Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xéc-van-téc và tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
Bài làm
1. Tác giả
Xéc-van-téc (1547 – 1616) lànhà văn lỗi lạc của Tây Ban Nha. Cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của ông là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục hưng, nó đã làm cho tên tuổi Xéc-van-téc trở thành bất tử.
2. Tác phẩm
Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-têgồm 2 phần: phần I có 52 chương và phần II có 74 chương.
Phần I: Ki-ha-đa là một quý tộc nghèo, gần 50 tuổi, gầy gò, cao lênh khênh. Say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu mà đầu óc lão trở nên mụ mẫm. Lão muốn trở thành hiệp sĩ, giang hồ khắp bốn phương trời, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự công lí. Lão tìm sắm binh khí, giáp trụ đã hoen gỉ của tổ tiên, đem sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình. Con ngựa gầy còm được lão phong cho một cái tên rất oai: chiến mã Rô-xi-nan-tê. Còn lão mang cái tên rất oách: Nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mantra. Một hiệp sĩ cứu nguy đời phải đúng “mốt” nghĩa là phải có người tình xinh đẹp. Lão nhớ tới một phụ nữ mà lão thầm yêu thời trai trẻ, lão liền ban cho mụ nhà quê này cái tên nghe rất dài: Công nương Đuyn-xi-nê-a đuy Tô-bô-xô. Lão tổ chinh chiến: Quán trọ thành lâu đài, gã chủ quán thành lãnh chúa, cuổn sổ bán hàng thành “Kinh Thánh” hai ả gái điếm thành hai công nương. Lần thứ nhất ra đi, một trận đấu nảy lửa giữa lão và bọn lái buôn, vì họ không nhận ra Đuy-xi-nê-a đuy Tô-bô-xô là đẹp nhất trần gian. Đôn Ki-hô-tê bị một trận đòn nhừ tử, may mà được người quen đưa về làng. Sau đó lão lại ra đi với một nông dân béo lùn, cục mịch được lão phong cho chức giám mã Xan-trô Pan-xa. Hai thầy trò ngược xuôi, ngang dọc khắp đất nước Tây Ban Nha. Thầy thì mang theo bao mộng tưởng hão huyền đến nực cười: đánh nhau với cốixay gió – lũ khổng lồ, chiếcchậu thau của bác thợ cạo, tưởng là lũ sắt của Mam-bri-nô, một phu nhân ngồi trong xe ngựa, tưởng là công chúa bị lão phù thủy bắt cóc, đàn cừu tưởng đoàn diễu hành… Trò lẽo đẽo theo thầy với mộng tưởng thực tế: sẽ được thầy, khi đã công thành danh toại ban cho chức tước cai trị vài hòn đảo. Trong một trận đánh lớn Đôn Ki-hô-tê đã đánh tan một đám lễ tang, đạp què chân một sinh viên, giám mã Đôn Ki-hô-tê bất ngờ bị hai người quen bắt nhốt cũi đưa về cho gia đình; lợi dụng một lúc được tự do, lão lại lao vào đám rước cầu mưa để giải thoát bức ảnh Đức mẹ Đồng trinh mà lão tưởng là một công chúa bị bọn phản nghịch bắt cóc, Lão bị đánh tơi bời và người thân phải khiêng lên xe đưa bò đưa về nhà phục thuốc!
Phần II:Đôn Ki-hô-tê lại lên đường. Lão gặp “Hiệp sĩ Gương soi”, hai bên giao đấu. Đối thủ chẳng may ngã ngựa. Đôn Ki-hô-tê chiến thắng. Hai thầy trò đắc thắng nghênh ngang trên đường và gặp một xe chở đôi sư tử; Đôn Ki-hô-tê ra lệnh cho người hộ tống mở ngay cũi! Lạ thay, sư tử nằm im trong cũi, ngó nhìn ra.. Với chiến công này Đôn Ki-hô-tê đổi danh hiệu thành “Hiệp sĩ Sư tử”. Thầy trò Đôn Ki-hô-tê gặp hai vợ chồng bá tước. Họ đón tiếp Đôn Ki-hô-tê với kiểu cách hiệp sĩ và phong cho giám mã Xan-trô Pan-xa chức quan Thống đốc đảo Ban-ta-ri-a. Màn bi hài kịch diễn ra. Một trận tấn công giả được tổ chức. Thống đốc đảo bị một trận đòn nhừ tử. Còn Đôn Ki-hô-tê bị trêu chọc, giễu cợt đủ đường. Trận đánh giữa “Hiệp sĩ vầng trăng bạc” với “Hiệp sĩ Sư tử” xảy ra, Đôn Ki-hô-tê đại bại, lão cam kết trở về nhà. Ốm đau, kiệt sức bây giờ lão ta mới nhận ra cái hại của những cuốn truyện hiệp sĩ, Lão viết di chúc và chết trong thầm lặng!
3. Giá trị
– Đặt trong sự phát triển chung của tiểu thuyết thế giới, Đôn Ki-hô-tê được coi là một kiệt tác. Giọng văn hóm hỉnh, các giả định này kịch tính với bao chiến công và thất bại thảm hại của chàng hiệpsĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mantra, cho thấy tài kể chuyện, dựng cảnh và chế giễu của ngòi bút nghệ thuật Xéc-van-téc.
