Những khía cạnh về “tướng” nhà có thể khái quát lại qua những điểm sau:
1. Diện tích một mặt bằng và phân gian
Đây là khía cạnh cơ bản nhất trong tướng của một ngôi nhà. Cũng như khi nhìn nhận một người, xem hình dáng họ như thế nào.
Đối với một ngôi nhà thì đó là sự to nhỏ tỷ lệ thuận với số người cư trú. Nếu nhà người quá đông mà diện tích ít, thì sẽ làm cho mọi người sông trong đó đều cảm thấy chật chội, bực tức. Nhưng nếu nhà rộng, nhiều phòng, diện tích lớn, nhưng người ở ít, sẽ làm cho người ở luôn cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn. Nhà như vậy với số phòng thừa nhiều, ít người qua lại, sẽ thiếu “hơi người” (nhân khí), khi nhân khí thiếu, thì căn nhà đang suy. Sự suy này ta có thể thấy ngay, như một căn phòng, một ngôi nhà đóng cửa để lâu, không người ở, khi ta mở cửa ra, một mùi hôi mốc bốc lên, gây một cảm giác khó chịu, ghê ghê, dù đó là căn phòng hay ngôi nhà rất sang trọng.
2. Thông ánh sóng và thông gió
Trước hết nói về thông ánh sáng, đây là khía cạnh điển hình thứ hai về “tướng” một ngôi nhà. Cũng như tướng một người, “ánh sáng” của họ “thông hay không thông” thể hiện qua màu sắc trên gương mặt, như sắc thái hay còn gọi là khí sắc của một người là màu sắc của các bộ phận trên cơ thể con người, đặc biệt là trên khuôn mặt, như màu sắc: trán, cằm, nhân trung, hai gò má, môi miệng… Nhìn qua màu sắc, cổ nhân có thể biết được thể trạng sức khỏe, cát, hung… Người phát đạt sắc thường sáng sủa, người suy giảm sắc ám trệ. sắc là tinh hoa của khí, là biểu thị của khí. Nói cách khác, người ta có thể “nhìn” thấy khí của một người xấu, đẹp, vượng, tàn, suy, kiệt,… thông qua sắc mặt, sắc da.
Theo nhân diện học và y lý phương Đông, sắc da có 5 màu theo ngũ hành là: xanh, đen, đỏ, vàng và trắng. Đông y chẩn đoán bệnh theo bôn cơ sở: vọng (nhìn), văn (nghe giọng nói), vấn (hỏi thể trạng), thiết (xem mạch). Vọng là nhìn sắc da, như:
– Sắc xanh ở can (gan) phát ra,
– Sặc đen ở thận phát ra,
– Sắc vàng ở tỳ vị (lá lách, tiêu hóa) phát ra,
– Sắc đỏ ở tâm (tim, mạch) phát ra.
Trong nhân diện học, màu sắc chỉ vận khí vượng, bình, suy của một người, như sách Tướng lý hành châu của Trần Chiêu đời Thanh ghi:
– Sắc xanh chỉ ưu tư.
– Sắc vàng chỉ sự cát khánh tốt lành.
– Sắc đỏ chỉ sự khẩu thiệt.
– Sắc đen chỉ sự bệnh tật.
– Sắc trắng chỉ sự ưu sầu.
Mức độ xanh, đỏ, đen, vàng, trắng có lúc đậm, lúc nhạt. Song màu sắc đó của da thịt con người chỉ là cách nói cho rõ. Khi quan sát phải có kiến thức y học phương Đông nhìn mới nhận ra. Trong nhân diện học, để chi tiết hơn tiện cho quan sát, sắc chia thành các dạng sau:
– Màu đỏ.
– Màu hồng.
– Màu tía.
– Màu xanh.
– Màu trắng.
– Màu đen.
– Màu nâu vàng.
Ba màu: đỏ, hồng, tía là màu sắc tượng trưng cho loại người hình hỏa. về mùa tượng trưng cho ba tháng hè. Người mùa hè sắc hồng trên mặt là tốt.
