Ác mộng
Trong nghĩa rộng của ác mộng cũng bao hàm cả mộng bi thương. Mộng bi thương thường được mọi người gọi là ác mộng, nhưng nó thực sự không phải là ác mộng. Ác mộng phần lớn là do tư thế ngủ hoặc ảnh hưỏng của môi trường bên ngoài mà dẫn tới, còn mộng bi thương thì lại được bắt nguồn từ những sự kiện hiện thực, giấc mơ thường thì có liên quan tới những sự kiện mà người nằm mơ bị tổn thương sinh ra. Nguồn gốc của mộng bi thương phần lớn là những sự kiện đáng sợ bột phát, ví dụ như địa chấn, hỏa hoạn, lũ lụt, tai nạn xe… Còn ác mộng theo nghĩa hẹp gồm có 3 đặc điểm chính như sau: Trước hết là cảm giác lồng ngực bị đè xuống và tức ngực khó thở mà dẫn tới, trong trưòng hợp này người nằm mơ rất muốn cử động nhưng lại không thể cử động được, do đó mà dẫn tới cảm giác sợ hãi cực độ. Tiếp đến là nhân tố tinh thần khi xảy ra ác mộng như hưng phấn, tình cảm bị trùng xuống cũng có liên quan. Cuối cùng là ác mộng phần lớn được xảy ra trước khi đi vào giấc ngủ sâu.
Về vấn đề ác mộng chúng ta cũng cần phải chú ý, nó có thể là điềm báo về mặt tinh thần sắp tới. Ác mộng giống như một cảnh báo, nó thức tỉnh chúng ta cần chú ý tới những áp lực hoặc phiền muộn sẽ tới, nhắc nhở chúng ta những vấn đề có thể xảy ra, giúp chúng ta đốì mặt vối những vấn đề mà khi tỉnh chúng ta không muốn đối mặt. Như vậy ở mặt nào đó ác mộng cũng có ý nghĩa tích cực nhất định, chúng ta cũng cần coi trọng chúng.
Leave a Reply