đại học vào làm việc cho một công ty xây dựng. Anh làm cùng với hai người, một người tên Trần, là bạn học, một người tên Mã, là công nhân có trình độ phổ thông. Anh Lưu được mọi người công nhận là có năng lực nhất trong nhóm, tiền đồ rộng mở. Anh họ Mã có địa vị thấp nhất, không thích nói chuyện, chỉ thích chơi súc sắc, lại được anh Lưu chỉ cho cách
chơi nên thường thắng bạn bè!
Rồi anh Trần bị điều về nông thôn, anh Lưu vẫn còn công tác chỗ cũ, anh Mã thì vùi đầu vào việc học. Một thời gian saư; anh Trần được công nhận là một cán bộ có năng lực ở nông thôn, có tinh thần trách nhiệm nên được trở về công ty, làm phân xưởng trưởng. Anh Mã thi đậu vào đại học. Nhưng anh Lưu thì vẫn chức vị cũ, dưới quvền lãnh đạo của anh Trần. Anh Lưu có chút không bằng lòng nhưng trên căn bản rất biết nghe lời, lãnh đạo bảo sao thì làm vậy. Anh lại có nhiều phương án cải cách rất thích hợp với tình hình của công ty, nhưng anh không hạ quyết tâm thực hiện nó, chỉ nói chung chung: ‘Nên như thế này,..”, “làm như vầy tốt hơn…” v.v… Sau nhiều năm, anh Trần vẫn là phân xưởng trưởng, anh Mã thì gia nhập vào công đoàn, đã đóng góp ý kiến trong nhiều hội thảo, năng nổ trong các hoạt động chính trị, cuối cùng trở thành đại biểu quốc hội, đồng thời còn trở thành cán bộ lãnh đạo của địa phương ấy. Thế còn anh Lưu thì sao? vẫn dẫm chân tại chỗ, không tiến lên bước nào nữa cả.
Qua câu chuyện này chúng ta thấy rõ rằng ai dám tự thể hiện giá trị cá nhân, ý thức được giá trị tự thân người đó sẽ thăng tiến không ngừng. Vì thế, mỗi người nên tăng cường ý thức tự thân.
Muốn làm tốt điều này, đầu tiên chúng ta phải giải quyết vấn đề “chủ kiến” (ý kiến cá nhân). Làm việc gì cũng phải có chủ kiến, cho dù làm theo mệnh lệnh cấp trên nhưng phải có ý kiến và cách làm của riêng mình, phải nhận thức sự việc trên góc độ của mình. Lãnh đạo chỉ đưa ra nhiệm vụ, còn thực hiện nhiệm vụ là việc của mỗi cá nhân. Cá nhân cần phải hiểu nội dung nhiệm vụ, hiểu hoàn cảnh thực tế của công việc và nên giải quyết công việc theo cách tốt nhất. Nhân viên không nên chống đối lại lệnh của cấp trên, nhưng cũng đừng đánh mất chủ kiến của mình. Không nên việc gì cũng hỏi ý kiến người khác, nhờ người khác giúp đỡ, không nên nghĩ rằng mọi lời nói của cấp trên đều là chân lý, đều chính xác tuyệt đối. Việc gì cũng phải có chủ kiến mới tạo ra cơ hội phát triển.
Bị khống chế bởi các mệnh lệnh đã khó chịu lắm rồi, nếu về mặt tâm lý cũng bị khống chế thì cơ hội thành công rất khó. Phải có tinh thần vượt lên chính mình, vượt lên giới hạn của bản thân để phát huy tối đa tiềm năng vốn có.
Nâng cao ý thức cá nhân, tăng cường chủ kiến không có nghĩa là gặp bất cứ việc gì cũng làm theo ý mình, chống đối cấp trên, gạt sang bên ý kiến của người khác, mà phải suy xét kỹ, lắng nghe, quan sát nhiều để phân biệt đúng sai phải trái, điều gì nên làm, điều gì nên tránh.
