Văn giới thiệu địa phương đề 1: Đọc lại bài “Kéo co” và cho biết bài văn ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại trò chơi đã được giới thiệu.
Bài “Kéo co”giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tinh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thuộc xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Mỗi làng đều có thể thức chơi và luật chơi kéo co khác nhau.
a) Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh:
Hội làng Hữu Trấp thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Đó là nét đặc sắc chí có riêng ở vùng Hữu Trấp là vì thông thường người ta tổ chức hai đội thi đấu đều là nam cả hoặc đều là nữ cả. Nữ thi với nam thế mà có năm nữ thắng đấy! Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui, đã thi thì phải ganh đua, đã là hội chơi thì phải có khán giả cổ vũ. Vì thế năm nào hội kéo co ở làng Hữu Trấp cũng vui tưng bừng.
b) Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn thuộc xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc:
Ở làng Tích Sơn thuộc xã Vĩnh Yên,tỉnh Vĩnh Phúc trò chơi kéo co được tổ chức thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Luật chơi kéo co ở đây cũng khác nhiều nơi là số người mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới giáp thứ hai, trai tráng trong làng kéo đến đông hơn nên có thể chuyển bại thành thắng. Kết thúc cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Đây cũng là dịp để các cô gái trong làng bày tỏ tình cảm ưu ái, khen ngợi sự mạnh mẽ của những chàng trai thắng cuộc.
Văn giới thiệu địa phương đề 2. Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý: Trong phần mở – bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị).
• Phân tích đề:
– Mệnh lệnh đề: giới thiệu (văn kể chuyện).
– Nội dung giới thiệu (kể): trò chơi hoặc lễ hội.
– Giới hạn đề:
+ Chọn hoặc là trò chơi hoặc là lễ hội.
+ Nêu rõ tên địa phương quê em.
Văn giới thiệu địa phương đề 3: Đọc bài văn “Nét mới ở Vĩnh Sơn” trang 19 – sách Tiếng Việt lớp 4–tập 2, trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
Bài văn giới thiệu những đổi mới trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân ởxã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
b) Kể lại những nét đổi mới nói trên:
Vĩnh Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Người dân sống chủ yếu là dân tộc Ba Na. Đây là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, người dân nghèo đói quanh năm. Giờ đây, Vĩnh Sơn đã có nhiều đổi khác.
Nét thay đổi nổi bật là người dân ở Vĩnh Sơn đã biết trồng lúa một năm hai vụ thay vì phát rẫy, trỉa hạt như trước đây. Nghề thứ hai được phát triển đó chính là là nghề nuôi cá. Người dân đào ao thả cá, đi vào chăn nuôi với năng suất hai tấn rưỡi trên một héc-ta. Người dân Vĩnh Sơn không còn lo thiếu lương thực lúa gạo và xã đã có thể cung cấp cho thị trường cá với một số lượng đáng khích lệ.
Việc phát triển kinh tế đem lại cho người dân Vĩnh Sơn đời sống no đủ, thoải mái hơn: cứ mười hộ dân thì có chín hộ sử dụng điện, tám hộ có phương tiện nghe nhìn, ba hộ có xe gắn máy. Năm học 2000 – 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.
Sự đổi mới của Vĩnh Sơn góp phần chung vào thành quả phát triển kinh tế và đời sống nhân dân nước ta.
Văn giới thiệu địa phương đề 4: Hãy kể về đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em.
(Mẫu: Phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ,giữ gìn xóm làng hay phố phường sạch đẹp…)
Phân tích đề:
– Mệnh lệnh đề: Kể (văn kể chuyện).
– Nội dung kể: Sự đổi mới ở làng (hoặc phố phường của em).
– Giới hạn đề: Chọn một trong các nội dung mà đề bài gợi ý.
>> CÁC BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ LỰA CHỌN NHỮNG BÀI VĂN HAY NỮA NHÉ <<
Leave a Reply