1) Năm sinh, năm mất của nhà văn Nguyễn Tuân là:
a. 1910 – 1985
b. 1915 – 1987
c. 1910 – 1987
d. 1915 – 1985
2) Quê ngoại nhà văn Nguyễn Tuân ở:
a. Nam Định.
b.Hải Phòng.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây.
3) Thông tin nào sau đây nói về tiểu sử của Nguyễn Tuân:
a. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
b. Năm 1941 bị bắt giam vì giao du với những người hoạt động chính trị.
c. Từ 1948 đến 1958 giữ chức Tổng Thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
d. Tất cả các thông tin trên.
e. Điểm a, c.
4) Điểm nào sau đây không phải là đặc điểm con người Nguyễn Tuân:
a. Giàu lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
b. Con người tài hoa.
c. Tinh thần tự đấu tranh để vươn tới sự hoàn thiện nhân cách.
d. Biết quý trọng nghề nghiệp của mình.
5) Ông còn là một diễn viên kịch nói, có tài và là diễn viên điện ảnh đầu tiên ở nước ta. Đó là tài hoa của nhà văn nào sau đây:
a. Nguyễn Đình Thi.
b. Kim Lân.
c. Tô Hoài.
d. Nguyễn Tuân.
6) Đề tài chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là:
a. Chủ nghĩa xê dịch.
b. Vẻ đẹp vang bóng một thời.
c. Đời sống trụy lạc.
d. Cả ba đề tài trên.
e. Điểm a, b.
7) Sở trường và thành công xuất sắc của Nguyễn Tuân trong sáng tác trước Cách mạng tháng Tám là ở thể loại:
a. Thơ.
b. Bút kí.
c. Truyện ngắn.
d. Tất cả các thể loại trên.
8) Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Tuân được viết sau Cách mạng tháng Tám:
a. Vang bóng một thời.
b. Chiếc lư đồng mắt cua.
c. Đường vui.
d. Một chuyến đi.
9) Yếu tố nào sau đây đưa Nguyễn Tuân đến với thể tùy bút như một điều tất yếu và trở thành tùy bút xuất sắc.
a. Phong cách phóng túng.
b. Ý thức sâu sắc về cái tôi và cá nhân.
c. Tất cả các yếu tố trên.
10) Nét nào sau đây là phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Tuân.
a. Chất thơ, chất trữ tình thấm đượm.
b. Tính triết lí.
c. Tính chất tài hoa, uyên bác.
d. Năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
11) Khi phản ánh con người, Nguyễn Tuân thường khám phá ở phương diện:
a. Đạo đức.
b. Lối sống.
c. Quan điểm, lập trường. ,
d. Tài hoa nghệ sĩ.
12) Điểm khác trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng so với trước cách mạng khi khám phá nét tài hoa nghệ sĩ của con người là ở chỗ ông hướng về:
a. Những con người đặc tuyển trong xã hội.
b. Những tính cách phi thường xuất chúng.
c. Nhân dân đại chúng.
d. Những anh hùng lịch sử.
13) Có người nhận xét: “trước Cách mạng tháng Tám, nói đến phong cách Nguyễn Tuân trước hết phải nói đến lối chơi ngông bằng văn chương của nhà văn này”. Đánh giá đó biểu hiện thái độ của Nguyễn Tuân là:
a. Khen.
b. Chê.
14) Cảm hứng của tập tùy bút “sông Đà” được khơi gợi từ:
a. Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc.
b. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
c. Hình ảnh con sông Đà.
d. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.
15) “Người lái đò sông Đà”của Nguyễn Tuân được sáng tác theo thể loại.
a. Kí.
b. Truyện ngắn.
c. Tùy bút.
d. Tiểu thuyết.
16) Cảm hứng của tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được khơi gợi từ:
a. Vẻ hùng vĩ, dữ dội và vẻ trữ tình, thơ mộng của sông Đà.
b. Tài hoa của người lái đò sông Đà.
c. Cuộc sống mới của nhân dân Tây Bắc.
d. Tất cả những hình ảnh trên.
e. Điểm a, b.
17) Nguyễn Tuân qua tác phẩm “Người lái đò sông Đà” muốn thể hiện:
a. Vẻ dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên như một sự đe dọa nguy hiểm đối với con người.
b. Niềm cảm động đối với người lao động trong cuộc sống khi đối diện với thiên nhiên hung dữ.
c. Tình yêu thiên nhiên đất nước và sự tôn vinh người lao động.
18) Con sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân là một sinh thể có tính cách:
a. Hung bạo.
b. Trữ tình.
c. Hung bạo và trữ tình.
19) Để làm nổi bật hình ảnh con sông Đà hung bạo như những con người khôn ngoan, xảo quyệt, hung hãn, Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều lần biện pháp tu từ sau đây:
a. So sánh.
b. Ẩn dụ.
c. Cường điệu.
d. Nhân hóa.
20) Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân hình dung sông Đà:
a. Có diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một.
b. Là cố nhân.
c. Như một thiếu nữ kiều diễm (tuôn dài như một áng tóc trữ tình).
d. Cả ba hình dung trên.
e. Điểm a, b.
21) Câu văn nào sau đây khiến Nguyễn Tuân cảm thấy di trên sông Đà mà cảm giác như được trở về thời xa xưa:
a. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê quãng sông nặng cũng lặng tờ đến thế mà thôi.
b. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.
c. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
d. Cả ba câu trên.
e. Điểm a, b.
22) Khi miêu tả con sông Đà hung bạo, Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thác bởi vì:
a. Thác sông Đà phù hợp với hứng thú của Nguyễn Tuân, người rất thích hình ảnh gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội.
b. Thiên nhiên càng dữ dội càng tạo hoàn cảnh để người lái đò bộc lộ cái tài hoa nghệ sĩ của mình.
c. Nguyễn Tuân muốn nói rằng sông Đà là một tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa ngay cả ở vẻ hung bạo của nó.
d. Tất cả các lí do trên.
23) Tuy là nhân vật tùy bút nhưng Người lái đò sông Đà cũng được Nguyễn Tuân dựng lên chân dung tương đối rõ nét, thể hiện ở phương diện nào sau đây.
a. Ngoại hình.
b. Kinh nghiệm.
c. Bản lĩnh.
d. Tài hoa.
e. Tất cả các phương diện trên.
24) Chi tiết nào sau đây Nguyễn Tuân miêu tả ngoại hình người lái đò phù hợp với nghề nghiệp và cho thấy ông tuy già nhưng vẫn là đối thủ của sông Đà.
a. Nhỡn giới vòi vọi.
b. Thân hình cao to.
c. Đôi cánh tay trẻ tráng.
d. Khuôn mặt ông he hé một nửa miệng cười.
e. Điểm a, b, c.
25) Chỉ một vài câu nói của người lái đò Nguyễn Tuân trích dẫn trong tác phẩm trong đó có câu “Chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay dại chân và buồn ngủ”. Lí do Nguyễn Tuân chọn câu đó là:
a. Dùng yếu tố ngôn ngữ để hoàn thiện đặc điểm nhân vật.
b. Cho thấy người lái đò là người thích hoạt động.
c. Ý muốn nói rằng ở những khúc sông không có thác mặt sông bằng phẳng, sóng nước ôn hòa.
d. Câu nói thể hiện được bản lĩnh của người thích đối mặt với thử thách dữ dội của thiên nhiên. Kiểu câu nói đó và kiểu người đó Nguyễn Tuân rất thích.
26) Sông Đà “cái trùng vi thạch trận” biến hóa xảo quyệt những người lái đò vẫn vượt qua được. Yếu tố nào ở người lái đò giúp cho ông chiến thắng con sông hung bạo đó:
a. Sự bình tĩnh chủ động của người “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”.
b. Vượt thác sông Đà là niềm đam mê nghề nghiệp.
c. Tinh thần dũng cảm.
d. Tất cả các yếu tố trên.
27) Nét đặc sắc trong nghệ thuật của tùy bút “Người lái đò sông Đà” là:
a. Trí tưởng tượng phong phú.
b. Vốn từ ngữ dồi dào, tri thức uyên bác.
c. Câu văn đa dạng, cách nói tu từ độc đáo.
d. Cả ba điểm trên.
e. Điểm b, c.
28) Giá trị của tùy bút “Người lái đò sông Đà” đối với người đọc:
a. Đem đến những hiểu biết lí thú, bổ ích về nhiều lĩnh vực.
b. Thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ.
c. Bồi đắp tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động, tôn vinh người lao động.
d. Cả ba giá trị trên.
e. Điểm a, c.
ĐÁP ÁN
1. c 2. c .3. d 4. c
5. d 6. d 7. c 8. c
9- c 10. c 11. d 12. c
13.a 14- d 15. c 16. e
17- c 18. c 19. d 20 d
21- d 22. d 23. e 24. e
25- d 26. d 27. d 28 d
Leave a Reply