Điều đáng nói ởđây là các nhà dịch học xưa đã lượng hóa bằng số 8 quẻ hay 8 dạng thức không gian hay tự nhiên, đó là:Càn: trị số 1, Khảm: trị số 6, Cấn trị số 7… Lượng hóa bằng số các dạng thức (Quẻ) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng trị số Tiên thiên Bát quái trong chữa bệnh bằng Kinh Dịch:
QUẺ | CÀN | KHẢM | CẤN | CHẤN | TỐN | LY | KHÔN | ĐOÀI |
TRỊ SỐ Số tiên thiên | 1 | 6 | 7 | 4 | 5 | 3 | 6 | 7 |
Việc chữa bệnh bằng Kinh dịch dựa trên học thuyết Tăng tượng của Trung y. Học thuyết Tăng tượng nói một cách đơn giản là học thuyết về tạng phủ của con người. Tạng phủ là khái niệm của Trung y dùng để chỉ các mặt tâm sinh lý, bệnh lý học của mỗi người được biểu thị qua tượng (hình tượng) của tự nhiên. Tượng của tự nhiên (trong đó có con người cụ thể) được biểu thị qua từng Quái (quẻ) trong 8 Quái. Như vậy, mỗi loại bệnh của mỗi người được thể hiện tương đồng với từng loại Quái (Quẻ). Do vậy, điều trị một bệnh cụ thể cần “tác động” vào từng Quái (Quẻ) đặc trưng cho bệnhấy. Như vậy, học thuyết Tăng tượng dựa trên nguyên lýThiên Nhân Hợp nhất.
Sau đây là phương pháp chữa bệnh bằng Kinh dịch qua học thuyết Tăng tượng.
I. SINH LÝ BỆNH LÝ NGŨ TẠNG VÀ ĐIỀU TRỊ THEO SỐ BÁT QUÁI
1.TIM VÀ CHỮA BỆNH TIM.
Tim (Tâm): tượng quẻ Ly, số 3, thuộc Hỏa.
Tim và mạch luôn gắn liền nhau, nếu khi huyết thịnh thì máu sẽ tràn đầy, tượng mạch điều hòa có sức, sắc mặt hồng hào nhẫn trơn. Nếu Tâm khí không đủ (Tim có vấn đề) thì mạch yếu sắc mặt tái, nhịp tim thất thường, nghĩa là hệ tim mạch có bệnh. Trường hợp này Kinh dịch lấy tượng số chủ yếu là bổ tâm ích khí: số 650 (6 là Khảm thủy sinh Mộc là số5 Tốn); số 0 ở đây là khoảng dừng theo nhịp tự nhiên. Như vậy để chữa triệu chứng trên, ta niệm số 650 (đọc là: sáu, năm, không).
Với luận lý tương tự, cách chữa các bệnh về tâm tương tự như sau:
– Nếu mất ngủ, mộng mị, hay quên thì niệm số: 30.80 (niệm là: ba, không, dừng lại một chút sau đó đọc: tám, không).
– Nếu máu trong tim không đủ, lưỡi màu trắng nhạt, hịp tim thất thường thì niệm số 430 (niệm là: bốn, ba, không).
Còn nếu mắc cả hai chứng bệnh trên thì ta niệm thành hai lần cách nhau: 3080 (niệm là: ba, không, dừng lại một chút sau đó đọc: tám, không) và 430.
Lưu ý: về cách niệm con số, ở những ví dụ dưới niệm tương tự. Niệm là đọc thầm thì thành lời chỉ mình nghe thấy, niệm chưcách đọc thành tiếng như bí mật.
2. PHẾ (CÁC BỆNH VỀ HÔ HẤP) VÀ CÁCH CHỮA
Phế (phổi và hệ hô hấp): tượng quẻ Đoài, số 2, thuộc Kim
Về nguyên lý chung là bổ phế, đó là trường hợp thở không thoát, tiếng nói bị nhỏ, người mệt mỏi. Trong trường hợp này lập tượng sốđểniệm là: số 820. Trong số này, số 8 là quẻ Khôn thuộc Thổchủtỳ vị, số2 là quẻ Đoài Kim, nên số820 có tỳ Khôn sinh phế(phổi) Kim, hiện trạng mệt mỏi do khó thở hay thởkhông thông thoáng sẽ hết, sức khỏe sẽ bình thường.
– Nếu phế khí không được vượng, trì trệ, sinh ra tức ngực, tắc mũi, có ho….thì lập số: 2000.80 để niệm.
– Nếu phếkhíhư, da sẽ không được mịn, dễ bị phong hàn cảm cúm,ra mồhôi…thì lập số2000 để niệm..
– Nếu phếkhí không tuyên phát (trì trệ), gây chứng tiểu tiện khóvà phù…thì lập số2000,60 để niệm.
– Nếu phế khí bị tà khí xâm nhập, gây hắt xì hơi, tắc và chảy nước mũi,mũi không thông …thì lập số 70 hoặc số07 để niệm.