Màu xanh là mộc sắc, màu căn bản của người hình mộc. Tượng trưng cho ba tháng mùa xuân. Người mùa xuân, sắc mặt màu xanh sáng là tốt.
Màu trắng là kim sắc, màu của người hình kim. Tượng trưng cho ba tháng mùa thu. Người mùa thu, sắc mặt màu trắng sáng là tốt.
Màu đen là thủy sắc, màu của người hình thủy. Tượng trưng cho ba tháng mùa đông. Người mùa đông sắc mặt có chút đen sáng là tốt.
Vàng còn lại thuộc Thổ, tượng trưng cho sự an lành quanh năm. Màu của người hình thổ. Người bốn mùa sắc mặt đều có chút vàng tươi là tốt.
Nếu 5 sắc này nổi lên trên da là sắc, chìm nằm dưới da là khí. Sắc khí có thể sáng hẳn lên, hoặc chìm xuống, hoặc tản mạn, hỗn loạn.
Sắc có thể to nhỏ như hạt gạo, hạt đậu, như những sợi tơ, như miếng vuông giông con dấu, như đám mây, hoặc tròn như hạt ngọc.
Khí là gốc, thần là thân cây, sắc là cành lá song khí thần sắc vẫn là một thể. Do vậy người có khí vững mạnh thì thần sáng tỏ, sắc rõ ràng nhuận tươi, nghĩa là có khí thì có thần, có thần thì có sắc. Khí khỏe bền thì thần linh hoạt mạnh mẽ, sắc tươi tắn. Nếu chỉ có thần, khí suy vô sắc thì gọi là thần thảm. Nếu chỉ có khí mà sắc, thần không rõ ràng như không có là khí trệ.
– Nêu sắc không liên hệ với thần, khí gọi là loạn sắc;
– Nếu thần khuyết hãm hay sung mãn, có đầy đủ hay không thì nhìn ở đôi mắt.
– Khí huyết hãm, đầy đủ hay suy giảm thì nhìn ở mũi.
– Sắc khuyết hãm, đầy đủ hay suy giảm thì nhìn ở đôi môi.
Do vậy, khi quan sát sắc thì không quên xem xét lại thần khí(quan sát mắt, mũi, môi).
Trong sách Tướng lý hành châu, mục “Lục thần khí sắc bí quyết” có ghi:
– Hai mắt đen trắng phân minh, mặt sáng rõ có ánh vàng hơi hồng gọi là sắc thanh long.
– Toàn mặt màu đỏ rần rần, dìa mặt như ám khói gọi là sắc chu tước.
– Toàn mặt có sắc như tro bụi bám, tinh thần u mê gọi là sắc đằng sà.
– Mắt đục lờ đò, đen trắng lẫn lộn, thần và ánh sáng mờ đục, dưới mắt nhiều những tơ xanh, gọi là sắc câu trần.
– Dưới mắt trắng lờ phò, phóng ánh sáng trắng, gọi là sắc bạch hổ.
– Dưới môi hoặc cằm có sắc đen như đám mây đen, gọi là sắc nguyên vũ, cần cẩn thận trong cuộc sống.
Sắc khí trên khuôn mặt cũng có sự thay đổi, chuyển màu và chuyển độ nét, sáng. Sự thay đổi này theo thời gian và năm tháng cuộc đời từng người. Từ tính chất này người xưa đưa ra khái niệm vận khí.
– Nếu vận khí cực thịnh thì ấn đường (vùng giữa trán, giữa hai lông mày, nhích lên phía trên một chút), vùng thái dương, đầu mũi đều ửng ánh vàng hồng, sống động, mạnh mẽ. Nếu đàn ông thì thêm râu ria mượt bóng, tóc mềm mại, nhuận sáng. Nhưng khi vận khí suy giảm thì các màu sắc ố các vị trí trên cũng thay đổi, như ánh hồng vàng kia giảm đi hoặc ám màu xấu, xạm, như:
– Khi vận khí suy giảm thì khí sắc chỗ khô, chỗ nhuận không đều, không ra sáng, ám xạm không ra ám xạm, vùng cằm thì sắc trắng, báo mọi việc vẫn phát đạt song không bằng trước đó.
