Tả cây sấu ở Hà Nội.
Bài tham khảo
Hà Nội ta là một rừng cây sấu mọc thành hàng dãy phố.
Cây sấu trông hình thù xấu xí. Hình thù cây sấu rất dễ lẫn với trăm cây khác, nhưng quả sấu chín có một hương ngọt. Nó thơm một cách khiêm tốn như cũng tự kiêu ngầm. Và ngay từ lúc nó còn là trái xanh non, đem ra làm tương giấm hoặc tan ra trong nước rau muống lúc nắng mới. Vị sấu có một hương chua chua cầu kì gớm lên ấy. Cây sấu ra quả là một nguồn cảm xúc mạnh chonhững trẻ em nghèo lúc lấm lót trèo lên cây hoặc cầm súng cao su đứng dưới gốc.
Cái lúc mà cây sấu biết nhường nhịn kia đã chịu ra lộc thì cũng là lúc cuộc đời đã xuân tàn, luống cà bát một xóm lao động cũng dang trổ những đoá hoa tím nhạt. Và từ đây, giữa đám lộc sấu đang chuyển nhanh sang màu xanh đen cố hữu rồi ngân lên cái tiếng thở dài dầu tiên của con ve sầu hát ngàn trong nắng non.
Hà Nội hôm nay, những gốc sấu vẫn tiếp tục rụng lá cũ, ra lộc mới, vừa nở hoa trên trời, vừa vãi hoa đầy đất. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm ô cửa trở vào, hoa sấu vẫn nơ, vẫn vương vãi khắp Thủ đô. Trắng tròn như những hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cốt gạo nào của khu phố bung vãi ra. Tiêng ve sầu đầu mùa cưa đều vào không gian Ilà Nội, căng thời gian ra mà cưa miết vào.
Nguyễn Tuân
Tả ngắn về cây phượng.
Bài làm
Cây phượng trường em đã rợp những đốm màu đỏ chói của hoa. Những chùm hoa li ti sớm nở theo những tiếng vui đùa của những học sinh đang bước vào một mùa hè vui vẻ. Hoa đỏ chói giữa những tàn lá xanh um mềm mại, rung rinh theo chiều gió. Những chàng ve đã bắt đầu cất lên tiếng hát nhộn nhịp vui tươi để mừng những ngày hè đã đến. Người ta nói: hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, câu ấy thật đúng. Các cô bạn gái lấy hoa phượng tết làm hoa, làm bướm. Những bông hoa phượng trên mái đầu các cô như những con bướm đùa giỡn với nắng mai. Lá phượnglà loại lá kép, lá trông như lá me. Cây phượng trường em cao to, rợp bóng, thân sần sùi, rễ mọc lan lên cả mặt đất. Trong thân cây chứa đầy thứ mủ mà những chàng ve rất thích. Nắng lên khiến giọng hát của các chàng ve càng thêm trong trẻo như những bản hòa tấu của những nhạc sĩ tí hon. Tiếng hát ấy có khi réo rắt, có khi trầm lắng khiến người ta cũng phải não lòng mà ngước lên chiêm ngưỡng những chùm hoa đỏ chói. Cuộc đời những chàng nhạc công ấy gắn liền với cây phượng như thể là hai người bạn chí thân không lúc nào lìa xa. Màu đỏ của hoa phượng và âm thanh tiếng ve làm cuộc sống thêm vui tươi rộn ràng. Tuổi học trò, chúng em càng náo nức vui sướng vì sắp được nghỉ hè.
Tả cây gạo làng em.
Bài làm
Đầu làng tôi có một cây gạo cổ thụ. Từ cửa sổ, tôi hay trông ra phía cây gạo đầu làng.
