Vì sao cây tùng được xem là vật phẩm phong thủy cát tường?
Từ xưa đến nay, mọi người đều có tình cảm đặc biệt đối với cây tùng: Văn nhân tạo khách nhiều thời đại đều thích ngắm cây tùng, các họa sĩ cũng thích vẽ tùng, đến cả người già cũng vô cùng thích thú khi nghe người khác gọi mình là “cây tùng không già”. Sở dĩ cây tùng có thể nhận được sự yêu mến của mọi người như vậy, là vật cát tường, ngoài vì hình thái đẹp đẽ và khí chất cao đẹp đặc biệt của nó ra, còn là bởi nó nổi tiếng từ sự trường thọ, có danh hiệu “đứng đầu của trăm loại cây”.
Cây tùng xanh tưới tốt, vào mùa đông không hề tiêu điều, sức sống vô cùng mạnh mẽ. Từng có câu thơ “đại diệc thùy thiên cửu vạn lý, cổ tùng bạt địa ngũ thiên niên”, ca ngợi sức sống ngoan cường của cây tùng. Vì thế, trong truyền thống dân gian, cây tùng không những là đại diện cho sự trường thọ, thậm chí được xem là tiên vật dùng để chúc thọ. Dần dần, cây tùng trở thành hình mẫu quan trọng trường sinh bất lão trong Đạo giáo; Trong thần thoại Đạo giáo, đạo sĩ ăn lá tùng, rễ tùng, một thời gian sau thành tiên trường sinh bất tử. Trong một số sách Đạo giáo cũng chỉ ra, nhựa tùng chảy ra từ cây tùng trên 1000 năm sẽ biến thành phục linh. Mọi người uống phục linh trong thời gian dài sẽ trường sinh bất lão.
Trong lịch sử tranh vẽ của Trung Quốc, “tùng hạc diên niên” luôn là đề tài quan trọng mãi mãi không phai nhạt. Đó là vì hạc tiên đại diện cho thanh cao, nho nhã, cùng với cây tùng, ngụ ý trường thọ. Trong đó, nổi tiếng nhất là tác phẩm của tăng nhân Hư Cốc đời Thanh – Tùng hạc diên niên vào năm thứ mười năm của vua Quang Tự. Cả bức tranh dựng đứng đầy ý nghĩa, ý cảnh thanh nhãn trang nghiêm, tình ý lại tươi mới, dùng bút gấp một bên lại phác họa tùng châm và đàn hạc, nét vẽ vô cùng sinh động, mang lại cho mọi người cảm giác vui vẻ phúc thọ, an khang, thể hiện sư thanh thoát không vướng một chút bụi trần.
Cây tùng ngoài việc được cho là hình tượng của tranh vẽ ra, còn thường xuyên dùng để khắc ngọc: Một cây tùng thẳng đứng chỉ lên trời, bên cạnh một hạc tiên ngẩng đầu cất tiếng kêu, trên trời có một hạc tiên cất tiếng hô ứng, thông qua sự kết hợp tuyệt vời tùng tĩnh hạc động, tùng cương hạc nhu, ngụ ý chỉ “Trường thọ trăm tuổi, bên nhau mãi mãi, cát tường an khang”.
Đến nay, “Phúc như Đông Hải trường lưu thủy, thọ tỷ Nam Sơn bất lão tùng” vẫ là câu đối chúc thọ hay mà chúng ta thường gặp nhất. Vì thế, cây tùng mang lại cho chúng ta không chỉ là tài sản vật chất, quan trọng hơn là sự truy cầu và ngụ ý thế giới tinh thần, cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống.
Rùa chúc thọ ngắm trăng kể về câu chuyện gì?
Cách hướng Đông Bắc ở Lam Châu, Cam Túc khoảng 20km có một nơi gọi là “Thập Xuyên”, gần sông Hoàng Hà, có tên gọi là “Tái thượng tiểu Giang Nam”. Nơi đso có nhiều loại cảnh quan văn nhã, tự nhiên vô cùng đẹp đẽ. Trong đó, nổi tiếng nhất là “Rùa chúc thọ ngắm trăng”. Nới đây còn có một truyền thuyết.
Trong sử sách của địa phương đó từng có một câu như thế này: “có một con rùa thần, sống dưới sường dốc, ngày bảo vệ sông Hoàng Hà, ngước nhìn Thập Xuyên, ban đêm ngắm nhìn trăng”. Tuy nhiên, câu chuyện vốn không phải như vậy. Tương truyền từ xưa Thập Xuyên là nơi giàu có và đông đúc, dân cư nơi đó an cư lạc nghiệp, vô cùng hạnh phúc, vì thế có rất nhiều người và động vật đều đến đây sinh sống, con rùa thần này cũng là một trong số đó. Rùa thần đến từ cao nguyên có nguồn nước khô hạn, ngày đêm gấp rút lên đường, nhưng do tốc độ của nó khá chậm còn, phải đi qua một quãng thời gian rất dài mới đến được bờ sông Hoàng Hà. Lúc này, nó đã sức cùng lực kiệt.
Rùa thần sau khi nhìn thấy nước thì muốn uống thật no, nhưng “mọi việc không như ý muốn”. Lúc này, vừa hay có một chú ếch vàng đang phạm lỗi ở Diêu Trì, bị Tây Thiên Vương Mẫu đánh thả xuống trần gian, rơi xuống nước sông Hoàng Hà. Trong phút chốc nuốt trọn nước sông Hoàng Hà vào trong bụng mình. Rùa thần đột nhiên nhìn thấy nước sông cạn xuống, nhưng không làm được gì. Nó cũng không còn sức để tiếp tục trèo lên phía tước nữa, đành nằm bò xuống bên bờ, ngẩng đầu nhìn trăng sáng trên trời thở dài. Như vậy qua một khoảng thời gian, cuối cùng rùa thần đã chết vì khát, biến thành rùa đá. Trong sử sách cũng có ghi chép: Ban đêm, khi yên tĩnh, có lúc mọi người sẽ nghe thấy tiếng gọi của rùa thần. Sau ày, quan nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh đây là do tiếng sống của sông Hoàng Hà gây ra.
Hiện nay, tấm đá nhìn trăng có hình dáng như chú rùa này vẫn còn ở bên sông Hoàng Hà. Rùa thần vẫn nằm ở mảnh đất đấy nhìn trăng. Hình rùa đá sống động như thật này cũng được mọi người gọi là “rùa thần”, “rùa chúc thọ”. Thậm chí những người già nơi đó đều nói: “Một năm nhìn rùa thần một lần, tức là vừa thêm thọ lại vừa thêm phúc”.
