Nhà thơ Hung-ga-ri Pê-tô – phi có viết:
“Tự (lo và ái tình
Vì các người tôi sống
Vì tình yêu lồng lộng
Tôi xin hiến đời tôi
Vì tự do muôn đời
Tôi hi sinh tình ái”.
Hãy bình luận những câu thơ trên.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Là một nhà thơ lớn, đồng thời là một chiến sĩ cách mạng trung thành với lí tưởng dân chủ, Sau-đor Pê-tô-phi (1823 – 1849) đã viết nôn những vần thơ cháy bỏng khát vọng tự do, ngợi ca đất nước Hung-ga-ri với câu thơ nổi tiếng: “Đứng lên, hỡi người Hung-ga-ri, Tổ quốc gọi người”.
– Pê – tô – phi cũng đặt ra mối quan hệ giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc. Với ông, cả hai đều cao quý, thiêng liêng. Nhưng tự do vẫn là cao quý nhất. Đoạn thơ sau thể hiện rất rõ quan niệm tiến bộ của ông:
Tự do và ái tình
Vì các người tôi sống
Vì tình yêu lồng lộng
Tôi xin hiến đời tôi
Vì tự do muôn đời
Tôi hi sinh tình ái.
II. THÂN BÀI
A. GIẢI THÍCH
1. Không ít người tâm đắc về một câu nói của cổ nhân: “Nhi nữ tình trường, anh hùng khí đoản” (Tình yêu của người phụ nữ có thể làm nhụt chí anh hùng). Có lẽ nào, tình yêu đôi lứa và tự do lại không thể hòa hợp? Không phải thế. Một tình yêu cao đẹp, bản thân nó đã là một giá trị thiêng liêng. Song có một tình yêu khác cao hơn: tình yêu tự do, khát vọng tự do. Để nhấn mạnh khát vọng này, nhà thơ Pê-tô-phi đã xác định: “Vì tự do muôn đời – Tôi hi sinh tình ái”. Quả là những câu thơ đẹp, thể hiện một tâm hồn đẹp, một khát vọng cao cả, đầy tính nhân văn.
2. Tuy nhiên, có nhiều cách quan niệm về tự do. Có người cho rằng tự do là không ràng buộc mình với người khác, lại có người coi tự do là ai muốn làm gì cũng được, tùy theo ý thích của mình. Những quan niệm này, hoặc là thờ ơ với người khác, lảng tránh trách nhiệm và nghĩa vụ, hoặc là nổi loạn kiểu vô chính phủ. Với Pê-tô-phi, tự do mang ý nghĩa lớn lao hơn nhiều. Đó là lí tưởng, là lẽ sống cao đẹp của dân tộc, rộng hơn là của nhân loại, là khát vọng được giải phóng. Ý thơ của Pê-tô—phi làm ta nhớ đến những vần thơ của người tù vĩ đại Hồ Chí Minh:
Trên đời nghìn vạn điểu cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do.
3. Chỉ một khi dân tộc được tự do, cá nhân mới thực sự được tự do với đúng nghĩa của nó. Hiểu được giá trị cao quý của tự do, Pê-tô-phi sẵn sàng hiến dâng tất cả, kể cả tình yêu lồng lộng của chính mình. Nhiều người đã từng nghe những câu thơ tâm huyết của Pê-tô-phi về tự do và tình yêu:
Em ơi rất có thể
Anh ngã xuống chiến trường
Đôi môi tươi đạn xé
Chưa một lần được hôn
Nhưng dù chết em ai
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ.
B. BÌNH LUẬN
1. Trong qua niệm của Pê-tô-phi, mối quan hệ giữa tình yêu và tự do được hiểu rất đúng đắn. Nhà thơ đâu có hạ thấp tình yêu, người ta biết rằng, Pê-tô-phi thường viết những bài thơ để ca ngợi tổ quốc, con người Hung-ga-ri, ca ngợi người vợ yêu quý Dzen- đơ-rây (J.Szendrey). Trên thực tế, những vần thơ dành cho vợ ông trong tập thơ Cuối tháng chín được coi là đỉnh cao thơ trữ tình Pê-tô—phi. Hơn ai hết, nhà thơ hiểu được sức mạnh tình yêu. Tình yêu không chỉ “nhân đôi” con người, khiến con người giàu có hơn mà còn đem lại cho cuộc đời những hương vị ngọt ngào, hạnh phúc.
2. Nếu như tình yêu đôi lứa là chuyện tâm đầu ý hợp riêng tư thì tự do lại là vấn đề có tính xã hội, liên quan đến vận mệnh của dân tộc và cộng đồng. Để giành được tự do đâu chí ngày một ngày hai, đó là một quá trình gian khổ và quyết liệt. Nhưng giữa tình yêu và tự do, những người chân chính bao giờ cũng chọn tự do, sẵn sàng hi sinh lợi ích riêng để đấu tranh giành độc lập tự do cho tể quốc. Nếu ai cũng chỉ nghĩ đến hạnh phúc riêng mà quên đi nhiệm vụ tổ quốc giao phó khi đất nước bị xâm lăng thì làm sao có được tự do độc lập? Và một khi đất nước mất tự do thì hạnh phúc tình yêu cũng chỉ là hạnh phúc của những số phận “vong quốc nô” mà thôi!
3. Tuy nhiên, những vần thơ của Pê-tô-phi cũng cho thấy tình yêu bao giờ cũng cao cả. Vì thế, phải biết “hiến dâng” hết mình cho tình yêu. Song khi tổ quốc cần, thì phải biết hi sinh tình ái. Đây là một quan niệm không hề mâu thuẫn mà thống nhất biện chứng. Bài thơ của Pê-tô-phi giúp ta hiểu hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ quốc và nhân dân. Quan niệm ấy càng có ý nghĩa hơn đối với thế hệ trẻ, chủ nhân của đất nước trong tương lai.
III. KẾT BÀI
– Những câu thơ của Pê-tô-phi hàm chứa một chân lí lớn về đời sống, về lí tưởng, giúp ta nhìn rõ hơn mối quan hệ riêng — chung.
– Đọc thơ Pê-tô-phi cũng có nghĩa là học theo cuộc đời ông – một coi người luôn dâng hiến tất cả cho tổ quốc, nhân dân.
Leave a Reply