Giới thiệu các đặc điểm chung của thơ và cách đọc thơ.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Có thể xem thơ là dạng tiêu biểu nhất, dạng gốc của văn chương. Người ta thường dùng khái niệm thi ca để chỉ chung văn chương, dùng khái niệm thi pháp và thỉ pháp học để chỉ nghệthuật văn chương và lí luận nghệ thuật trên chương nói chung. Nếu văn học nghệ thuật là quy luật riêngcủa tình cảm, điều đó biểu hiện đặc biệt tập trung trong thơ. Thơ phản ánh cuộc sống, giàu lí tưởng và tưởngtượng, có chất trí tuệ, đôi khi mang ch ít triết lí,
– Tuy nhiên, nội dung trữ tình và ngôn ngữ giàu nhịp điệu là đặc trưng cơ bản của thơ cần nắm vững các đặc điểm của thể loại thơ để có thể cảm thụ tác phẩm thơ một cách sâu sắc.
II. THÂN BÀI
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ
1. Thơ nhìn bên ngoài
Bên ngoài, thơ là một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt: ngắm nhìn hay đọc lên, đều có thể tác động đến thị giác và thính giác. Sự sắp xếp các dòng (câu) tha như những đơn vị nhịp điệu đã phá vỡ hình thức văn xuôi của lời nói thường, làm nên một hình thức có tính tạohình đẹp mắt. Sự hiệp vần, phối xén tiếng bằng tiếng trắc, tiếng trầm tiếng bổng, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa, tạo nên nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của thơ.
2. Thơ nhìn sâu vào bên trong
Bên trong, ta thấy thơ là tiếng nói của tâm hồn con người. Lời thơ tuy có thể đọc thành tiếng, song đó là lời nói thầm của nộitâm sâu kín, thường phải được ngâm lên hay đọc diễn cảm thì mới thấy ý vị. Các biện pháp tu từ thường thấy ở thơ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, trùng điệp, câu đảo trang… đều là những hình thức biểu hiện sự rung động của tâm hồn và ý nghĩ thầm kín của nhân vật trữ tình. Tuy vậy, lời thơ lại là những lời có ý nghĩa khái quát về con người, về xã hội và nhân loại, có giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân cách sâu sắc, đủ làm nền tảng cho sự thông cảm lẫn nhau và phát triển đời sống nội tâm phong phú của con người.
3. Sự kiện thơ – Nhân vật trữ tình
Bài thơ bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của rung động ấy. Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) thường là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó với tư tưởng, tình cảm nhà thơ, nhưng không nên đồng nhất với con người thực tế của nhà thơ. Bởi nhân vật trữ tình, do “sống” trong thế giới thơ nên có phần tự do, ít ràng buộc hơn so với tác giả ngoài đời.
4. Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. Ý nghĩa thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên. Ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú bên trong.
B. CÁCH ĐỌC THƠ
1. Cảm nhận mọi biểu hiện cụ thể của văn bản
Do được tổ chức đặc biệt, ngôn từ hàm súc, cô đọng, văn bản thơ cần được đọc thành tiếng, chậm rãi, có khi ngâm nga để hình ảnh, nhịp điệu, âm hưởng của văn bản mở ra và đọng lại thành ấn tượng trong tâm trí.
Đọc thơ, người đọc trước hết cần nhận ra tứ thơ và ý thơ, từ hình ảnh thơ mà nắm bắt ý thơ. Đặc biệt, đọc thơ cần hình dung ngữ cảnh tình huống, tâm trạng trong bài thơ. Lời thơ nói chung là lời của nhân vật trữ tình, nhưng nhân vật ấy có khi xuất hiện qua các vai khác nhau như người đưa tiễn, người chia tay, người chứng kiến.., Sâu hơn, qua lời thơ (hình ảnh, giọng điệu, các biện pháp tu từ), người đọc cần nắm bắt được sắcthái tình cảm tư tưởng của bài thơ. Cuối cùng là tìm hiểu kết cấu bài thơ, bắt đầu từ nhan đề đến cách mở bài, triển khai hình ảnh và kết bài, sự tương ứng giữa mở và kết, nắm bắt tứ thơ, phát hiện ý nghĩa của toàn bài thơ.