Tại sao cùng với rùa, hạc cũng được gọi là “vua của trường thọ”?
Tục ngữ nói “Rùa ngàn năm, ba ba vạn năm”. Từ xưa đến nay, rùa được mọi người gọi là “vua của trường thọ”. Trong cuộc sống của chúng ta còn có một loài động vật nữa cũng được xem là đại diện của trường thọ, chính là hạc tiên. Không chỉ ở Trung Quốc, các nước khác như Nhật Bản và Triều Tiên cũng thường xuyên đặt hạc tiên, rùa thần và cổ tùng với nhau, đại diện cho trường thọ.
Trong một số truyện ký, truyền thuyết thần thoại, hạc là một loại tiên cầm, vú dụ như trong sách tước báo cổ kim chú từng tiến hành miêu tả hạc như sau: “Hạc ngàn năm sẽ biến thành màu xanh biếc, qua hai ngàn năm nữa lại biến thành màu đen, nên được gọi là huyền hạc”. Từ đó có thể thấy, trong nhận thức của người xưa, hạc là một loài động vật vô cùng trường thọ, lại có linh khí.
Hạc tiên được nói trong lời của người xưa, kỳ thực chính là hạc trắng mà chúng ta có thể thấy ngày nay. Do hạc trắng có tính cách cao sáng, hình dáng đẹp đẽ, thường dùng mỏ, cổ, chân vương dài ra, nhìn trông giống một vị đạo cốt tiên phong, nên được mọi người gọi là “chim nhất phẩm”. Trong các loài chim, địa vị của nó chỉ đứng sau phượng hoàng. Tuổi thọ của hạc trắng trong hiện thực thường chỉ có 20 – 30 năm. Trong Bão Phác tử lại nói, hạc trắng có thể sống đến 100 tuổi. Từ đó có thể biết, khi miêu tả về hạc, người xưa đã thêm rất nhiều màu sắc kỳ bí vào. Kỳ thực, mọi người thường xem hạc trắng là tượng trưng của trường thọ cũng không phải là không có căn cứ. Vì trong điều kiện môi trường thích hợp, cộng với sự nuôi dưỡng hợp lý của mọi người, hạc trắng cũng có thế sống đến 60 tuổi. Trong các loại chim đây cũng được xem là sống lâu.
Ngoài ra, hạc còn có danh hiệu “tổ tiên của loài có cánh”, thường nói nó được sinh ra từ tinh khí của đất trời, 7 tuổi thì nhỏ, 10 tuổi lớn hơn, 160 tuổi dừng lại, đến 1600 tuổi thì định hình, có thể dùng làm vật cưỡi của các tiên nhân. Hai là sự hóa thân của người phàm sau khi thành tiên, như: Trong thần tiên ký có ghi chép. Ngoại ô phía Nam của huyện Huỳnh Dương có một ngôi nhà đá, sau nhà có một cây tùng cổ cao đến nghìn trượng. Nghe nói từng có một đôi vợ chồng bay lên cao sau đó hóa thành hạc tiên, còn thường xuyên bay trở về hồi tưởng cuộc sống nhân gian.
Trong tranh vẽ của người xưa, hạc thường được vẽ cùng với tunggf, đặt tên là “Tùng hạc trường xuân”, “Hạc thọ tùng linh”. Vẽ hạc và rùa với nhau, ý nghĩa cát tường của nó là “Quy hạc tề linh”, “Quy hoạc diên niên”. Về hạc, hươu và ngô đồng với nhau, biểu thị “Lục hợp đồng xuân”. Tranh cát tường về các vị thần tiên chấp tay ngẩng đầu nhìn Thọ Tinh cưỡi hạc, được gọi là “Quần tiên hiến thọ”. Tranh quý “Tùng hạc trường xuân” được lưu truyền rộng rãi trong các đồ vật cát tường dân gian chính là một bức tranh vừa biểu đạt chúc mừng hai vợ chồng cao tuổi trường thọ, còn hàm ý bay lên thành tiên, trường sinh bất lão,
Không chỉ như vậy, trong truyền thuyết thoại, hạc thường là con vật mà thần tiên dùng để cưỡi, Lão Thọ tinh cũng thường xuyên xuất hiện với hình tượng cưỡi hạc bay lên mây. Vì thế, tuổi thọ của hạc không thể tính được, dạc và rùa cùng được xem là vua của trường thọ. Người đời sau cũng thường xuyên dùng “hạc thọ”, “hạc linh” và “hạc toán” để chúc thọ.
Hươu cũng là tượng trưng của trường thọ phải không?
Trong Thái Bình quảng ký có một truyền thuyết liên quan tới hươu: Khi Đường Huyên Tông Lý Long Cơ đi săn ở ngoại ô Hàm Dương, nhìn thấy một con hươu đực đang chạy về phía trước, liền giương cung bắn. Sau khi hồi cung, Huyền Tông ra lệnh cho mài dao giết hươu, muốn đầu bếp làm một bữa tiệc thịt hươu. Tuy nhiên, khi Trương Quốc Lão nhìn thấy con hươu này, liền nói với Đường Huyền Tông: “bệ hạ, đây là một con hươu tiên. Vào năm thứ năm niên hiệu Nguyên Thú, Hán Vũ Đế đi săn, từng bị Hán Vũ Đế bắt sống trong rừng. Sau này có người nói con hươu này thọ 1000 tuổi, Vũ Đế ra lệnh cho Đông Phương Sóc chế tác ra một miếng đồng buộc vào dưới sừng bên trái của con hươu, sau đó thả con hươu này ra”.
Đường Huyền Tông nghe xong, không hề tin lời của Trương Quốc Lão, thế là ra lệnh cho người đến xem sừng hươu, kết quả nhìn thấy một miếng đồng phía dưới sừng trái của hươu, dài khoảng 2 thước, nhưng chữ phía trên lại rất mờ không rõ: “Đường Huyền tông lại hỏi: “Năm thứ năm niên hiệu Nguyên Thú năm nào, đến nay đã bao nhiêu năm”. Trương Quốc Lão trả lời: “Năm đó là năm Quý Hợi, hiện nay là năm Giáp Tuất, đến nay đã được 842 năm rồi”. Đường Huyền Tông nghe xong liền ra lệnh cho quan thiên văn đối chiếu năm, kết quả phát hiện giống như lời Trương Quốc Lão nói. Đường Huyền Tông cảm khái nói: “Lạ Thay!”.