– Sắc ám trệ nhưng đôi mắt vẫn tinh anh, trong sáng, giữ được thần. Sắc mặt xanh u ám, nhưng đầu mũi vẫn ong óng vàng, mặt tuy đỏ, nhưng da vẫn có sắc vàng, báo hiệu vận đang bế tắc, nhưng sắp vượt qua sang vận tốt.
– Diện sắc tốt nhưng hai mắt mờ đục, mặt hồng hào nhưng có lúc lại đen xạm, mặt có sắc ong óng vàng, nhưng chốc chốc lại tiêu khô xơ xác, cứ một hai ngày lại biến màu, như vậy, mọi việc đang bất lợi, không như ý.
– Nhận diện người trẻ, lấy đầu mũi làm chuẩn, nếu hiện sắc khí màu vàng hồng là vận tốt.
– Nhận diện người già, xem khí huyết. Nếu da dẻ nhuận mỡ màng, tóc râu óng mượt là còn sống lâu, nếu khô xơ xác thì cần xem xét lại sức khỏe.
Thời gian quan sát khí sắc, tốt nhất là lúc buổi sáng, lúc chưa ăn uống gì.
Đối với tướng nhà, thông ánh sáng là nói tình trạng tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời của gian phòng, nếu được ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu chiếu rọi là tốt nhất, thứ đến là do khúc xạ mà đủ ánh sáng, mà ánh sáng mặt trời có tác dụng tiêu độc. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời chiếu trong gian phòng quá nhiều thì lại có hại, vì chúng có nhiều tia tử ngoại hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đến lúc chiều tối, ánh sáng mặt trời còn chiếu vào phòng thì càng gây hại cho sức khỏe.
Thông gió là một vấn đề lớn trong một ngôi nhà, nhà ở không tốt chính là vấn đề thông gió có hay không. Đối với những ngôi nhà kết cấu xi măng, cốt thép, không có sự điều chỉnh vấn đề độ ẩm, nên nếu không thông thoáng gió, sẽ sinh bệnh, nhất là các căn phòng như bếp, phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ lại nhỏ. Do vậy, thông gió cũng là một điểm chính yếu tướng ngôi nhà cần xem xét.
3. Những nét cơ bản tướng một ngôi nhà
– Độ ẩm và vệ sinh
Tướng ngôi nhà còn xem xét qua tình trạng về độ ẩm và vệ sinh trong ngôi nhà. Nếu độ ẩm cao, nhất là nhà bếp và nhà vệ sinh là nơi tạo ra độ ẩm lớn mà không có phương pháp khắc phục như máy hút ẩm, quạt thông gió…., thì độ ẩm càng cao, càng gây hại cho người ở.
Tướng ngôi nhà còn được xem xét qua kết cấu phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp, vì những nơi đây luôn thải ra vi khuẩn có hại cho người ở.
– Có kết cấu đề phòng tai nạn
Tướng ngôi nhà còn thể hiện qua kiến trúc ngôi nhà có khả năng phòng hỏa, phòng trộm cắp và phòng tai nạn do trật chân té ngã hay không. Những kẻ xấu chuyên nghiệp rất giỏi “xem tướng” nhà để trộm cắp, như chúng qua sát và nghiên cứu hệ thống cửa ra vào, cửa sổ, dùng loại khóa gì….để có dịp là hành sự.