Trong ánh mắt trẻ thơ của tôi, mỗi mùa cây gạo lại hiện ra những hình ảnh khác nhau. Mùa hè, cây gạo đứng xòe ô che mát cho ai vào lúc trưa sang chuyến đò quê. Mùa thu, cây gạo nâng vầng trăng vành mọng lên cành, suốt đêm ngồi xe trăng như người kéo kén tằm vàng, rải xuống làng những dải tơ lụa mịn màng. Mùa đông, cây gạo trọi trơ cành lá. Bầu trời ẩm thấp lè tè mây xám. Cây gạo giống chàng lực sĩ khổng lồ, thân vồng Găng, rễ tì dất, vươn cành như các cánh tay cuồn cuộn cơ bắp đỡ bầu trời lên không cho mây xám đè xuống làng. Mùa xuân, nàng tiên xuân rây mưa bụi làm rung chuyển cả đất trời. Một buổi sáng, tôi trông ra phía đầu làng. Ôkìa! Cây gạo đã đơm đầy hoa nom như một mâm xôi gấc đỏ. Ngày tết, mẹ tôi cũng hay đổ xôi như thế. Khi tôiđang ngon lành giấc ngủ với giấc mơ vui mặc quần áo mới đầu năm thì mẹ tôi lẳng lặng thức dậy. Ánh lửa cháy cùng lòng mẹ. Sớm mai chúng tôi thức dậy đã thấy mâm xôi gấc nghi ngút hương thơm bên bàn thờ Tổ. Cây gạo cũng giống như mẹ tôi thức dậy từ khi nào đổ mâm xôi gấc cho làng. Sáng xuân này cây gạo như cô gái má hồng yếm thắm đội mâm xôi đầy ú ụ vào làng. Vậy là mùa hoa gạo bắt đầu.
Cây gạo gắn liền với tuổi thơ của những người dân quê tôi. Trở thành một kí ức ngọt ngào trong quãng đời của mỗi người.
Em đã có dịp nhìn thấy cây dừa. Em hãy tả ngắn về loài cây này.
Bài làm
Thoạt nhìn cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng mát cả một góc vườn. Gốc dừa lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Thân dừa cao, xốp, màu nâu xám có những khoanh tròn nối nhau. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xoe đều. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá có nhiều khía, tách lá làm nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần dần biến thành quả. Lúc đầu màu trắng đục như sữa bò, dần dần lớn lên xanh dần. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái râu dài. Trái dừa tròn, phía dưới đuôi hơi thon lại.Ngoài cùng là lớp xơ bao bọc đến lớp gáo mỏng, cứng. Lúc hái xuống, dừa không có hương vị, nhưng khi bổ ra để lộ lớp cơm trắng tinh, béo ngậy. Trong cùng là nước dừa ngọt mát, trong lành.
Đoạn văn ngắn tả cây cổ thụ.
Bài làm
Đầu làng Yên Thổ, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên có một cây trôi cổ thụ. Dân làng không ai rõ cây trôi này tồn tại từ bao giờ, chỉ ước chừng nó dăm bảy trăm năm tuổi. Trông xa, cây xòe tán tròn như mâm xôi, đường kính thân cây là hai mét, chu vi khoảng hơn sáu mét. Đặc biệt, trong kháng chiến, cây trôi này đã từng bị thực dân Pháp bắn một quả đạn moóc-chi-ê vào gốc làm cháy lõi trong thân cây. Người lớn có thể chui vào hốc cây, đứng lên giơ tay được. Nhân dân địa phương đã đổ đất xung quanh gốc và chăm sóc cây ngày càng xanh.
Tả cây chuối trong vườn nhà em.
Bài làm
Trước sân nhà em có một cây chuối. Em đã theo dõi nó từ lúc còn bé con cho đến lúc nó cho nhà em một buồng rất sây quả.
Ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuôi to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Tả một loài cây gắn liền với quê hương.
Bài làm
Ai cũng có một quê hương để nhớ. Đã có nhiều lần tôi tự hỏi quê hương là gì? Là cây gạo sân đình, là con đò bên sông hay là chùm khế ngọt như trong lời bài hát mà tôi vẫn thường nghe trên đài phát thanh xã cuối mỗi chiều? À, tôi nhớ ra rồi, quê hương của tôi và lũ trẻ làng tôi chính là cây đa đầu làng. Dân làng tôi không ai còn nhớ rõ cây đa này đã tồn tại từ bao giờ, chỉ ước chừng nó khoảng dăm bảy trăm tuổi. Thế có nghĩa là từ đời ông, đời cha của tôi đã có cây đa ấy rồi.
Từ xa nhìn lại, cây đứng cao lớn, im lìm như một cụ già cao tuổi. Tán cây xoè tròn như chiếc mâm xôi lớn. Chẳng thế mà những đứa con của làng di xa trở về, cứ nhìn thấy thấp thoáng cái bóng xanh mát của cây là biết ngay sắp về đến đầu làng rồi.
Cây đa đã nhiều tuổi rồi nên chùm rễ của nó cũng thật đặc biệt. Rễ cây to, có khi bằng những cành lớn của cây phượng vĩ già trước sân trường tôi. Những đám rễ con trồi lên khỏi mặt đất, ngoằn ngoèo như một đàn rắn đang bò. Thân cây mới thật đồ sộ làm sao! Mấy chục đứa trẻ con chúng tôi vòng tay ôm không hết. Vượt lên khỏi mặt đất, thân cây chẻ thành rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh đều có những cành con chìa ra bốn phía. Khác với thân cây, cành cây khoác một lớp áo màu nâu nhạt hơn, bớt sần sùi, thô ráp hơn. Trên những cành cây ấy là hàng nghìn chiếc lá nhỏ màu xanh mướt. Đến mùa thu, lá đổi sang màu vàng. Mỗi khi cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá vàng ấy lại lìa cành, rơi lạo xạo trên mặt đất. Chúng tôi thường nhặt những chiếc lá ấy về để chơi đồ hàng. Thật là thích thú!
Cây đa đã trở thành người bạn thân thiết của người dân quê tôi. Đó còn là một người bạn lớn của chúng tôi nữa.
Viết đoạn văn ngắn tả cây gạo làng em.
Bài tham khảo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy…
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, làm tiêu cho những con cò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.
Vũ Tú Nam
Tả cây bàng mà em có dịp quan sát.
Bài làm
Cây bàng mọc trước sân nhà em, mùa hè đến, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho những tia nắng chói mắt rọi xuống đất để cho em và bạn bè được thoải mái chơi đùa. Mùa hè này, những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!
Sang cuối thu, lá của nó ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Cái màu tía kì diệu không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác và càng nhìn càng đẹp. Đốanh họa sĩ nào pha được đúng cái màu tía ấy của lá bàng cuối thu! Những lá bàng rụng xuống mỗi ngày một nhiều. Em cứ đi học về là ra nhặt sạch từng cái, xếp thành từng chồng to ra to, nhỏ ra nhỏ, để gọn lại vào góc nhà.
Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một cái lá, cành như khô lại in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, đám cành trơ trụi đó như cố co mình vào để cho qua cái rét buốt của mùa đông.
Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, hầu như mỗi lúc mỗi khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của chúng em vậy.
Em yêu cây bàng bởi nó gắn liền với bao kỉ niệm theo năm tháng của tuổi thơ em. Nó luôn tỏa bóng mát che khi em vui chơi. Cây bàng cũng như người bạn tri kỉ của em vậy, luôn động viên em học tập và chia sẻ với em những nỗi buồn vui hằng ngày.
Em đã được nhìn thấy cây cam trong vườn nhà hoặc ở một nơi nào đó. Em hãy tả ngắn về loài cây này.
Bài làm
Cây cam sum sê cành lá, tỏa bóng trên một diện tích vườn độ hai chiếc chiếu trải ra. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá cam dày, một mặt bóng, rộng và dài độ ba ngón tay người lớn. Hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn tỏa ra.
Tháng chạp, tháng giêng, cây cam nảy lộc, lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng hai tháng ba trong tiết mưa xuân và nắng ấm áp, cam trổ hoa. Những nụ hoa trắng tím bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Cây cam phủ dầy hoa nở trắng. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm nồng nàn đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh xuân ban mai, hoa cam ướt đẫm sương, long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc.
LUYỆN TẬP
Đề 1. Tả một loài cây mà em yêu thích.
Để 2. Trong sân trường em có một cây bàng rất lớn, nó che mát cho cả sân trường. Em hãy tả lại cây bàng đó.
Đề 3. Trong dịp tết, mỗi nhà thường có cây hoa mai. Em hãy tả ngắn về loài cây này.
Đề 4. Em hãy tả ngắn một giàn hoa giấy mà em được nhìn thấy.
>> CÒN NHIỀU BÀI VĂN HAY NỮA! CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM NHA<<
Leave a Reply