Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tanggia”, hãy phân tích vài nhân vật lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thành thị thời thuộc Pháp mà Vũ Trọng Phụng đã lên án trongtiểu thuyết “Sốđỏ”.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích nhân vật văn học, cụ thể là phân tích nhóm nhân vật theo định hướng.
– Nội dung
Nhân vật lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thành thị thời thuộc Pháp (trong Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).
GỢI Ý
– Qua chương Hạnh phúc của một tanggia trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng thể hiện biệt tài miêu tả chân dung các nhân vật. Chân dung cá nhân, chân dung đám đông, đối tượng nào cũng sắc sảo ẩn sau những cái mặt nạ giả tạo và giá dối.
– Có thế lấy đám đông đưa tang làm nền rồi dừng lại phân tích kĩ vài nhân vật lố lăng, đồi bại được miêu tả trong chương; cụ cố Hồng, ông Văn Minh, cô Tuyết.
– Thân bài có thể gồm ba ý chính như sau.
A. NHỮNG NGƯỜI ĐƯA TANG
1. Chân dung của bọn mang danh thượng lưu, văn minh qua hình ảnh những người đưa tang được tác giả khắc họa mỗi người một nét và tất cả đều hiện hình thật sống động, nhốn nháo.
– Đó là những ông bạn thân của cụ cố Hồng, hình như dự đám tang để khoe huân chương, huy chương, khoe những kiểu râu hoặc dài, hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn…
– Hàng trăm giai thanh gái- lịch của Hà thành ván vật đang Âu hóa với một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hồn, bà Phó Đoan, vân vân… đều mang vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
2. Thực ra đó là bọn cặn bã của xã hội thực dân tư sản thành thị.
– Bạn của cụ Hồng, các vị tai to mặt lớn của xã hội thượng lưu đó đều tỏ ra cảm động… kin trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh lay và ngực Tuyết, lộ rõ tính háo sắc đến vô liêm sỉ, dù họ đang sát ngay với linh cữu.
– Cả đám đông đưa tang đó vừa đi vừa chim nhau, cười tình với nhau, ghen tuông, hẹn hò nhau… vừa soi mói bình luận về cơ thể phụ nữ, nói với nhau những chuyện nhảm nhí trong đời sống đồi bại hàng ngày của họ, đã biểu lộ mọi góc cạnh của cái tính vô văn hóa, vô đạo đức của bọn người cặn bã của xã hội tư sản thành thị thời ấy.
B. NGƯỜI NHÀ CÓ TANG
1. Cụ cố Hồng
Cụ cố Hồng nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đổ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chi trỏ:
– Ui kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!
Cụ chắc cá mười phần rằng ai cụng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…
Nhân vật này coi đám ma bố như một cơ hội để tự triển lãm mình, để tự thu hút tiếng khen về mình.
2. Ông Văn Minh
Điều băn khoăn của con cụ, ông Văn Minh, chỉ là mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi. Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Ông chi phiền nỗi không biết xử trí với Xuân tóc đỏ ra sao cho phải… Xuân tuy phạm lội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơnto… làm thế nào?
Những suy tính, cân nhắc của người cháu nội này vừa lợi hại vừa thô bí trong việc thu xếp chuyện hôn nhân cho cô Tuyết,
3. Cô Tuyết
Cũng như bà Văn Minh, Tuyết xem đám ma là dịp hiếm có để chưng diện các mốt áo Âu hóa do Typn thiết kế mĩ thuật:
Hôm nay, Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ – cái áo dài voan mỏng trong có coócsê, trông như hở cả nách và nửa vú – nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mân xinh xinh. Thấy thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.
C. ĐÁNH GIÁ
1. Vũ Trọng Phụng đã thành công trong việc mô tả một đám ma linh đình: đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…
Nhưng đám ma to tát ấy thiếu điều quan trọng nhất: tình thương, lòng hiếu thảo. Với đám con cháu lô lăng và đồi bại (cụ cô Hồng, ông Văn Minh, cô Tuyết…), với đám người đi đưa lố lăng và đồi bại (các ông bạn thân của cụ cố Hồng, những phụ nữ tân thời bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, bà Phó Đoan…), tất cả hình thức linh đình trở thành giả dối, buồn cười. Bút pháp của Vũ Trọng Phụng đã nêu được những điều nghịch lí nhưng lại có thể xảy ra trong hiện thực cuộc sống, trong những cảnh, những người cụ thể (giá trị hiện thực trào phúng).
2. Cái lố lăng và đồi bại của đám tang đó tiêu biểu cho cái lố lăng và đồi bại của xã hội tư sản thành thị thời Pháp thuộc mà Vũ Trọng Phụng vô cùng căm ghét (ý nghĩa phê phán).
Leave a Reply