Ám thị thôi miên không chỉ ở rất gần chúng ta, thậm chí ở đâu cũng có. Chỉ cần để ý là có thể phát hiện trong cuộc sống, khắp nơi đều có ám thị thôi miên, từ quảng cáo cuối năm siêu thị giảm giá xả hàng đến chương trình mua sắm trên tivi giới thiệu đồ điện gia dụng. Thật ra đó là những dạng thôi miên, bạn đến siêu thị mua sữa, trước tiên bạn sẽ nghĩ đến nhãn hiệu nào?
Lúc này bạn đang bị thôi miên bởi quảng cáo, thậm chí những nhân viên tiếp thị đang cố gắng giới thiệu sản phẩm cho bạn, cũng là đang áp dụng ám thị tâm lý đối với bạn. Còn khách hàng sau một hồi bị thuyết phục thế là mua sản phẩm, mua xong mới hối hận. Người ta thường nghe kể những trường hợp lừa bịp qua điện thoại, có người gọi điện thoại tới báo là bạn đã trúng giải thưởng của một trung tâm mua sắm nào đó, đây là một trò lừa bịp, nhưng cũng là một kiểu thôi miên, và những kẻ bịp bợm này thuộc hàng cao thủ thôi miên! Con trẻ có tâm trạng gì khi đi học vào ngày thứ hai? Lúc này tâm trạng của chúng tốt hay xấu, đều là do phụ huynh, cô giáo và bản thân thôi miên. Khi tham gia phỏng vấn và trả lời câu hỏi, bạn đang nói với bản thân, đừng lo, đừng căng thẳng, thực ra bạn đang cẳng thẳng, và lúc này bạn đang tự thôi miên. Các nhà lãnh đạo, chính trị, ngồi sao ca nhạc hay điện ảnh, đều có sức cuốn hút, sự thể hiện sức cuốn hút nảy, bản thân cũng có hiệu quả thôi miên đám đông.
Tầt cả những hiện tượng mà chúng ta nhìn thấy thường ngày, từ góc độ tâm lý học, chẳng lạ lùng chút nào, những kích thích đơn điệu, lặp đi lặp lại, đều khơi dậy thôi miên ở những mức độ khác nhau, bởi vì bạn chịu ám thị của hoàn cảnh xung quanh, nên từ vô thức nảy sinh hành vi và tâm lý tương ứng với những ám thị đó. Giới tâm y học gọi chuyên ngành nghiên cứu ám thị tâm lý là lập trình ngôn ngữ tư duy (gọi tắt là NLP), tư tưởng trung tâm của nó là thông qua thay đổi tâm trạng của người khác, hình thành ám thị đối với tâm lý, đạt đến hiệu quả thay đổi tư tưởng và hành vi của người khác. Lập trình ngôn ngữ tư duy, tiền thân của nó là thuật thôi miên, cốt lõi cùa chúng đều là ám thị tâm lý.
Đặc tính của tâm lý con người là nhận ám thị, trong quá trình tiến bộ lâu dài của con người, nó hình thành một khả năng tự bảo vệ vô thức, khi ở một hoàn cánh lạ lẫm, nguy hiểm, người ta sẽ căn cứ vào những kinh nghiệm hình thành trước đây, dò tim dấu vết để mau chóng đưa ra phán đoán. Quá trình dò tìm này cũng là một quá trình chịu ám thị. Do vậy, mức dộ chịu ám thị cao hay thấp ở con người không thể dùng tiêu chuẩn tốt xấu để phán đoán, đây là bản năng của con người.
Trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, phương pháp ám thị tâm lý được sử dụng rộng rãi để giải quyết những trở ngại về tâm lý và hành vi. Đặc biệt là những trở ngại về tâm lý và hành vi của nhi đồng. Bởi vì trẻ con bẩm sinh có tính tò mò, trí tưởng tượng phong phú, có khả năng chấp nhận sự đa nguyên trong quan niệm giá trị, không cố chấp như người lớn. Các chuyên gia cho rằng, dùng phương pháp ám thị tâm lý có thể chữa trị chứng trở ngại trong việc học tập, hoặc những vấn đề tự điều chỉnh hành vi của trẻ rất tốt. Ngoài ra cũng có hiệu quả trong những vấn đề như trẻ mút ngón tay, cắn móng tay, tè dầm, đau răng, hoặc nỗi lo trước khi phẫu thuật béo phì, lo lắng.
Mỗi người đều có đặc điểm tâm lý và loại hình thần kinh khác nhau, nên mức độ và kết quả cảm nhận đối với 1 ám thị cũng khác nhau. Người cảm nhận ám thị tương đối cao thường có tính ỷ lại mạnh, hay nhờ người khác chỉ dạy để chìm đắm trong cảnh tượng trước mặt hoặc trong tưởng tượng; giàu trí tưởng tượng; tin cậy vào hiệu quả của thôi miên; thường có những giấc mơ ban ngày với nhiều chi tiết sinh động; từng có kinh nghiệm phân ly, tức là có trải nghiệm một phần kí ức hoặc là; chính mình phân ly ra khỏi thân xác. Căn cứ vào khí chất, con người được chia thành 4 loại tính cách: sôi nổi, linh hoạt, điềm tĩnh và ưu tư. Đặc biệt có những người đồng thời có cả 4 loại tính cách này. Người có tính cách linh hoạt dễ tiếp nhận ám thị tâm Ịý nhất, còn người cớ tính cách điềm tĩnh thì phản ứng với ám thị tâm lý hơi chậm, đa số phụ nữ dễ tiếp nhận ám thị tâm lý hơn đàn ông, người già và trẻ em dễ tiếp nhận ám thị tâm lý hơn là 1 thanh niên.
Giới thiệu những trường phái thôi miên chính hiện nay
Ở mỗi phương diện khác nhau có những khái niệm khác nhau. Hiện nay, thôi miên được chia là 3 trường phái:
Trường phái quyền uy cho rằng một cá thể có súc mạnh đặc biệt (nhà thôi miên), có năng lực tâm lý đặc biệt (như mắt thôi miên, ý chí kiên cường), khiến cho một người khác (người chịu thôi miên) bước vào trạng thái tương đối bị động, tức là dễ dàng chịu ám thị của nhà thôi miên, ám thị này có thể ép buộc những người chịu thôi miên thực hiện những hành vi khác nhau (tự việc sủa như chó cho đến việc cai thuốc lá), mà trong trạng thái tỉnh táo người chịu thôi miên không muốn hoặc không thể nào làm được. Quan điểm của trường phái này chứa đầy những khái niệm như vật chất chi phối ý thức, mất khả năng kiềm chế, đi thẳng vào ám thị. Quan điểm này được những người ngoài giới thôi miên đồng ý, hơn nữa không ít nhà trị liệu bằng thuật thôi miên cũng âm thầm tin theo quan điểm này. Trường phái quyền uy nhấn mạnh tác dụng của nhà thôi miên mà không suy xét đến những đặc điểm khác như tri thức, niềm tin và khả năng của người chịu thôi miên. Cũng không kể đến khả năng người thôi miên có chọn lựa tham dự vào sự kiện thôi miên hay không.
Trường phái tiêu chuẩn đưa ra lí luận được các nhà tâm lý học thực nghiệm tán đồng, họ không nhấn mạnh uy lực của nhà thôi miên mà nhấn mạnh người chịu thôi miên là đối tượng nghiên cứu chính. Thông thường trường phái tiêu chuẩn giả định phản ứng thôi miên là đặc trưng ổn định của cơ thể, đồng thời nhà thôi miên có thể vận dụng phương pháp tiếp xúc tiêu chuẩn, dù để ứng dụng cho tất cả trường hợp. Nói cách khác, một là người chịu thôi miên có thể bị thôi miên, hai là người chịu thôi miên không bị thôi miên. Trường phái tiêu chuẩn cho rằng, thành công hay thất bại đều do người chịu thôi miên, còn nhà thôi miên thì không quan trọng. Họ cho rằng, khả năng chịu thôi miên là một đặc trung ổn định có mặt ở một số người, một số nguời thì không có.
Trường phái hợp tác đuợc khai sáng do Milton Ericson. Ông chủ trương thôi miên trước tiên là kết quả của hoàn cảnh, tức là sự phát triển mang tính xây dựng trong mối quan hệ giữa nhà thôi miên và nguời chịu thôi miên, nó phục vụ cho cả hai. Trường phái hợp tác nhấn mạnh 3 yếu tố xuyên suốt trong quá trình thôi miên: nhà thôi miên, nguời chịu thôi miên và mối quan hệ giữa nhà thôi miên và nguời chịu thôi miên, mỗi một yếu tố đều là hệ thống tự chủ, chúng hợp tác lẫn nhau trong tổng thể. Trường phái hợp tác nhấn mạnh trạng thái thôi miên phát sinh trong bối cảnh quan hệ, trong đó nhà thôi miên và nguời chịu thôi miên không thể được coi là độc lập với nhau.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply