Từ thực tế có thể thấy, không phải tất cả mọi người đều có thể tiếp nhận thôi miên, cũng không phải tất cả những người tiếp nhận thôi miên đều có thể bước vào trạng thái thôi miên sâu. Thuật thôi miên có thực hiện được hay không, có thu được hiệu quả hay không, ở một mức độ rất lớn được quyết định bởi người được thôi miên. Cũng có nghĩa là, có những yêu cầu nhất định đối với người được thôi miên. Mỗi người chịu thôi miên đều khác nhau, trên thực tế, những điểm khác biệt được nêu ra dưới đây, đóng vai trò quyết định cho một cuộc thôi miên được thuận lợi hay không.
– Thứ nhất, tuổi tác, giới tính của người được thôi miên.
Người có tuổi tác, giới tính khác nhau, mức độ tiếp nhận đối với thôi miên cũng khác nhau. Thông thường, người tuổi lớn quá hoặc nhỏ quá cũng gây khó khăn trong việc tiếp nhận thuật thôi miên. Vì người lớn tuổi khó tập trung chú ý; người nhỏ tuổi quá, khó hiểu vấn để rõ ràng, không thể tiếp nhận ám thị của nhà thôi miên một cách suôn sẻ. Lứa tuổi để tiếp nhận thôi miên nhất từ 12 đến 15 tuổi. Về giới tính, khả năng chịu ám thị của phụ nữ cao hơn đàn ông: đàn ông hiếu động, phụ nữ điềm tĩnh, tính độc lập của đàn ông cao, tính độc lập của phụ nữ thấp.
– Thứ hai, trí lực và nhân cách của người chịu thôi miên.
Không ít người cho rằng, người thông minh khó bị thao túng, người khờ dại dễ bị sai khiến, nghĩa là, trí lực càng cao càng khó bị thôi miên. Đây là sự hiểu lầm, sự thật ngược lại với nhận định trên. Chúng ta biết rằng thôi miên có tác dụng thông qua ám thị. Ám thị muốn có hiệu quả, trước tiên người chịu ám thị phải hiểu nội dung ý nghĩa lời nói, cử điệu của người ám thị. Có thế nói, người chịu ám thị càng hiểu sâu sắc, thấu triệt, hiệu quả ám thị càng tốt. Cho nên, người chịu ám thị phải có trinh độ trí lực, kiến thức, và sự thông hiểu nhất định. Người có trinh độ tri lực quá thấp, không thể tiếp nhận thuật thôi miên, vi họ không thể hiểu cặn kẻ những lời ám thị, cũng không thể tập trung vào một khái niệm, một đối tượng một cách lâu dài được.
Ngoài ra, đặc trưng tính cách của một con người cùng ảnh hưởng đến hiệu quả của thuật thôi miên, người có tâm trạng tươi vui, tâm lý ốn định, nhân cách tốt đẹp, có tinh thần và thái độ hợp tác để đi vào trạng thái thôi miên.
– Thứ ba, tình trạng sức khỏe của người chịu thôi miên.
Tình trạng sức khỏe của người được thôi miên cũng ảnh hướng đến hiệu quả của thuật thôi miên. Thông thường; người có tình trạng sức khỏe dưới đây không nên tiến hành ngay thuật thôi miên: bị sốt cao hoặc đường ruột không tốt; như quá no hay quá đói (thường sau khi ăn một tiếng đồng hồ bắt đầu tiến hành thôi miên thì hiệu quả tốt nhất); có hiện tượng đau bụng; tiêu chảy, vừa uống những thức uống có chất kích thích; như rượu; café; trà đậm…; người mắc bệnh da liễu hoặc do các bệnh tật khác gây ra đau đớn; ở giai đoạn khó chịu nhất; hoặc đang cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng.
– Thứ tư, trạng thái tinh thần của người chịu thôi miên.
Những người thiếu hiểu biết về thuật thôi miên đều cho rằng người đang buồn ngủ thì dễ thôi miên. Thật ra, thực tế ngược lại hẳn, người đang quá mệt mỏi, buồn ngủ thì không nên thôi miên cho họ, và chính họ cũng khó bước vào trạng thái thôi miên. Nguyên nhân vì lúc này người chịu thôi miên quá mệt mỏi đang bước vào trạng thái ngủ bình thường, và quá mệt mỏi nên không thể tập trung tư tưởng được. Trong hai tình huống này, đều rất khó thực hiện thôi miên. Khi người được thực hiện thôi miên có tinh thần hưng phấn, tập trung tốt sẽ dễ tiếp nhận ám thị trạng thái thôi miên hơn.