Đương nhiên, đây chỉ là một câu chuyện, không phải là sự thật. Nhưng, bắt đầu từ đời Hán, người xưa quả thật đã bắt đầu xem hươu là tượng trưng của sự trường thọ. Đây là vì trong Bão Phác tử của Cát Hồng Triều Tân có viết: “Hươu thọ ngàn tuổi”. Phần nhọn của sừng hươu có tinh hoa của linh chi, là động vật duy nhất có thể xác định được vị trsi của linh chi, vì thế nhận được sự tôn sùng của mọi người. Hơn nữa, xét từ góc độ Y học, nhưng hươu quả thực có thể đạt được tác dụng, ích thọ diên niên, cường tráng mạnh khỏe, giúp tinh lưc dồi dào.
Ngoài ra, trong “tứ linh” thời xưa, rồng, phượng, kỳ lân, rùa, tạo hình của rồng và kỳ lân đều có liên quan đến hươu, sừng rồng. Đây là vì người xưa xem hươu là loài thú qhúy, là đại diện cho may mắn, đặc biết là hươu trắng, càng thường xuyên đồng hành với thần tiên, là một trong những ghế ngồi của thần tiên.
Trong xã hội cổ đại, hỳ vọng có sự xuất hiện của hươu đa phần có sự tồn tại của con người. Tranh hạc hươu cùng dừng lại dưới cây ngô đồng, dùng “cây ngô đồng” để đại diện cho “cùng nhau”, thường xuyên được mọi người dùng để cầu xin trường thọ. Mà truyền thống dân gian từ xưa đến nay cũng xem hươu, hoa mai, hạc tiên và rùa là đại diện của động vật chúc thọ, còn gọi 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc là “Lục hợp”. Vì thế, “Hạc lộc đồng xuân” cũng có nghĩa là “Lục hợp đồng xuân”, chính là vì “lộc” đồng âm “lục”, “lạc” và “hợp” cùng âm. Hơn nữa, hạc là tiên cầm, hươu là thú quý, có ý ca ngợi cảnh sắc tuyệt đẹp ý xuân ngập đất trời, vạn vật tươi tốt.
Tại sao đá chúc thọ được xem là vật cát tường để “cầu Thọ”?
Người Trung Quốc làm bất cứ việc gì đều hy vọng có được điềm báo tốt cát tường như ý. Người xưa luôn theo đuổi “trong năm điều thiện, hiếu đứng đầu” càng hy vọng có thể để các bậc trưởng bối của mình nhận được lời chúc phúc tốt nhất. Vì thế, trong vô vàn các lễ vật mừng thọ, có đào chúc thọ, mì trường thọ, sách vạn tho. Trong đó còn có một vật cát tường chúc thọ, cầu thọ vô cùng nổi tiếng, đó chính là – đá chúc thọ.
“Đá chúc thọ” thường là chỉ đá có hình dạng hỳ dị, ngụ ý khá tốt, ví dụ như đá thái hồ và đá linh bích (còn gọi là khám thạch), chính là đá chúc thọ. Sở dĩ đá chúc thọ ngày càng nhận được sự yêu thích của mọi người, nguyen nhân chính và vì ngụ ý của nó. Mọi người hy vọng tuổi thọ của mình có thể lâu bền giống như viên đá.
Nhà thư pháp lớn Mễ Phất đời Tống là một người vô cùng yêu thích sưu tầm đá chúc thọ. Một hôm, ông có được một viên đá lớn Thái hồ nguyên sơn thì lấy làm thích thú. Viên đá này có màu sắc nhẵn bóng, lại núi non trùng điệp, tạo cảm giác không gian tầng tầng lớp lớp. Viên đá nhìn lung linh, khe động đều có đầy đủ, Mễ Phất đặt tên là “Động thiên nhất phẩm”, có ý so sánh với các loại đá chúc thọ khác. Không chỉ có vậy, sự yêu thích “Động thiêng nhất phẩm” của Mễ Phất đã đến mục độ điên cường, mỗi sáng sớm đều phải hành lễ 3 quỳ 9 váy nó. Hành động này của Mễ Phất bị mọi người chọc ghẹo là “Mễ điên”. Tuy nhiên, nhiều họa sỹ sau này đã vẽ cảnh Mễ Phất vái đá, đặt tên là “Động thiên nhất phẩm”.
Kỳ thực, Mễ Phất yêu thích viên đá chúc thọ như vậy là có nguyên nhân. Nghe nói, Đại vu khi thống trị Thái Hồ, từng dùng rìu thần đục một viên đá thành hìn dáng con ba ba đá lớn. Những viên đá bay ra trong quá trình đục ba ba đá được rửa bằng nước sông, đã biến thành đá thái hồ. Vì thế, loại đá này cũng có thể là đá vụ từ thân ba ba lớn kia. Qua câu chuyện đá thái hồ được đục bởi rìu thần của Đại vu, đã có hàm nghĩa “đá chúc thọ”. Mễ Phất vái lạy “Động thiên nhât phẩm” kỳ thực chính là tôn sùng Thọ Tinh.
Trong tranh ngũ thụy có “ngũ thụy” nào?
Đã từ rất lâu, người xưa thông qua tranh Ngũ Thụy đê chúc thọ, cầu phúc, cầu bình an. Vậy thì, mọi người biết trong tranh Ngũ thụy này có những “ngũ thụy” nào không? Kỳ thực, ngũ thụy này chỉ hương xuân, có huyên, chi lan, khánh thạch và trúc, trong dân gian những loại này tượng trưng cho cát tường, bình an, trường thọ, hỉ khánh và hưng vượng.
Trong sách Trang Tử đã từng nói: “Xưa có cây xuân 8000 tuổi là xuân, 8000 tuổi là thu”. Vì thế. Trong lòng của người xưa, cây hương xuân chính là tượng trưng của trường thọ. Họ còn vì cây xuân như người cha, gọi là “Xuân đinh”, ngụ ý người già trường thọ.
Có uyên, còn gọi là “vong ưu thảo”, có thể giúp con người quên đi nỗi buồn. Vì thế, thường xuyên được mọi người ví với sự vui vẻ, cũng ẩn dụ gia đình hạnh phúc vô ưu. Mọi người đều biết người xưa dùng “lệnh đường” để chỉ người mẹ, kỳ thực nó có hàm nghĩa nhất định. Người xưa phân chia nơi ở thành “tiền đường” và “hậu thất”. “Hậu thất” còn gọi là “bắc đường”, là nơi ở của người mẹ. Người xưa thường trồng cỏ uyên ở Bắc đường. Vì thế, có uyên cũng có thể chỉ về người mẹ, cũng là chúc phúc người mẹ có thể trường thọ, an khang.