– Sự thuận tiện trong cuộc sống
Đây cũng là một khía cạnh cần quan tâm khi “xem tướng” một ngôi nhà. Người ở là chủ thể ngôi nhà, là người sử dụng. Đường đi lối lại bên ngoài cũng như trong nhà thuận tiện là tướng tốt cho một ngôi nhà. Sự phân gian và bố trí các phòng như phòng bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ….tạo tiện ích cho thói quen người sông trong nhà cũng là một nét tướng ngôi nhà. Nếu sự phân gian và bố trí các phòng trong ngôi nhà là cho người ở phụ thuộc vào nó, thì đó là ngôi nhà “tướng” không đẹp.
– Hoàn cảnh chung quanh ngôi nhà
Hoàn cảnh chung quanh một ngôi nhà cũng là điều được xem xét về tướng bên ngoài ngôi nhà, như những dân cư sông gần ngôi nhà, những người hàng xóm. Nơi đây trình độ dân trí như thế nào, cao hay thấp, có hay không các thành phần bất hảo, nhiều hay ít. Nơi đây có phải là tụ điểm của bọn lưu manh, trộm cướp, nghiện hút vào ban đêm hay không. Ngoài ra quan hệ của nhà mình với hàng xóm chung quanh thế nào, mức chênh lệch lớn hay nhỏ về thu nhập kinh tế; phòng ngủ của nhà có đối diện với phòng ngủ hàng xóm hay không?. Từ cửa sổ nhà mình có thể quan sát thấy phòng nhà hàng xóm hay không… cũng là điểm xem “tướng” ngôi nhà tốt hay chưa tốt.
4. Tạo dáng và trang hoàng ngôi nhà
Đây là điểm cuối cùng trong số các nét về “tướng nhà”, bao gồm những nét về tạo dáng bên ngoài và bày biện bên trong một ngôi nhà. Trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, kinh doanh bất động sản là một thị trường đầy sôi động. Nhiều công ty địa ốc đã cạnh tranh bằng tạo dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà cũng như nội thất để thu hút khách hàng. Những lối kiến trúc quá hiện đại nhiều khi gây phản cảm cho khách mua nhà, vì trong đó có dáng lập dị, cũng là khiếm khuyết của người sinh ra “tướng” ngôi nhà, đã gây khó khăn cho sự mua bán các ngôi nhà kiểu đó.
Trang hoàng trong nhà ở, nếu theo lối như trong quán ba, quán cà phê, cũng tạo ra tướng lập dị cho ngôi nhà. Gặp những ngôi nhà kiểu này, sẽ gặp không ít người qua lại bỗng dưng quan tâm, chỉ trỏ, đàm tiếu, họ tung ra những lòi nhận xét như “chủ quê mùa”, “chủ dở hơi”…., đó là lời người phán thiên về chê trách, nói đi nói lại nhiều lần, cũng là loại sát khí “bắn” vào chủ ngôi nhà.
5. Xem khí của nhà
Khí của nhà là cái gì đó mà người ta không sờ thấy, không trông thấy, nhưng lại cảm thụ được. Như bước chân vào ngôi nhà, người ta cảm thấy có cái gì đó gây ấn tượng, thích thú, dễ chịu.
Trên thực tế, nhiều người khi đi mua nhà, khi bước chân vào nhà đã cảm thấy thích thú ngay; nhưng cũng có người sau khi đi xem xét hồi lâu mà không có ấn tượng gì, thậm chí gây phản cảm. Trạng thái ngôi nhà gây cho người đến xem hoặc ở như vậy, gọi là khí ngôi nhà. Do vậy, tướng nhà đẹp là “khí” nhà gây nên sự thích thú tự nhiên không thể giải thích bằng lý lẽ, nếu tướng nhà không đẹp, thì gây phản cảm một cách tức thời cho con người.
6. Xem mặt bằng ngôi nhà
Mặt bằng ngôi nhà được thể hiện qua các điểm: trước nhà và sau nhà cách đường bao nhiêu mét, đằng sau có hay không có ngõ phòng hỏa, nếu có rộng bao nhiêu, tiếp đến là kiểu dáng nhà, cách phân gian, số phòng, hướng nhà.