– Tác phẩm chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến, báo hiệu sự xuất hiện của thời đại Phục hưng với những con người mới, tính cách và nghị lực mới. Về một mặt nào đó, tác phẩm đề cao tinh thần yêu thương nhân loại, yêu quý tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám quý trọng danh dự, tôn thờ đạo nghĩa.
– “Đôn Ki-hô-tê” sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân văn thời Phụchưng.
Bài làm của học sinh Nguyễn Thanh Ngân
Em hãy phân tích ngắn gọn những ý chính của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.
Gợi ý viết bài
1. Bố cục của đoạn trích
Theo diễn biến của câu chuyện, đoạn trích có thể chia làm ba phần bao gồm trước, trong và sau trận đánh.
2. Chân dung của hainhân vật chính
– Về nguồn gốc, Đôn Ki-hô-tê là một nhà quý tộc nghèo, vì quá say mêgiang hồ, Còn Xan-trô Pan-xa vốn là một nông dân cục mịch theo làm giám mã cho nhà quý tộc.
– Về hình dáng nhân vật và vật cưỡi, nếu Đôn Ki-hô-tê gầy gò và cao lênh khênh, cưỡi con ngựa còm mà chàng gọi là chiến mã Rô-xi-na-tê thì Xan-trô Pan-xa béo lùn, cưỡi một con lừa,
3. Suy nghĩ, hành động và ngôn ngữ của hai nhân vật
– Suy nghĩ và hành động của hai nhân vật khi gặp những chiếc cối xaygió:
• Đôn Ki-hô-tê cho rằng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ hung tợn, có những cánh tay dài, có cái tới gần hai dặm.
• Xan-trô Pan-xa hiểu biết đúng đắn về sự vật, nói cho ông chủ biết đó là những cối xay gió và giải thích các bộ phận, cách vận hành: cái vật trông giống những cánh tẩy là cánh quạt, khi có gió chúng sẽ quay tròn làm chuyển cối đá bên trong.
• Bất chấp lời can ngăn của Xan-trô Pan-xa, nhà hiệp sĩ chẳng buồn quan sát, thúc ngựa phi thẳng tới cối xay gió gần nhất… đâm mũi giáo vào chiếc cối đang có cánh quạt đang xoay để cuốicùng cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất.
Đôn Ki-hô-tê lại tiếp tục lí giải rằng do thâm thù, lão pháp sư Phơ-ra-xtôn đãbiến những tên khổng lồ này thành những cối xay gió để tước của ta phần vinh quang chiến thắng.
– Quan niệm của mỗi người trước nỗi nguy nan đau đớn:
• Đôn Ki-hô-tê dù đã bị ngã như trời giáng, vẫn không kêu đau vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương cũng không được rên rỉ, dù có bị thủng ruột đi chăng nữa.
• Xan-trô Pan-xa cho rằng khi bị đau phải được rên la, chỉ cần bị gai đâm là phải kêu đau ngay.
– Việc ăn, việc ngủ:
• Đôn Ki-hô-tê bắt chước các hiệp sĩ giang hồ, tỏ ra không quan tâm đến việc ăn, ngủ. Chàng thức cả đêm để nghĩ tới người yêu. Chàng cũng không ăn sáng vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.
• Trái lại, Xan-trô Pan-xa ăn uống thoải mái, rượu tu một hơi ngon lành và sau khi no say, làm một giấc đến sáng.
– Cách ăn nói:
• Ngôn ngữ của Đôn Ki-hô-tê đầy vẻ cao ngạo (quét sạch cái giống xấu ra khỏi trái đất), tiêm nhiễm giọng điệu kiếm hiệp (có ta là hiệp sĩ một thương một mã đọ sức với bọn ngươi đây… ta sẽ lập những chiến công phi thường), ra vẻ anh hùng (có bị thương cũng không được rên rỉ…).
• Lời lẽ của Xan-trô Pan-xa tuy trang trọng, (xin ngài hãy coi chừng… nếu vậy tôi không dám có ý kiến) nhưng không kém phần trào lộng (trừ phikẻ nào có đầu óc cũng quay cuồng như cái cối xay vậy).
4. Tính cách của hai nhân vật
Bài văn nêu bật những nét tính cách tương phản giữa chàng hiệp sĩ và người giám mã. Suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê tuy điên rồ nhưng vẫn có điểm đáng mến là đã xả thân vì hành động rất thực tế và có lợi cho bản thân.
Sự tương phản giữa tính cách hai nhân vật đã bổsung nhau, làm cho bức tranh miêu tả vừa hài hước, vừa gây ấn tượng sâu sắc, thú vị cho người đọc.
LUYỆN TẬP
Đề 1. Trình bày cảm nhận của em về tính cách của hai nhân vật chính trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.
Đề 2. Phân tích ngắn gọn về nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.
Đề 3.Tính chất hài hước của của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió thể hiện ở những chi tiết nào? Em hãy phân tích ngắn gọn các chi tiết đó.
Leave a Reply