Chi lan là chậu cây được người xưa trồng ở bậc thềm, hình dáng thanh cao nho nhã, được con gười yêu thích. Đồng thời “chi lan” cùng âm với “con trai, cháu trai”, ẩn dụ con cháu do gia đình sinh ra và nuôi dưỡng, không phải là con riêng, cũng có thể biểu thị nhân đinh trong gia đình hưng vượng phát đạt, dùng để giảng dạy khuyên bảo con cháu.
Thơ cổ có viết: “Vua là khánh thạch, thiếp là bồ vĩ, bồ vĩ dẻo như tơ, khánh thạch không thể nào dịch chuyển”. Khánh thạch ở đây thường chỉ đá lớn sừng sững không động đậy, vừa lớn vừa phẳng trên núi cao. Sau này được mọi người dùng để biểu thị cơ nghiệp gia đình vững chắc, kiên cố như khánh thạch.
Trúc không những có thể được ví như quân tử thanh cao chính trực, còn có nghĩa “Trúc báo bình an”. Đây là vì khi người xưa chưa có giấy, đã viết chữ lên trúc, dùng tấm trúc để truyền thông tin. Vì thế, trên giấy viết thư, mọi người có ấn kèm cánh trúc hoặc lá trúc dùng để chỉ sự bình an.
Tranh ngũ thụy chính là tổ hợp những đồ vật có lời chúc tốt đẹp lại với nhau như vậy, bao hàm cả ý nghĩa cha mẹ trường thọ, không có ưu phiền, gia cơ ổn định như khánh thạch, con cháu hưng vượng, gia đình bình an. Trong đó, “tranh ngũ thụy” nổ tiếng nhất do Hán Linh Đế, năm thứ tư niên hiệu Lưu Hồng do Kiện Ninh sáng tác. Bên trái tranh là rồng vàng, bên phải là hươu trắng, phía dưới bên trái có 2 cây 4 cành “liên lý”, chính giữa có một cây gia hòa, cây mọc ra chish thân. Bên phải có một cây, dưới cây có người cầm đĩa “thừa lộ”, là bức tranh cát tường sớm nhất tồn tại đến nay của Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc có những chữ “thọ” nổi tiếng nào?
Khi xem các bộ phim cổ trang, chúng ta thường nhìn thấy một đoạn như thế này: Nếu một vị trưởng bối làm lễ mừng thọ, hậu bối hiếu thuận thường chuẩn bị một cuốn sách vạn thọ làm quà mừng thọ. Người già nhận được qùa mừng này vô cùng vui mừng. Đó là vì sách chữ thọ kỳ thực không dễ viết, nhưng ngụ ý của nó lại đặc biệt tốt. Con cháu tặng món quà này ắt phải tiêu tốn rất nhiều tâm sức.
Nói một cách thông thường, sách chữ thọ kỳ thực là một cuốn tranh bách thọ được cấu thành bởi nhiều chữ “thọ”, phía trên viết các thể chữ “thọ” từ xưa đến nay, thường là 100 chữ, cũng có thể nhiều hơn, nhiều nhất là một van chữ. Sách chữ thọ có thể phân thành 2 loại: một là trong khung tranh rộng lớn có một chữ thọ lớn, xung quanh gồn 100 chữ “thọ” viết bởi nhiều thế chữ khác nhau; loại khác là xếp 100 chữ “thọ” viết bởi nhiều thế chữ khác nhau thành 10 hàng, mỗi hàng 10 chữ, cấu thành hình vuông, hoặc là dùng vòng tròn bao quanh từng chữ trong 100 chữ “thọ”, cấu thành hoa văn hình tròn.
Bất luận dòng chữ trường thọ thể đơn hay là dấu chữ thọ tròn có từng chữ bao quanh là một dạng đồ hình ký tự. Nhưng dòng chữ “thọ” thể đơn còn có kềm đồ hình, như: “Như ý thọ tự đoàn” được trang trí hoa văn như ý xung quanh chữ thọ hình tròn, “Ngũ phúc bổng thọ” vẽ 5 con dơi xung quanh thành hình tròn. Những tranh chữ thọ này đa phần dùng ở nơi chức thọ, dán trên cửa, trên tường và các loại đồ dùng, thậm chí là in trên quần áo, chăn gối của người già để cầu phúc nạp thọ.
Trong Độc thư mẫu cầu ký – Tự học bách thọ đồ, Tiền Tăng triều Thanh đã nói: “Lệnh sử Tĩnh Giang thời Thiệu Định, Nam Tống gọi người khắc 100 chữ thọ”. Đến triều Minh, tranh bách thọ đã được lưu hành rộng rãi. Vào niên hiệu Chính Đức triều Minh, Triệu Bích đã viết cuốn Bách thọ tự. Trong sách ghi chép 24 loại bách thọ. Dũng đồng tiểu phẩm của Chúc Quốc Trinh triều Minh đã ghi chép tranh bách thọ cất giữu trong nhà: “Ngự sự Trương Chi, trong nhà cất giữ một bức tranh chữ thọ lớn, do tổ tiên ông để lại. Chữ cao 4 thước 7 thốn, chữ khải màu đen, điểm trong tranh, đều là chữ thọ nhỏ, chữ trắng viết kiểu chữ khác, đầy 100 chữ với nhiều thể chữ khác nhau”. Từ đó có thể biết, chữ bách thọ đã có lịch sử vô cùng lâu đời, hơn nữa còn nhận được sự yêu mến rộng rãi của văn nhân tài tử.
Ngoài sách chữ thọ được viết bằng bút mực ra, ngoài Hứa Nhược Thạch, nhà khắc dấu Sơn Tây đã phát minh sáng tạo dùng 1050 vạn chữ thọ khắc dấu, tổ hợp thành “Thiên thọ ấn”, dài 30m. Trong đó chữ in có giáp cốt văn, tiểu triện, Hán ấn, Ngụy bi, hoa văn tiền cổ, cùng với các thế chữ khải, thảo, hành, lệ, còn có văn tự cảu các dân tộc thiểu số như dân tộc Mông Cổ, dân tộc Mãn, dân tộc Triều Tiên.
Thế nào là tranh chúc “thọ”?