Chỉ có thông qua việc tự rèn luyện như vậy mới tăng cường dược ý thức cá nhân, thể hiện được giá trị bản thân, chông lại được các thủ thuật thôi miên.
Cần đến bác sĩ tâm lý
“Tôi biết đó là tác động của tâm lý, nhưng không làm sao bỏ nó đi được”. Đấy là câu nói thường nghe từ các bệnh nhân tâm lý. Tâm lý vốn có sức khống chế con người lớn như thế nên khi phân tích tinh thần của chính mình, nghĩa là một khi phát hiện mình có bệnh tâm lý thì phải nhờ đến bác sĩ, không thể tự chữa được.
Có một nữ giáo sư 40 tuổi, vì công việc quá bận rộn nên bị chứng mất ngủ. Chị tìm đến một bậc thầy về khí công. Khí công gia này cho rằng nhờ vào vận khí có thể làm cho chị ngủ ngon. Ông dặt tay phải lên đầu chị, vừa vận khí vừa nói:
– Tối, khi cô nhắm mắt lại ngủ thi sẽ cảm nhận được luồng khí ấm từ chân chạy lên đến đầu.
Kết quả, mỗi buổi tối nhắm mắt lại, nữ giáo sư đều nhớ lại cảnh khí công gia đặt tay lên đầu chị, chị muốn xua đi nhưng không sao được. Rõ ràng chị đã bị khống chế. Đây không phải công lực của khí công gia, mà do hành vi của ông đã dẫn dắt chị vào trạng thái thôi miên, trong khi đó khí công gia thì lại chẳng biết gì. Đấy chính là “khách quan ám thị”, “khách quan thôi miên”…
Với các bệnh thuộc tâm lý như thế thì không thể tìm đến khí công gia mà phải tìm đến bác sĩ tâm lý.
Chính xác là phải vậy. Khi chúng ta cảm thấy bị một người nào đó, một hành vi hoặc một dục vọng nào đó khống chế, tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ tâm lý. Khi tâm lý bị sức ép, bị khống chế, con người dễ dàng có hành động ngu dại như tự sát, giết người, báo thù v.v… Nguyên nhân phát sinh bệnh tâm lý có khi do người khác mang đến, có khi do tự bản thân người bệnh tạo ra. Nếu bị tâm lý nặng mà không kịp thời nhờ đến bác sĩ thì hậu quả thật khó lường.
Ví dụ, có một cô gái bị bệnh tâm lý. Cha mẹ cô gái bảo cô vốn là một đứa trẻ thông minh hoạt bát, hay nói hay cười, nhưng không hiểu sao cả tuần nay cô luôn tỏ thái độ hốt hoảng, làm đồ vật rơi rớt lung tung, không quan tâm đến lời nói của ai cả.
Tôi đến nói chuyện với cô gái. Cô ấy không có thái độ gì quá thất thường cả, chỉ là tỏ vẻ e thẹn quá mức. Điều này làm tôi chú ý. Theo kinh nghiệm của tôi, cô ấy đã bị thôi miên khống chế. Rất có thể là một việc gì đó vô cùng đau khổ đã khiến cô ấy thâm nhập vào trạng thái bị thôi miên một cách vô ý thức.
Tôi tìm cách hỏi nguyên nhân nào khiến cô thay đổi, cô không nói ra dược nguyên nhân, vì theo cô không có nguyên nhân nào rõ ràng cả.
Tôi bèn dùng thuật thôi miên để mỏ cửa tiềm thức cho cô. Sau nhiều câu hỏi, cuối cùng cô cho biết rằng một hôm cô nằm ngủ trưa trên sofa của văn phòng, đang mơ màng thì cảm giác như có ai đó đang hôn mình, cô cố gắng vùng dậy nhưng không dậy nổi. Khi mở mắt ra được thì chỉ thấy thấp thoáng tấm lưng của người thanh niên cùng văn phòng đang khuất sau cánh cửa. Cô sờ lên môi thì thấy môi ươn ướt. Rõ ràng là người đó đã hôn cô, cô vô cùng lo sợ và luôn sống trong hoảng hốt, sợ sẽ mang thai.