– Thứ năm, người tiếp nhận thôi miên không vững tin.
Người ta thường tưởng rằng quan niệm: “có tin thì mới linh thiêng” là biểu hiện của những người theo chủ nghĩa duy tâm, thật ra căn cứ theo cơ thể ám thị của thuật thôi miên, có lòng tin thì việc thôi miên đã thành công được một nửa. Tức là, lòng tin đúng đắn, rằng thuật thôi miên không có hại, thuật thôi miên có thể giúp bản thân họ xua đi bệnh tật. Có người cho rằng, thôi miên thực chất là tự thôi miên, là bản thân đưa mình vào trạng thái thôi miên. Từ một ý nghĩa nào đó, câu nói này là chính xác. Bởi vì nếu người chịu thôi miên không có lòng tin đúng đắn, nhà thôi miên cũng khó đưa người thôi miên vào trạng thái thôi miên. Trên thực tế, trở ngại lớn nhất trong quá trình thôi miên, chính là nỗi lo lắng, bất an của người chịu thôi miên, vì họ không có lòng tin đúng đắn vào nhà thôi miên.
Trong quyển sách “Bí quyết thôi miên” của nhà thôi miên nổi tiếng Đài Loan Từ Đỉnh Minh, viết: người có một trong 5 loại tâm lý dưới đây, không nên thực hiện một cuộc thôi miên. Đó là: thích phản kháng, tức là không tin hoặc là hoàn toàn phủ nhận thuật thôi miên, hoặc là không tin vào khả năng của nhà thôi miên, cố tình đến thử xem sao. Tính tò mò, tức là có một số người không biết phương pháp và ứng dụng của thuật thôi miên, cho nên xuất phát từ tính tò mò, lấy cớ là trị bệnh hoặc là tham quan, có ý muốn thử nghiệm cho biết nên khả năng tiếp nhận ám thị rất thấp. Lòng lo sợ, tức là những người thiếu kiến thức khoa học đối với thuật thôi miên, bị ảnh hưởng bởi những lời đồn, lúc nào cũng đề phòng nhà thôi miên, nên hiệu qủa thôi miên cũng không tốt. Hay phê phán và thích nghiên cứu, tức là người chịu thôi miên có ý muốn tìm cách phê phán và nghiên cứu khi đến để thôi miên; nên khó tránh chuyện vạch lá tìm sâu. Điều này không thể không ảnh hưởng đến tâm trạng của nhà thôi miên; mà còn làm lung lay niềm tin của người chịu thôi miên; nên cuộc thôi miên sẽ thất bại. Sự dối trá; tức là có vẻ như thành tâm kết hợp với nhà thôi miên, nhưng thực tế lại gây trở ngại cho nhà thôi miên. Tóm lại, những người thuộc 5 loại tâm lý như trên chỉ đem đến bất lợi cho cuộc thôi miên.
Thứ sáu, khả năng chịu ám thị của người chịu thôi miên.
Chúng ta đã biết rằng, trước khi chính thức bước vào cuộc thôi miên, nhà thôi miên phải kiểm tra khả năng chịu ám thị của người thôi miên, công đoạn này biểu hiện một thông tin, khả năng chịu ám thị của người được thôi miên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc thôi miên.
Tóm lại, mỗi người được thôi miên đều có đặc điểm khác nhau, quyết định kết quả của cuộc thôi miên của họ. Làm một đối tượng thực hiện cuộc thôi miên, tâm trạng và biểu hiện của người được thôi miên luôn thúc đẩy cuộc thôi miên được tiến hành thuận lợi; nhưng cũng có thể sẽ cản trở hiệu quả của nhà thôi miên.
Trong giai đoạn chuẩn bị thường cảm thấy bất an, lo lắng, vì cho rằng mình sắp bước vào trạng thái thôi miên hoàn toàn mất tri giác, từ đó sinh ra phản ứng phản kháng. Những phản ứng này thường được biểu hiện ở dạng đổ thừa cho điều kiện khách quan, như hoàn cảnh xung quanh ồn ào, ghế quá cao, quá cứng, mình không được khỏe lắm… Mục đích thực sự chỉ là muốn trốn tránh và làm chậm trễ cuộc thôi miên. Do vậy, để giải quyết những vấn đề này nhà thôi miên một mặt cố gắng thỏa mãn yêu cầu của người thôi miên, mặt khác nên làm tốt công tác xua tan nổi lo lắng và bất an của người thôi miên. Một tình huống khác là người chịu thôi miên có thái độ “cầm đèn chạy trước ô tô” với nhà thôi miên, họ dựa vào những kiến thức vụn vặt của mình về thuật thôi miên, đòi hỏi dùng một phương pháp nào đó, hoặc các nhà thôi miên dùng phương pháp không đúng đắn, nên phải làm thế này, thế nọ. Nhà thôi miên nên suy nghĩ xem phương pháp mình đưa ra có thể thực hiện được hay không, đồng thời cũng khéo léo chỉ ra cho họ biết phương pháp đó không phù hợp hoặc thiếu sót điều gì. Tóm lại nhà thôi miên nên cố gắng xây dựng mối quan hệ hợp tác, trong đó; nhà thôi miên là chủ đạo, còn người hợp tác cũng phải ý thức được điều này. Như vậy cuộc thôi miên mới diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra, cũng có đôi lúc người được thôi miên dựa hẳn vào nhà thôi miên, không cố gắng và phối hợp thiếu khách quan. Thái độ đó cũng không ổn.
Trong giai đoạn dẫn dắt, người được thôi miên hay có tâm lý cảnh giác và đề phòng, tức là không hoàn toàn tập trung và chú ý vào dẫn dụ ám thị của nhà thôi miên đưa ra, mà âm thầm quan sát nhà thôi miên có biểu hiện, thái độ gì, sử dụng phương pháp ra sao, thuật ngữ ám thị như thế nào. Trước khi đi vào cuộc thôi miên cũng có người (nhất là những người tham dự thôi miên mang tính biểu diễn) cố tình không chấp nhận hoặc làm trái ám thị của nhà thôi miên để thử nhà thôi miên tài giỏi cỡ nào. Cũng có người, ngay từ khi bắt đầu cuộc thôi miên đã có những hành vi chống trả, nhưng sau khi hành vi ám thị thành công, họ hoàn toàn bị động, đó là trạng thái tiêu cực, dù nhà thôi miên có đưa ra ám thị như thế hào, cũng chẳng có phản ứng gì. Trước thái độ và hành vi của người được thôi miên như thế, nhà thôi miên nóng nảy, trách cứ hay than thở cũng chẳng ích gì. Điều cần làm là, trước tiên phải có thái độ bình tĩnh, giảng giải một cách dễ hiểu cho người được thôi miên biết rằng thái độ và hành vi như thế là bất lợi cho bản thân họ. Kế đến, đừng trách cứ mà tìm cách khen ngợi họ khi họ có phản ứng đối với thuật ngữ ám thị. Cuối cùng, từng bước đưa họ vào trạng thái thôi miên.
Trong giai đoạn đi sâu, khi tiếp nhận trạng thái thôi miên ở một mức độ nào đó, nhất là khi ám thị đã xuất hiện ảo giác và yêu cầu người được thôi miên phải thực hiện những động tác trái với bình thường, hoặc là người chịu thôi miên sẽ phục tùng tuyệt đối, làm theo ám thị của người thôi miên; hoặc là xuất hiện hành vi chống trả một cách kịch hệt. Nếu lúc này ám thị, hoặc những câu hỏi của nhà thôi miên đụng chạm đến vấn đề cá nhân nhất của người được thôi miên, phản ứng này càng mạnh mẽ. Nguyên nhân là do nhà thôi miên chưa nắm bắt đúng thời cơ, có hiện tượng vượt qua ám thị sâu. Như vậy, cuộc thôi miên đi vào giai đoạn sâu, nhà thôi miên cần phải đặc biệt cẩn thận. Nếu vì nhất thời xuất hiện tình huống phản kháng, nên nhanh chóng đưa trở về giai đoạn ám thị trước đó. Sau khi thư giãn và lặp đi lặp lại những ám thị để đi vào trạng thái dễ chịu, thoải mái, khoan khoái, lúc đó mới đi bước tiếp theo.
Trong giai đoạn trị liệu, một vấn đề dễ xảy ra nhất ở người chịu thôi miên, là vì lúc này họ đã chịu ám thị ở mức độ cao, nên xảy ra trường hợp đón đầu hợp tác với nhà thôi miên, mặc dù sự “cầm đèn chạy trước ô tô” này là vô thức. Thông thường, trước khi bước vào cuộc thôi miên, nhà thôi miên có tâm lý định hướng về nguyên nhân dẫn đến bệnh tật ở người chịu thôi miên qua kinh nghiệm và kiến thức của mình. Sau đó nhà thôi miên lại ám thị và đưạ ra câu hỏi theo định hướng này, định hướng này có thể đúng hoặc có thể chênh lệch chút đỉnh. Nếu người chịu thôi miên trả lời theo định hướng này, nhà thôi miên sẽ cho rằng mình đã thật sự nắm bắt được nguyên nhân gây rạ bệnh, cho nên sẽ có sai lầm khi chuẩn đoán và trị liệu. Để tránh tinh trạng này, nhà thôi miên nên để người chịu thôi miên tự nói ra nguyên nhân gây ra bệnh tật thì thích hợp hơn, tốt nhất nên ít đưa ra những câu hỏi, mang tính định hướng.
Trong giai đoạn thức tỉnh, một vấn đề dễ xảy ra nhất ở người chịu thôi miên, đó là họ cảm thấy trạng thái trong thôi miên thật dễ chịu, cho nên muốn chìm đắm trong trạng thái thôi miên một cách vô thức, không muốn trở về thực tại nữa. Cho nên trong quá trình dần dần tỉnh lại, họ ngừng thực hiện những hành vi chủ động tự phát, họ muốn nương dựa vào nhà thôi miên, còn bản thân thì không chịu trách nhiệm bất cứ điều gì. Khi xảy ra tình huống này, nhà thôi miên phải thực hiện một loạt những ám thị để đẫn dắt người chịu thôi miên trở về một cách tự nhiên và chủ động; không nên ép buộc họ trở về trạng thái tỉnh táo. Nếu áp dụng phương thức đánh thức ép buộc, sáu khi người chịu thôi mién tỉnh dậy họ sẽ cảm thấy khó chịu về mặt sinh lý và lo lắng về mặt tâm lý.
Liệu pháp thôi miên là gì
Liệu pháp thôi miên là phương pháp lợi dụng tính chịu ám thị của con ngườii, thông qua ám thị như để dẫn dắt con ngườii đi vào trạng thái: mơ màng, nảy sinh động lực đối với chỉ thị bằng ngôn ngữ của nhà thôi nhiên, dẫn đến sự thay đổi sâu sắc về trạng thái tâm lý, tư đó khiến cho một số bệnh tật giảm bớt hoặc hoàn toàn khỏi. Phương pháp này chủ yếu thích hợp cho nhưng bệnh về thần kinh hoặc ve tâm lý nhu bệnh Hysteria ở dạng quên lãng, bệnh Hysteria ở dạng mất tiếng nói hoặc tê liệt, tè dầm, hen suyễn mãn tính, co thắt ruột, đau cổ, nói lắp… Liệu pháp ám thị cũng có hiệu quả rất tốt trong việc xóa bỏ mọt thói quen xấu nào đó. Thông thường khi áp dụng liệu pháp thôi miên nhẹ để chữa bệnh, người ta thực hiện ám thị ngôn ngữ đối với người bệnh một cách trực tiếp, khẳng định với họ sau khi tỉnh lại họ sẽ hết bệnh. Khi thôi miên sâu thì có thể thôi miên phân tích, người bệnh dễ dàng tìm ra nhân tố tâm lý dẫn đến bệnh tật, mà trước đây họ đã quên lãng; cũng có thể thực hiện thôi miên gây tê để phẫu thuật ngoại khoa. Ngoài ra, có thể lợi dụng liệu pháp này để thực hiện thôi miên tập thể, trị ngộ độc, rượu hoặc nghiện ma túy.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply