Phân tích truyện “Dế chọi” trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Liêu trai chí dị (Những chuyện quái dị chép ở Liêu trai) là một tập truyện ngắn của Bồ Tùng Linh. Tác phẩm gồm ba chủ đề lớn: phê phán nền chính trị tàn bạo, phê phán chế độ khoa cử hủ lậu, tố cáo chế độ hôn nhân phong kiến và ca ngợi tình yêu.
– Dế chọi là một truyện tiêu biểu cho tinh thần phê phán và thể hiện phần nào bút pháp của Liêu trai chí dị.
II. THÂN BÀI
A. HẬU QUẢ BI THẢM DO LỆ HIẾN DẾ CHỌI GÂY RA
– Chọi dế là một trò chơi dân dã, hơn nữa, đó là một trò chơi của trẻ con. Thế nhưng, bằng ngòi bút tài hoa, sắc sảo, Bồ Tùng Linh đã phơi bày được cả hệ thống chính trị thối nát đương thời. “Sáng kiến” đút lót bề trên, “sáng kiến” hiến dế chọi của một viên huyện lệnh đã biến thành “lệ định” của cung đình và từ đó, có khi chỉ vì “nộp một con dế” mà bao gia đình phải khuynh gia bại sản.
– Hậu quả bi thảm của lệ hiến dế đã làm cho nhân vật Thành Danh điêu đứng, vợ hãi hùng, con mất cả xác lẫn hồn, bản thân bị hành hạ, có lúc chết đi sống lại, tâm trí hoảng loạn trong một thời gian dài. Dù sau này, Thành Danh nhận được học vị tú tài, có ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê đầy đồng, áo cừu ngựa xe, nhưng cũng là một nho sinh đắc thời, ít nhiều biến chất đi vậy.
B. LỜI PHÊ PHÁN
– Trong ‘Lời bàn” ở cuối truyện, Bồ Tùng Linh không còn nói chuyện chung chung trong cung nữa mà hai lần phê phán đích danh kẻ thống trị tối cao: thiên tử. Tác giả cũng không chỉ gọi tên bọn quan lại với đủ chức sắc khác nhau mà còn nêu bật bản chất của chúng: tham quan lại ngược.
– Hơn nữa, tác giả còn mỉa mai, cho rằng nhờ “phúc ấm” của dế chọi mà bọn quan lại được ơn trời đền đáp sao mà dài lâu hậu hĩ vậy. Từ “phúc ấm” cho thấy sự khinh miệt cao độ của tác giả, coi như loài côn trùng (dế) cũng đáng làm ông bà, tổ tiên của bọn chúng.
C. KẾT CẤU VÀ CHI TIẾT LI KÌ TRONG TRUYỆN
Kết cấu của truyện hết sức chặt chẽ. Từ đầu đến cuối, mọi chi tiết đều xoay quanh câu chuyện Dế chọi. Chặt chẽ mà lại biến hóa khôn lường bởi sự thay đổi xen kẽ liên tục mà hợp lí những tình huống may rủi của Thành Danh, bởi những chi tiết bất ngờ và thú vị.
– Ở đây không có hình ảnh ma quái, hồ li nhưng cũng đầy những chi tiết li kì biến ảo. Đúng như Tản Đà nói, đó là “tấm ảnh nhỏ” không chỉ thu vào “nghìn vạn cảnh trạng ở nhân gian” mà còn có tác dụng làm nổi bật tính chất phi lí của những “cảnh trạng” ấy.
– Đó là những chi tiết: Thành Danh bắt được con dế cực kì to khỏe theo sự chỉ dẫn của bức vẽ trên mảnh giấy mà cố đồng ném cho; đứa con tội nghiệp của Thành Danh sau khi “xác” được vớt từ dư li tiếng lên hơn một năm, tinh thần trở lại như xưa, kể lại: “Mình đã hóa thành dế, lanhlẹ, chọi giỏi nay mới thực sống lại”.
III. KẾT BÀI
– Truyện thành công khôngchỉ bằng ngòi bút tàihoa, sắc sảo, (không có hình ảnh ma quái, hồ li nhưng biến hóa, li kì, lôi cuốn, hấp dẫn thù hiện nội dung châm biếm, mang giá trị tố cáo đanh thép (giá trị tố cáo hiện thực).
– Truyện đã thành công bởi tấm lòng của nhà văn đối với con người và cuộc sống, mang giá trị nhân đạo cao cả, đáng quý.
Leave a Reply