Khi giới thiệu với khách về ngôi nhà của mình, chủ nhà thường nhấn mạnh: nhà tọa hướng nào, phòng nhà hình vuông hay hình chữ nhật, nhà có chỗ thừa hay không gian bị lãng phí không….; riêng về điểm này, nó liên quan đến sự thông gió trong nhà và khả năng tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời vào nhà. Xem xét cách bố trí cầu thang và các kết cấu tạo ra sự an toàn cho người ở cũng là vấn đề cơ bản của tướng mặt bằng ngôi nhà.
7. Xem xét rõ thêm hoàn cảnh xuanh quanh
Tướng ngôi nhà cũng thể hiện rất rõ qua môi trường chung quanh một ngôi nhà, như: gần nhà có các tụ điểm kinh doanh cung cấp các dịch vụ thiết yếu hàng ngày không, gần hay xa trường học các cấp, các trung tâm khám chữa bệnh, có gần nơi vui chơi giải trí không, có gần nơi phát tiếng ồn thường xuyên không như: ký túc xá sinh viên, chợ hay chợ cóc; có gần nhà máy hay xí nghiệp nào không, nếu gần thì các nhà máy xí nghiệp đó sản xuất gì, có gây ô nhiễm không ?, có gần các cột thu phát sóng vệ tinh hay sóng cho điện thoại không dây không…
Một chi tiết về tướng nhà cần lưu ý là: tình hình dân cư chung quanh thế nào, có nhiều người giàu, làm ăn phát đạt hay nghèo; tình hình sức khỏe của hàng xóm chung quanh thế nào; nguồn nước ở đây có sạch hay không,….
Những điểm về tướng nhà nói trên rất càn chú khi khi đi mua nhà, đặc biệt là các cặp vợ chồng mới cưới.
8. Phương vị và cách cục ngôi nhà
Ngôi nhà có phương vị, như 4 phương tám hướng, các hướng này cần xem xét xem nó thuộc về tướng nhà Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch. Tại Việt Nam, điều kiện địa lý giáp biển Đông, cần xem tướng nhà có hướng thiên về Nam hay Bắc, hoặc có phải thiên về hướng chính Tây hay không (vì hướng Tây đối với nhà tại Việt Nam không hay, cho dù hợp với trạch Mệnh Tây tứ), để xem có hợp với một là Mệnh trạch của mình, hai là điều kiện địa lý của cả nước.
9. Xem xét khía cạnh phòng ngủ
Thông thường, phòng ngủ là nơi ngủ, nghỉ ngơi, thay quần áo, trang điểm, nên phòng ngủ liên quan rất mật thiết với cuộc sống con người, liên quan đến sức khỏe và trạng thái tâm lý tốt xấu của một người. Về tướng nhà, sự tốt xấu của phòng ngủ như sau:
– Hướng Đông: tướng tốt, mang lợi đến bởi lẽ mỗi ngày sẽ được hưởng ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời, làm cho tinh thần con người phấn chấn, dễ chịu, siêng năng trong công việc.
Hình đồ đặt phòng ngủ cát lợi:
Đông Nam – Tốn 4 | Nam – Ly 9 Chưa tốt | Tây Nam – Khôn 2 |
Đông – Chấn 3 Tốt | GIỮA NHÀ | Tây – Đoài 7 Chưa tốt |
Đông Bắc 8 | Bắc – Khảm 1 Tốt — phòng rét | Tây Bắc – Càn 6 |
– Hướng Tây: tướng xấu
Vì hướng này luôn nhìn thấy cảnh Mặt Trời lặn, đẹp thì có đẹp nhưng là “ánh chiều tà”, cảnh của sự suy, suy vong. Mặt khác, nhất vào mùa Hè, đầu Thu, hơi nắng còn lại của ánh nắng Mặt Trời còn đọng lại, nghĩa là tia tử ngoại còn lởn vởn quanh ta, có hại cho sức khỏe, người ở dễ bị bệnh tim và đau đầu.
– Hướng Nam: tướng xấu
Dân gian Việt Nam có câu tục ngữ: lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam, hẳn chắc xưa, khi chưa có điện khí hóa, vào mùa Hè chỉ có quạt nan, quạt giấy, quạt mo…mỏi tay; nhưng bỗng có cơn gió Nam thổi đến, thấy mát mát đã. Do vậy, người ta có ấn tượng tốt về gió Nam, rồi thì nhà hướng Nam. Nhưng đứng về khía cạnh Phong thủy, qua hàng bao đời trải nghiệm thấy, ngôi nhà hướng Nam làm cho người ta thích hư danh, coi trọng sự nghiệp là trên hết, viển vông trời biển…nên đi vào quên mất cuộc sống gia đình yêu quý của mình.
– Hướng Bắc: tướng tốt, nhưng phải có điều kiện. ở hướng này, Phong thủy cho rằng có lợi cho người ở, nhưng với điều kiện phải có thiết bị phòng rét tốt, nếu không người ở dễ mắc bệnh đau dạ dày, bệnh trĩ, người ốm yếu.
10. Phòng khách
Phòng khách là trung tâm hoạt động của gia đình, cũng là nơi gây ấn tượng nhất khi khách đến thăm nhà. Nếu diện tích nhà hẹp, nơi đây còn là nơi kiêm phòng ăn, phòng đọc sách và các việc khác của cả nhà.
Theo Phong thủy, vị trí giữa nhà đặt phòng khách là tốt nhất. Phòng khách ở giữa nhà có thể quan sát mọi sinh hoạt trong nhà (nếu nhà tầng thì ở tầng 1). Nếu phòng khách ở phía Nam cần có kết cấu sao cho hứng được ánh sáng và thông gió. Màu sơn tường hay giấy dán nên dùng màu thiên về gam tía là tốt nhất. Nếu để bàn viết ở đây thì nên đặt đèn bàn. Phòng khách phải thoáng, không nên để ẩm.
11. Phòng ăn
Phòng ăn cũng nên chọn phương vị. Địa điểm lý tưởng nhất là phòng ăn ở phương vị Đông Nam, vì trong Phong thủy có câu: Thìn Tỵ hoàng Kim Thủy, nghĩa là phòng ăn ở đó có điềm lành, gia đình hưng thịnh. Ở phương vị Tây Nam cát bụi nhiều, không hợp vệ sinh.
Hình đồ đặt phòng ăn cát lợi:
Đông Nam – Tốn 4 Phòng ăn cát lợi | Nam – Ly 9 | Tây Nam – Khôn 2 |
Đông – Chấn 3 | GIỮA NHÀ | Tây – Đoài 7 |
Đông Bắc 8 | Bắc – Khảm 1 | Tây Bắc – Càn 6 |
12. Nhà bếp
Nhà bếp là nơi làm việc nhiều nhất của bà chủ nhà, nên cần thuận tiện cho đun nấu. Nhà bếp cần có nơi đặt bếp điện, bếp ga, tủ lạnh, nơi chế biến thức ăn, ít ra cũng vài mét vuông.
Nhà bếp theo quan điểm vệ sinh là hướng Đông Nam tốt nhất, vì bốn mùa đều có ánh sáng, mùa Đông lại không rét mấy; hướng Tây Nam không lợi.
13. Nhà tắm và nhà vệ sinh
Ngày nay, nước trong phòng tắm và vệ sinh dùng điện đun nóng, nghĩa là nơi đây Thủy Hỏa cùng sinh. Để an toàn và đúng Phong thủy, nơi đun nước nóng cần tách xa ra khỏi nước.
Nhà tắm dù đặt nơi nào cũng phải thông gió. Phương vị tốt nhất đặt ở hướng Bắc lệch Đông hoặc lệch Tây.
Nếu đặt ở phương vị Tây Nam dễ sinh bệnh mãn tính, đặt ở Đông Nam sẽ có nhiều khách đến.
Leave a Reply