2. Phân tích hình tượng thơ
Hình tượng thơ là hình tượng mang ý nghĩa hàm ẩn như phong cảnh, cảnh tượng, một cuộc chia tay hay gặp gỡ, một đồ vật, một hồi tưởng hay một cảm xúc dâng trào… Hình tượng thơ rất đa dạng. Cùng với hình tượng thơ là hình tượng nhân vật trữ tình. Thơ không miêu tả chi tiết nhằm tái hiện khách thể như văn xuôi, cũng không trực tiếp bộc lộ như văn nghị luận mà sáng tạo ra tứ thơ, bằng hình ảnh, cách nói nhằm khơi gợi ý thơ cho người đọc.
Người đọc dựa vào chi tiết trong thơ, kết hợp với tri thức về ngữ cảnh mà dựng lên trong tưởng tượng các hình tượng mang ý nghĩa. Muốn phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ thì trước hết phải hình dung đầy đủ các hình tượng, căn cứ vào cách nhìn, cách cảm thụ, cách dùng từ, nhịp điệu mà phát hiện ý nghĩa, tình cảm của hình tượng thơ.
3. Sự kiện và tứ thơ
Ví dụ:
– Tự tình (Bài II) (Hồ Xuân Hương)
• Sự kiện là tiếng trống canh khuya, báo hiệu thời gian trôi qua và cuộc sống trơ trọi.
• Cuộc sống cô đơn, cuộc sống không hạnh phúc là tứ thơ toàn bài. Chén rượu hương đưa say lại tính là tứ thơ biểu hiện không thể nguôi ngoai được nỗi cô đơn.
– Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
• Sự kiện là tiếng súng của giặc Pháp làm kinh hoàng người dân Nam Bộ.
• Hình ảnh lũ trẻ lơ xơ chạy, bầy chim dáo dác bay, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây làm nên tứ thơ: xúc động vì cảnh điêu linh của quê hương, gợi lên ý căm thù giặc xâm lược tàn ác.
4. Nhân vật trữ tình – Nhân vật trong thơ
– Nhân vật trữ tình là nhân vật bộc lộ cảm xúc trong bài thơ. Trong bài thơ ng đồ của Vũ Đình Liên, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi buồn tiếc một nét đẹp của văn hóa truyền thống dần dần phai mờ theo lớp bụi thời gian.
– Nhân vật trong thơ là nhân vật gây cảm hứng cho nhà thơ, có khi là đối tượng miêu tả, là sự kiện gây cảm xúc cho nhà thơ. Trong bài thơ Ông đồ, nhân vật trong thơ là ông đồ, biểu tượng cho nét đẹp của văn hóa truyền thống.
5. Lời của nhân vật trữ tình
Lời của nhân vật trữ tình chính là lời của bài thơ, là phương tiện miêu tả cảnh vật và bộc lộ cảm xúc trong bài thơ. Ngoài chức năng thuật Bự, tả cảnh, nó còn thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình, cũng là tư tưởng, tình cảm của bài thơ. Vì thế, khai thác từ ngữ, giọng điệu sẽ giúp chota đọc – hiểu bài thơ sâu sắc hơn.
III. KẾT BÀI
– Tóm lại, từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, hãy lùi xa và nhìn lại để lí giải, đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung. Bài thơ có nét gì độc đáo, sáng tạo trong hình thức biểu hiện? Tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống và con người?
– Cách đọc thơ này chứng tỏ được”Thơlà người thư kítrung thành của những trái tim(Đuy Be-lây) và conđường ngắn nhất để đến đích của người đọc thơ là “Đi từ trái tim để đến với trái tim” (Plê-kha-nôp).
Leave a Reply