Chủ đề: “Con người với thiên nhiên”.
BÀI LÀM 1
(Chuyện kể: “Những người bạn tốt”)
Cá heo là loài cá thông minh, thích nghe ca hát và nhảy múa. Cá heo rất gần gũi với con người. Chúng sẵn sàng cứu giúp người gặp tai nạn ởbiển. Câu chuyện kể sau đây minh hoạ cho nhận định đó.
A-ri-ôn là nghệ sĩ nối tiếng của nước Hi Lạp cổ.Trong một cuộc thi hát ở đảo Xi-rin, ông đạt giải nhất và nhận được nhiều tặng phẩm quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì thuỷ thủ trên tàu chỗ ông nổi lòng tham, cướp hết tặng phẩm và đòi giết A-ri-ôn.
Nghệ sĩ xin được hát bài hát ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tài cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp đinh ninh ông đã chết và dong buồm trở về đất liền. Những tên cướp không hề biết rằng khi tiếng đàn và tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến, vây quanh con tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đă cứu A-ri-ôn. Chúng đưa A-ri-ôn quay trở về đất liền nhanh hơn con tàu của bọn cướp biển. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới quay về tới đất liền. Vua cho gọi bọn chúng và gặng hỏi về cuộc hành trình. Bọn cướp bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đoàn thuỷ thủ sững sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phốHi Lạp và La Mã xuất hiện những đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm của con người với loài cá thông minh.
Do có tập tính khác với những loài cá thông thường nên cá heo là đối tượng được nuôi và nghiên cứu nhiều nhất. Cá heo thích nghe ca hát và nhảy múa. Chúng thường cứu những thuyền chài đi biển gặp nạn. Vì thế, ởnhững làng chài, cá heo được lập bàn thờ để thờ và được ngư dân tôn quý gọi bằng Ông.
BÀI LÀM 2
(Chuyện kể: “Người đi săn và con vượn”)
Thiên nhiên tươi đẹp, kì thú, hoà hợp tương hỗ lẫn nhau. Mọi vật xung quanh ta đều tồn tại trên cơ sở đó. Nhưng con người, vì những nhu cầu cá nhân hoặc tính tham lam đã làm tổn hại những yếu tố tự nhiên theo một cách thiếu suy nghĩ. Câu chuyện “Người đi săn và con vượn” em đã học lúc lớp Ba đáng để loài người suy ngẫm.
Có một người thợ săn lành nghề, bắn rất giỏi, bách phát bách trúng, chưa hề bắn trượt một con thú nào. Con thú nào gặp người thợ săn đó là cầm chắc cái chết.
Một hôm, ông xách nỏ vào rừng săn bắn. Ông thấy một con vượn mẹ ngồi ôm con trên tảng đá, ông nhẹ nhàng giương nỏ bắn một mũi tên trúng tim nó. Vượn mẹ giật mình, nó hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn một cách căm giận. Tay vượn mẹ vẫn không rời vượn con. Máu ởvết thương của nó rỉ ra, ướt hết cả ngực. Bỗng vượn mẹ đặt
con xuống, vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con. Đoạn nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng vượn con. Vượn mẹ chăm chú nhìn vượn con, nét mắt của nó vô cùng đau khổ. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tiên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.
Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, người thợ săn đứng lặng, nước mắt chảy ròng. Người đi săn vô cùng hối hận. Lúc ấy, một câu hỏi vang lên trong đầu ông: “Vượn mẹ chết, rồi đây vượn con sẽ sống ra sao?”. Càng nghĩ càng thấy đau lòng, người đi săn bẻ gãy chiếc nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, người thợ săn bỏ nghề săn thú.
Tình yêu con của vượn mẹ đã đánh thức tâm trí của người thợ săn, để đọng lại trong tim ông nỗi niềm ân hận day dứt. Ông bỏ nghề thợ săn là quyết định đúng. Chuyện kể cũng là lời cảnh báo cho toàn thể loài người, khơi dậy trong tâm hồn con người lòng từ ái đối với vạn vật, hoa lá, chim muông. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ chính mình. Cái chết của vượn mẹ, cái lá đựng sữa của vượn mẹ đặt gần con là thông điệp tốcáo sự tàn nhẫn của con người, rất may mắn là bác thợ săn đã nhận thức đúng lúc: bác bỏ nghề đểkhông còn bắn giết thú rừng nữa.
Leave a Reply