Tranh chúc thọ chính là một loại tranh có ngụ ý cát tường dùng làm quà mừng thọ của người xưa. Đa phần được tổ hợp từ một số tranh và ký hiệu có ngụ ý nhất định, dùng để biểu thị ý nghĩa mạnh khỏe trường thọ. Ngày nay, khi các người già mừng thọ, con cháu hiếu thuận đều tặng tranh chúc thọ, kết hợp với câu đối chúc thọ, như: “Phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn”, cùng với tranh chúc thọ biểu đạt lời chúc hy vọng người già mạnh khỏe, trường thọ.
Tranh chúc thọ đa phần xuất hiện với hìn thức bằng tranh, cũng có không ít điêu khắc được khắc bằng ngọc thạch. Nội dung của nó đa phần là tùng bách, quy hạc, đào, vách núi, nước biể và các tổ hợp thần thọ hoặc được cấu thành bởi nhiều chữ “thọ” được viết bởi nhiều thể chữ từ xưa tới nay, chủ yếu có mấy loại dưới đây:
Tổ hợp núi, biển: Tranh chúc thọ tổ hợp núi biển có tranh “Thọ sơn phúc hải”, chủ thể trong tranh là biển lớn, trong biển có vách núi, trên biển có dơi đang bay. Sở dĩ có tranh như vậy là vì “biển” trong tranh chỉ “Đông Hải”, “dơi” đồng âm với “phúc”, vách núi đại diện cho “Nam Sơn”, ngụ ý “phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sươn”. Ngoài ra còn có tranh “Phúc như Đông Hải” và tranh “Thọ tỷ Nam Sơn”. Thông thường mà nói, tranh “Phúc như Đông Hải” đều miêu tả cảnh sắc mặt trời mọc trên biển lớn, hạc tiên bay trên biển. Tranh “Thọ tỷ Nam Sơn” là một cảnh đjep vách núi sừng sững, rồng có sừng bay vút lên không trung.
Tổ hợp hạc, tùng, rùa: Trong tranh chúc thọ, ngoài tranh núi biển thường gặp, còn có các loại tranh khác như “tranh tùng hạc”, “tranh quy hạc”. “Tranh tùng hạc” thường là hoa văn được tổ hợp từ tùng và hạc. Trong đó từ xưa đến nay, tùng là cây trường thọ, vì thế người xưa đã dùng cây tùng đại diện cho trường thọ. Lại thêm chút màu sắc thần bí vẽ vào trong tranh, cộng với thú quý hạc tiên, đại diện cho ý nghĩa chúc người mừng thọ trường sinh bất lão, thành tiên bay lên. Trong văn hóa truyền thống, rùa và hạc đều là vật cát tường có đủ tiên khí, dùng chúng vẽ tranh, đại diện cho lời chúc phúc tốt đẹp nhất của mọi người.
Ngoài ra, tranh chúc thọ có thể được cấu thành bởi nhiều chữ “thọ”, gọi tắt là “Dấu chữ thọ”. Trong đó, vừa có tranh nhiều chữ, như “Tranh bách thọ”, cũng có tranh một chữ, chữ hình dài gọi là “trường thọ”, chữ hình tròn gọi là “viên thọ” hoặc “đoạn thọ”.
Thế nào là “tranh bách thọ”?
Hồi thứ 71 trong Hồng lâu mọng có viết: Giả Mẫu hỏi chị Phượng: “Những nhà trước đã tặng quà, tổng cộng cso mấy nhà có bình phong?”. Chị Phượng trả lời: “Tổng cộng có 16 nhà, có 12 tranh bách thọ có một mặt trát vàng khung lớn là hạng nhất”. Mọi người biết “Tranh bách thọ”, “hạnh nhất” được Chị Phượng nói là cái gì không?
Tranh bách thọ cũng không khác sách chữ “thọ”, có thể xem là một loại của sách chữ thọ, được tổ hợp từ 100 chữ “thọ” viết bởi nhiều thể chữ khác nhau. Tranh bách thọ là một loại ký thác lý tưởng trường thọ của dân gian cổ đại, từ xưa đến nay đều dùng làm quà tặng mừng thọ, được mọi người thưởng thức như một tác phẩm nghệ thuật.
Tranh bách thọ có nhiều chủng loại, thường là hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật, cũng có loại viết thếm một số chữ “thọ” nhỏ bên trong một chữ “thọ” lớn. Trong đó, thể chữ viết đa phần là chữ cổ, có chữ triện, lệ, khải, Nhất định không được xem nhẹ 100 chữ “thọ” này. Vì 100 chữ thọ nhỏ trong “Tranh bách thọ” đều có từ ngàn thu, không hề giống nhau. Trong đó không thể thiếu các thể chữ như khải, lê, triện, hành, thảo, giáp cốt văn. Bên cạnh chữ thọ nhỏ còn chú thích xuất xứ loại tranh này.
Dựa vào các loại khác nhau có thể phân chia tranh bách thọ thành nhiều loại khác nhau: Phân chia dựa vào triều đại, có Thương đỉnh văn, Chu đỉnh văn, Hán đỉnh văn, phân chia theo khu vực (tên nước cổ đại), có Kỳ lệ, Yến thư, Tây Hạ đài thư; phân chia dựa vào thể chữ có dich triển, cổ lệ, cổ đầu kim văn, phi bạch thư, phân chia dựa vào trường pháp của các nhà thư pháp, có Trịnh mạc, Hoài tổ, Ngu (Thế Nam) thư, Thái (nang) thư, Tiểu Vương (Hiến Chi) thư và thể văn Hoàn nga kính của thư thánh Vương Hy Chi. Ngoài ra, còn có một số thể chức không thể phân loại như kha đầu văn, tinh đầu văn, hỏa văn, thụ văn, long văn, phượng văn, tụ bảo văn, có thể gọi là long lanh rực rỡ, khiến mọi người không khỏi kinh ngạc.
“Tranh bách thọ” xuất hiện như thế nào?
“Tranh bách thọ” đã có từ lâu đời. Về sự xuất hiện của nó, có nhiều quan điểm, chủ yếu nhất là có hai loại. Hơn nữa đều có liên quan tới tri huyện sử vị:
Loại thứ nhât là ghi chép về Liêu Phù thành tiên. Sách Bão Phác tử viết: “Giếng Đan ở Liêu Phù, người tộc này uống nước ở giếng nên thọ lâu”. Trong sách Vịnh Ninh châu ký cũng có cách nói tương tự như vậy: “Liêu Phù là người Vĩnh Ninh, tương truyền nhà có giếng Đan sa. Người trong nhà uống nước ở giếng này, đều sống hơn 100 tuổi.
Những ghi chép này không phải là không có căn cứ mà bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian: thời xưa, người của tộc Liêu Phù sống tập thể nơi chân núi. Người nơi đây dựa vào thức ăn ở địa phương để sinh sống, uống nước trong giếng đan sa, kết quả tuổi thọ của người ở đây đều hơn 100 tuổi. Bản thân Liêu Phù càng thọ hơn, sống 158 tuổi, cuối cùng trở thành tiên, cưỡi mây bay về phương Tây. Sau khi tri huyện Sử Vị nghe được câu chuyện rất thần kỳ, thế là viết một chữ thọ cực lớn, đồng thời tra từ điển, dẫn chứng rộng rãi, chế tác ra một bức “tranh bách thọ”. Sau này mời thợ thủ công Vương Nguyên khắc ở mặt trên của một viên đá lớn, lưu truyền đến nay.
Loại thứ hai là Cao Đăng phạm lỗi, cầu phúc bổ cứu. Tương truyền trước núi Bách Thọ có một cái giếng đan sa, nước giếng ngọt, trong vắt. Liêu Phủ và người nhà sống ở đó thường xuyên uống nước giếng này, kết quả Liêu Phủ thọ hơn 150 tuổi. Người nhà và con cháu thế hệ sau cũng thọ hơn 100 tuổi. Mọi người đều nói đó là vì trong nước giếng có một đôi hà thủ ô nghìn năm. Một đôi trẻ nhỏ xinh đẹp thường xuyên chơi đùa bên cạnh giếng cũng do chúng biến hóa thành.
Một vị tham quan tên là Cao Đăng sau khi nghe chuyện, cũng hy vọng mình có thể trường sinh bất lão, liền sai người hằng ngày đến lấy nước giếng về uống. Ai ngờ người này có lòng tham vô đáy, đột nhiên sai người đào lấy “thủ ô sống” đun lấy ăn. Giếng đan sa cũng dần khô cạn, biến mất. Đúng lúc hậu thế đều cảm thấy hối tiếc vì không được dùng nước giếng trường thọ như vậy nữa, một người nhìn thấy trước bàn thờ Quan Thế Âm trong núi nhìn một câu đối:
Bách thế thượng sự tích như tư tăng kỷ hà thời kích đan sa tầm bất kiến.
Thọ nham nội thần tiên vô toán nhi kim an tại thanh sơn lục thụ ngã lai trì.
Đến năm thứ hai niên hiệu Định đời Tống (tức năm 1229 Công nguyên), trì huyện Sử Vị biết được chuyện này, viết một chữ thọ vào ngày mừng thọ của mình, đồng thời mời các người già nổi tiếng trường thọ trong huyện viết một chữ thọ nhỏ xung quanh, cuối cùng do đích thân ông chỉnh lý. Sau đó, mời thợ thủ công giỏi đến khắc trên tường đá trong núi, trở thành “tranh bách thọ” ngày sau. Tranh bách thọ cũng trở thành đại diện của cầu phúc, cát tường.
Mặc dù đây chỉ là truyền thuyết, nhưng đều giống nhau, “tranh bách thọ” đều được hình thành từ trí tuệ của nhiều người được trì huyện Sử Vị tập hợp lại. Từ khi nó xuất hiện đến nay, đã nhận được sự yêu mến và hoan nghênh của mọi người. Thời đó, về cơ bản nhà nhà người người đều treo một bức tranh bách thọ để cầu an khang, trường thọ.
“Tranh bách thọ” có những truyền thuyết gì?
Phần trên chúng ta đã miêu tả nguồn gốc của “tranh bách thọ” trở thành bảo vật quý hiếm được lưu truyền rộng rãi, đặc biệt là ở thời kỳ Nam Tống. Tác phẩm mô phỏng “tranh bách thọ” được in ấn, bồi khung xuất hiện nhiều vô kể như trúc xuân sau mưa. Thời đó, không chỉ nhiều dân chúng tự hào vì có một bức “tranh bách thọ”, đến cả triều đình hiển quý, thư hương thế gia cũng đều tìm trang bách thọ tốt nhất, để treo ở trung đường, vừa có thể giúp môn đình huy hoàng, khách khứa tranh nhau thưởng thức, còn có thể bảo vệ gia đình mạnh khỏe, trường thọ.
Nghe nói, các thương nhân đi xa thời cổ đại hoặc là những người theo đường hoạn lộ thanh vân đều xem “tranh bách thọ” là bảo bối bảo vệ gia đình bình an. Sách Vĩnh Nính châu chỉ có viết: “Sĩ đại phu dùng sách in ấn đặc biệt, đựng trong nhiều tráp, có thể trấn được hiểm của giang hồ phong đào, nhiều kỳ nghiệ,”. Trương truyền khi Trịnh Hòa đời Minh đi xuống Tây Dương, tùng một lần gặp cuồng phong sóng lớn trên biển. Lúc đó, mái chèo của thuyền lớn đã bị sóng đánh hỏng, cột buồm bị gió thổi gậy, mọi người đều cho rằng mạng sống của mình đã chấm hết.
Đúng vào thời khắc vô cùng nguy cấp này, có người nhìn thấy một ông già râu tóc bạc trắng ngồi trên đầu của một con thuyền nhỏ, trên biển sóng to gió lớn mà vẫn ngồi yên định như ngồi trên đất phẳng. Sau khi Trịnh Hòa nhìn thấy, lập tức ra lệnh cho con thuyền còn lại vội vàng đi theo sau con thuyền nhỏ đó. Quả nhiên, không lâu sau, sóng yên biển lặng, ông già kia cũng đột nhiên không còn tung tích. Cuối cùng, khi Trịnh Hòa ra lệnh cho người đi tìm mới phát hiện trên thuyền có một thủy thủ mang theo một bức “tranh bách thọ”. Vì thế, mọi người đều cho rằng đấy là “tranh bách thọ” đang hiển linh.
Trong lịch sử có những “tranh bách thọ” nổi tiếng nào?
Mọi người thích du lịch có thể men theo đường quốc lộ Quế Dung đi về hướng Tây. Sau khi đi qua một ngọn núi lớn “Kim Trúc Ao”, lại men theo ven sông Long Giang ngoằn nghèo xinh đẹp, đi qua 3 đoạn núi quanh co, sẽ đến một nơi rộng rãi. Nơi đây muốn trùng sóng biêc nước sông như dải ngọc, xanh trong bao quanh, cư dân sống hạnh phúc. Đó chính là thành cổ của Vĩnh Ninh Châu – Trấn Bách Thọ.
Chúng ta men theo phố cổ của thành cổ đi về phía Đông, dần dần sẽ nhìn thấy một ngọn núi nhô lên. Cả ngọn núi giống như một chòm sao Thương Long lao nhanh, ngoằn nghèo đến bên đường quốc lộ thì dừng lại. Người địa phương đó đặt cho ngọn núi này một cái tên: núi Đối Hà. Phía Tây Bắc núi xanh biếc như tranh, có một phong cảnh như động chân trời, đây chính là “núi Thọ Tự” trong truyền thuyết. Theo truyền thuyết này, nước suối trong lành, mát ngọt dưới chân núi này chính là nước giếng đan sa.
Tranh bách thọ trong trấn bách thọ này vô cùng nổi tiếng, không chỉ vì nó là tranh bách thọ sớm nhất, càng vì nội dung in khắc trên đó vô cùng phong phú. Có rất nhiều khắc đá đa chủng loại, có ký sự, truyền ký, minh chương, thư văn và đề danh, còn có lời văn cát lành, cách ngôn. Nổi tiếng có hai chữ “Ninh thọ” do nhà thư pháp nổi tiếng Triệu Vu Phủ đời Hữu Nguyên viết, còn có thơ văn của nguyên soái Du Đại Du triều Minh khi trấn áp khởi nghĩa của dân tộc Choang. Mà trong nhiều khắc đá này, nổi tiếng nhất là chữ “thọ” do tri huyện Sử Vị khắc vào năm Kỷ Sửu (năm 1229 Công Nguyên) Thiệu Định, Nam Tống, chữ cao 175 cm, rộng 145cm, treo ở vách đỉnh núi, ngòi bút bay lượn có lực, điêu khắc cực kỳ tinh xảo, có thể gọi là tác phẩm điêu khắc lớn đời Tống.
Không chỉ có vậy, trong tranh chữ thọ lớn, còn mốc quan trọng viết thêm 100 chữ thọ nhỏ, có ý “Trường thọ trên 100 tuổi”. Chữ thọ nhỏ có đầy đủ các thể chữ chính, thảo, lệ, triển, trăm chữ trăm lọa, mà bên cạnh mỗi chữ còn chú thích xuất xứ của thể chữ. Đúng là một khối chữ thọ lớn nhỏ. Ngước nhìn sẽ có được sự hứng thú tuyệt diệu vô cùng, không khỏi cất lời tán thưởng.
Ngoài ra, còn rất nhiều “tranh bách thọ” nổi tiếng khác, đặc biệt là “tranh bách thọ” đời Minh Thanh, càng vĩnh viễn không thể phai mờ. Trong hai đời Minh, Thanh, một bức “tranh bách thọ” do Chu Sa in dập đã có giá trị “10 đồng long dương, hoặc 5 thạch gạo trắng”. Đến năm Càn Long, tri châu Vĩnh Ninh là Viên Quang Vĩ chúc thọ thượng thư ân sư bộ lễ, từng dùng hai trăm đồng long dương thuê người làm “tranh bách thọ” phi kim. Năm Dân quốc, Tưởng Giới Thách đại thọ 50 tuổi, Hoàng Húc Sơ chủ tịch tỉnh Quảng Tây sai người làm “tranh bách thọ”, làm quà mừng thọ tặng Tưởng Giới Thạch. Nghe nói, sau này, bức “tranh bách thọ” tinh xảo này trở thành lễ vật cho chính phủ, trao tặng cho nữ hoàng Elizabeth nước Anh làm quà mừng thọ. Từ đó về sau, “tranh bách thọ” ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và các nước Âu Mỹ cũng có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí có nhiều người đã xem “tranh bách thọ” là bảo vật gia truyền.
Dấu hoa văn chữ thọ
Khi chúng ta xem các bộ phim cổ trang, thường nhìn thấy một số người già mặc quần áo có in chữ “thọ”, nhìn vừa đẹp vừa có khí chất. Không chỉ có vậy, cho dù nhìn vừa đẹp vừa có khí chất. Không chỉ có vậy, cho dù là xã hội hiện nay, chúng ta còn nhìn thấy một số cửa hàng có tên hiệu cũ vẫn bán quần áo như vậy. Kỳ thực, sở dĩ những bộ quần áo có mang “dấu chữ thọ” vĩnh viễn không thể phai mờ, đó là vì nó đại diện cho hy vọng và lời chúc trường thọ của loài người.
Người cổ đại Trung Quốc đều thích dùng hoa văn chữ thọ để làm đồ trang sức, có các hoa văn đa sắc đa dạng, mà dấu văn tự cũng là một loại trong đó. Dấu văn tự thường đều in trên đồ sứ hoặc thêu trên vải, dùng để biểu đạt lời chúc tốt đẹp của mọi người. Dấu văn tự dùng để trang trí đồ vật, đại thể có hai phương thức, một là viết văn tự một cách đan xen hứng thú, nhìn đẹp giống như hoa văn; hai là bố cục văn tự thành dạng hoa văn, chỉ là bộ phận tổ hợp để trang trí tranh.
Do Phật giáo sau này truyền vào nước ta, lúc mới bắt đầu, dân gian nước ta chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Đạo giáo, mọi người đều công nhận quan niệm “Trong ngũ phúc, thọ là quan trọng nhất”, cũng có quan điểm “Trong bách thiện, hiếu đưng đầu”. Hơn nữa Đạo giáo không chú trọng đến kiếp sau như Phật giáo mà dạy con người quý trọng mạng sống, chú trọng cuộc sống hiện tại. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng như vậy, mọi người đều hy vọng bản thân có thể trường thọ, cũng từ đó dần kiếm tìm con đường trường thọ. Dưới sự chỉ dẫn của tư tưởng đó, “dấu chữ thọ” được ra đời.
“Dấu chữ thọ”, nhìn chữ có thể đoán được ý nghĩa, là dùng để cầu trường thọ. “Thọ” và “phúc” tương trợ tương hợp, thời kỳ Thương Chu có cách nói “trường thọ đứng đầu trong ngũ phúc”. Trong chữ khắc trên đồ đồng xuất hiện không ít các chữ như “kỳ”, “hiếu”, “khảo” có nghĩa như chữ “thọ”. Vì thế, thọ đại diện cho nghĩa cuộc sống lâu dài, sống lâu. “Trường thọ” chính là phúc phận lớn trong câu cửa miệng của mọi người. Sau khi các ký hiệu cát tường như “thọ” có thể cùng đặt ngang với “phúc”, đề tài vật trang trí cầu thọ, phúc “phúc thọ song toàn”, “ngũ phúc bổng thọ” xuất hiện ồ ạt …
Thế nòa là “hầu đầu thọ”?
Mọi người đều biết, trong nhiều tranh Thọ Tinh đều sẽ có một người già cầm một quả đào lớn. Đây là vì mọi người thấy khỉ thích ăn đào, mà đào lại tăng thọ. Theo sách cổ Bảo Phác Tử viết: “Con người như thế nào, con khỉ cũng vậy. Khỉ thọ 800 tuổi”. Vì thế, người xưa thường xem khỉ là hóa thân của loài người, vì vậy, “hầu thọ” kỳ thực chính là nhân thọ.
Tác phẩm Hầu đầu thọ của nhà thư pháp Lý Trung Nguyên còn được gọi là “Thái cực hầu thọ”, “hầu thọ”, nhận được sự yêu thích sâu rộng trong giới nghệ sĩ. Thêm vào đó, tác phẩm của ông có thể chữ đẹp, tình tiết hợp lý, ý nghĩa sâu sắc, nên được phong là “Thiên hạ đệ nhất họ”.
Nhìn một cách chi tiết, tác phẩm Hầu đầu thọ của Lý Trung Nguyên dùng hình thức viết chữ thảo viết chữ “thọ” liền một mạch, xét một cách chỉnh thể, hình thái giống như con khỉ, sống động như thật, tình cảm chân thành, một bầu không khí vui tươi. Trong cả bức “hầu thọ” còn có 8 hoa văn thái cực nối liền nhau, khung dấu mực thông nhau, chuyển động một vòng, hình thành phân chia âm dương của hoa văn thái cực, chỉ cần vẽ túy ý một vòng tròn trên đường phân chia S là có thể hình thành một hoa văn thái cực, vì thế, bức tranh này còn được gọi là “Thái cực hầu thọ”.
Lý tiên sinh dùng thế đi của nét bút chữ “thọ” cộng với thế đi mẫu của thái cực quyền, khiến cả bức tranh bao hàm cả 8 hoa văn thái cực, có nghĩa là “bát bát định càn khôn”, vừa chìm đắm trong sự thoải mái, lại thanh tú trong sự bình ổn.
Trong tranh tết có những hình tượng thọ tinh nào?
Hình tượng Thọ tinh trong tiểu thuyết Tây du ký triều Minh là một ông già tay cầm linh chi, đầu dài, tai to, thân ngắn. Thọ Tinh trong tranh “Cảnh thế thông ngôn” lại là một ông già râu trắng, tay cầm tượng gỗ, trán lồi lên. Những hình tượng này cũng dẫn đến hình tượng Thọ Tinh trong tranh tết đa phần là một ông già râu trắng có tráng rộng, tay phải cầm trượng gỗ đào, tay trái cầm một quả đào lớn, khuôn mặt cười lớn, khiến mọi người nhìn thấy đều cảm thấy vui vẻ.
Kỳ thực, “phúc, lộc, thọ” mà mọi người thường nói đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng, trong 3 vị thần tiên này, duy nhất chỉ có “thọ” mới là vật trong cơ thể con người, là thứ thuộc về mình, đại diện cho nhu cầu cao nhất trong lý tưởng cuộc đời của người xưa, những cái khác đều là vật bên ngoài cơ thể mà mọi người truy cầu nhằm đáp ứng dục vọng của bản thân.
Trượng gỗ đào cầm trong tay Thọ Tinh, lúc mới ban đầu gọi là “Cưu trượng”. Vì phần đầu của trượng được khắc hình con chim gáy nên được đặt tên như vậy. Trong truyền thuyết, chim gáy là chim không bị nghẽn, tặng người già cây trượng có khắc chim gáy có ý chúc người già ăn uống an khang, mạnh khỏe trường thọ. Sau này lại nói gỗ đào có thể trừ bệnh khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ, vì thế mới dần đổi cây trượng thọ thành cây trượng gỗ đào vừa nhẹ vừa dễ cầm.
Vầng trán cao của Thọ Tinh cũng có liên quan mật thiết tới ý tượng trường thọ được tạo ra trong thuật dưỡng dinh cổ đại, ví dụ phần đầu cảu đan đỉnh hạc lồi lên cao. Đào chúc thọ càng không phải nói tới, truyền thuyết kể 3000 năm mới nở hoa, thêm 3000 năm nữa mới kết quả, là quả tiên trường thọ được đặc biết bày trên bàn đào của Vương Mẫu nương nương, sau khi ăn xong lập tức biến thành tiên, trường sinh bất lão. Vì thế, sự kết hợp trùng điệp của ý tượng trường thọ này, cuối cùng đã hình thành nên hình tượng Thọ Tinh ngày nay.
Mọi người đừng cho rằng Thọ Tinh đều là nam giới, kỳ thực, dân gian còn có một loại “tranh Ma Cô”, đây chính là Thọ Tinh nữ giới. Trong thần tiên truyện có ghi, Ma Cô và một vị tiên khác là Vương Phương Bình “chưa hề gặp mặt nhau, đã sống hơn 500 năm”. Đã nhìn thấy Đông Hải “ba lần thành ruộng dâu”. Từ đó có thể thấy tuổi thọ của bà cũng rất dài.
Nhưng, Ma Cô không phải là Thọ Tinh trên trời, mà là tự mình tu luyện thành tiên. Sỡ dĩ có tên Ma Cô là vì bà từng tặng Vương Mẫu nương nương rượu chúc thọ. Vì thế, dân gian mới có cách nói Thọ Tinh nữ này.
Để mời “phúc”, “lộc”, “thọ” vào nhà, gia đình giàu có đã khắc những hình tượng đại diện những ngụ ý này lên cửa: “Hạc tiên” đại diện trường thọ; “Huowu” cầu mong lộc vận; “Đào chúc thọ” ngụ ý trường thọ. Vào dịp tết, dân gian dán tranh tết, câu đối xuân lên cửa chính, cửa sổ cũng có ý nghĩa tương tự. Bất luận là giàu nghèo sang hèn, nguyện vọng có được cuộc sống tốt lành của mọi người đều như nhau.
Leave a Reply