Tôi tiếp tục đào sâu hơn vào tiềm thức của cô. Cô kể lúc 4 tuổi, cô đã vô tình nhìn thấy cha mẹ hôn nhau. Cô kể cho chị cô, lúc ấy 7 tuổi, nghe thì chị cô nói hôn như thế sẽ sinh em bé.
Kích thích ấy theo thòi gian đã bị vô ý thức hóa. Hôm nay cô bị người khác hôn, tư tưởng bị vô ý thức hóa khi trước lại trỗi dậy, chi phối tâm lý và hành vi của cô, làm cho cô bất tri bất giác rơi vào tình trạng hỗn loạn, hoảng sợ.
Đây cũng là lỗi của cách giáo dục tâm sinh lý cho học sinh. Nhiều nơi hiện nay ở Việt Nam vẫn không đồng ý đưa việc giáo dục sinh lý tuổi dậy thì vào trường, làm cho một số trẻ em không chuẩn bị sẵn tâm lý khi trưởng thành, khiến chúng bỡ ngỡ trước sự trưởng thành của chính mình.
Bác sĩ tâm lý không những trị được những chứng bệnh tâm lý này mà còn giúp bệnh nhân kiến lập lòng tự tin, tìm cái tôi đã mất của mình.
Một khi đã đánh mất cái tôi thì mọi hoạt động tâm lý điều bị thay đổi. Có người đã nói “Tôi như kẻ đã chết rồi!”.
Tìm lại ký ức xa xưa để hồi phục lại hoạt động sinh lý bình thường cũng giống như tìm lại được cuộc đời đã đánh mất. Đây là việc làm cần thiết của các bác sĩ tâm lý.
Bệnh tâm lý còn xảy ra với những người bị người khác khống chế. Một người khi đã bị thôi miên thì không còn ý chí nữa, những hành vi của họ hoàn toàn tuân theo ám thị, song họ không hề ý thức được điều đó, ngược lại họ còn cho rằng “Là tôi muốn làm như thế!”. Khi ấy chỉ có bác sĩ tâm lý mới điều chỉnh, tìm ra “hung thủ”. Ví dụ, một người khi bị thôi miên có thể đánh cắp tài liệu cơ mật của công ty nhưng tội lỗi không thuộc anh ta mà thuộc kẻ đã dùng thuật thôi miên đứng sau điều khiển.
Vậy khi nào nên đến bác sĩ tâm lý?
Năng lực tiếp nhận của tâm lý mỗi người mỗi khác. Thông thường, nhìn từ góc độ thôi miên có cần tìm đến bác sĩ tâm lý hay không được phân ra làm hai loại.
– Người ngoài nhìn vào anh, thấy anh có hành vi, cử chỉ bất thường, ví dụ là người vui tính nay lại lầm lì, người tự tin bỗng biến thành người hốt hoảng, lo lắng, bất an v.v…
– Tự bản thân cảm thấy có vấn đề như có những dục vọng bất thường, có những ý thức không hợp lý mà không tự kiềm chế được…
Nếu gặp những trường hợp như trên nên đến bác sĩ tâm lý để được trị liệu kịp thời, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như tự sát, giết người hàng loạt, đánh đập người thân, trầm uất..
Trên đây chỉ là những triệu chứng tâm lý tiêu biểu. Thật ra, bệnh về tâm lý rất đa dạng, phức tạp và biến hóa vô cùng, vì thế trong cuộc sống, chúng ta nên tự quan tâm chăm sóc tâm sinh lý của mình, đồng thời cũng nên chú ý đến sức khỏe của người thân, bạn bè, đồng nghiệp… để kịp thời giúp đỡ lẫn nhau.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply