Qua đó có thể thấy, các thủ lĩnh đế vương thời thượng cổ đã bắt đầu thông qua việc quan sát diện mạo, khí sắc, ngôn ngữ, âm thanh và phong độ của con người để tuyển lựa người tài. Cách lựa chọn nhân tài này, không còn nghi ngờ gì nữa, có thể xem là sự manh nha của tướng thuật thời thượng cổ.
Tuân Tử
Tuy Tuân Tử thời Chiến Quốc đã nói: “Xem nhân tướng, người thời cổ không có thuật này, quân tử không nói đến thuật này”, nhưng các học giả đã phát hiện rất nhiều ghi chép liên quan tới “xem tướng” trong “Tả Truyện” và “Quốc ngữ”. Trong các tài liệu văn hoá khác cũng ghi chép không ít trường hợp thông qua quan sát lời nói, hành động, tướng mạo để tuyển chọn người tài. Do đó, có thể thấy trước thời Tuân Tử khá lâu, tướng thuật đã có sự ảnh hưởng nhất định đối với xã hội.
Như vậy thì tướng thuật xuất hiện từ khi nào? Theo khảo chứng về những ghi chép thời cổ thì tướng thuật có thể ra đời khoảng giữa thế kỷ 7 trước công nguyên. Căn cứ vào ghi chép trong các tư liệu văn hoá cổ thì ít nhất tướng thuật đã bắt đầu lưu hành phổ biến trong xã hội thượng lưu ở thời Xuân Thu. Khi đó, rất nhiều bậc quý tộc đã lấy tướng thuật làm căn cứ phán định để chọn người thừa kế. Tướng thuật thời kỳ này hiển nhiên không còn mang dáng dấp của giai đoạn mới xuất hiện. Những ghi chép trên cho thấy ở thời đại mà “Tả Truyện” ra đời thì tướng thuật không những được lưu truyền phổ biến mà còn hình thành thuật tướng pháp một cách hệ thống nhất định. Từ đó có thể suy ra, tuy những ghi chép sớm nhất liên quan đến tướng thuật xuất hiện giai đoạn đầu Xuân Thu, nhưng thời kỳ Xuân Thu không phải là điểm khởi nguồn của tướng thuật.
Leave a Reply