3. TỲ ( TIÊU HÓA) VÀ CÁCH CHỮA
Tỳ (bộ phận tiêu hóa): tượng: quẻ Khôn, số 8, thuộc Thổ
Tỳ là khái niệm của Đông y dùng để gọi một sốbộ phận của hệ tiêu hóa. Nếu tỳ hư, sự tiêu hóa trong cơ thể sẽ kém đi, như biếng ăn, đầy bụng, ỉa chảy, người mệt mỏi….Hiện trạng này đông ygọi là “Tỳ thất kiện vận”. Để trị những chứng như trên, ta lập tượng sốđể niệm là: 380. Trong sốnày, số3 là quẻ Ly hỏa chủ Tâm thuộc Hỏa, số8 là quẻ Khôn chủ Tỳ thuộc Thổ, mà 3 Hỏa sẽ sinh Thổ8, nên chứng bệnh trên sẽ giảm.
– Nếu nặng đầu, bụng chướng đầy, đi ngoài ra nước…., đông y gọi đây là chứng tỳ bị tà thấp, ta sẽ lập tượng số 650.30.820 để niệm. Trong sốnày, 6 là Khảm chủ thận thuộc thủy, 5 là Tốn chủ đởm thuộc dương Mộc có biểu lý giống Can, Mật, mà Can Thận đồng nguồn nên số650 sẽ cải thiện cho Thận dương đẩy lùi tà khí. Số3 là Ly Hỏa sẽ làm cho cơ thể ấm lên để ích Tỳ dương, số8 tỳ Thổ, số2 Đoài phếKim, nên 820 làm hưng chấn tỳ dương, trợ Phếkhí, do vậy 650.30.820 để ôn Thận Chấn Tỳ dương, vận hóa Thủy thấp.
– Nếu có chứng đại tiện ra máu, đông y gọi là “khí bất nhiếp huyết” thì ta lập sốkiện tỳ để niệm là 380.20. Trong đó 380 kiện Tỳ ích khí, 20 sẽ chấn hưng Phế khí để tả tà Tỳ khí.
Cũng có thể niệm số380.
– Nếu thấy cơ bắp mềm nhẽo, ta chân thiếu lực….thì điều trị bằng cách hoãn bổ Tỳ khí, ta sẽ lập số 80.20.650, trong đó số 80 sẽ làm phấn chấn Tỳ, 20 kích động Phế khí, 650 làm hưng chấn Thậndương để tả trợtỳ vận.
– Nếu ăn uống thất thường, môi nhăn da vàng, ta lập số: 820,trong đó 8 Khôn Thổ là Tỳ, 2 là Đoài Kim chủ Phế để kiện Tỳ vận hóa.
4. CAN (GAN, MẬT) VÀ CÁCH CHỮA
Can (gan, mật): tượng quẻ Chấn, số 4, thuộc Âm Mộc
Gan có chức năng tàng trữ huyết dịch và điều chỉnh lượng máu trong cơ thể. Nếu Can khí không thông sẽ thấy buồn khôn tả, nữ thì kinh nguyệt không đều và sẽ ảnh hưởng đến Tỳ vị.Trong trường hợp mắc chứng bệnh trên ta sẽ lập tượng số để niệm là 430.20, trong đó 4 là Chấn Can Mộc, 3 là Ly Hỏa, 430 sẽ làm thông Can khí để an thần. 2 là Đoài phế Kim là khí của chủ Thận. Niệm số này sẽ điều đạt Can khí khả dĩ.
– Nếu máu trong gan không đủ sẽ làm cho gân cốt chân tay run rẩy hoặc co duỗi không thuận….thì ta lập tượng số để niệm là 640 hoặc 40.
– Nếu mắt đỏ do Can nóng thì ta lập tượng số để niệm là 003, trong đó 5 là Ly Hỏa, 00 là số âm sẽ khắc Hỏa, mắt sẽ không đỏ.
– Nếu mắt khô, mờ thì ta lập tượng số để niệm là 640 để bổ máu đối với người âm hư; còn đối với người âm dương đều hư ta lập tượng số 650 để niệm.
5. THẬN VÀ CÁCH CHỮA
Thận: tượng số 6, quẻ Khảm, thuộc Thủy
Thận tàng tinh khí và chủ phát dục, sinh sản. Nếu thận dương và thận âm trong cơ thể mất cân bằng thì gây chứng nóng lòng, mất ngủ, mộng mỵ, ra mồ hôi, nhức đầu hoa mắt,di tinh….thì ta lập tượng sốđể niệm là 640.6. Trong đó 6 là Khảm thủy, 4 là Chấn mộc sẽ tạo ra sự tư âm tiềm dương, niệm đều như vậy chứng trên sẽ khỏi.
– Nếu tinh thần mệt mỏi, đau lưng, tứ chi lạnh, khó tiểu tiện hay tiểu nhiều lần, nam giới liệt dương, nữ khó có thai…nghĩa là thận dương hư nhược, trong trường hợp này ta lập tượng sốđể niệm là 20.650, trong đó 6 là Khảm chủ thận, 5 là Tốn dương mộc, 20 là Đoài kim sinh thận thủy và trợ khí. Niệm nhiều lần số trên chứng thận dương hư trên sẽ mất.
– Nếu thận dương không đủ, khí hóa bất thường …dẫn đến đi tiểu ngắn, có chứng phù toàn thân…thì ta phải bổ thận dương, ta sẽ lập số để niệm là: 650.3820. Trong số này, số 650 có tác dụng như trên, còn số 3820 có Hỏa sinh Thổ (3 quẻ ly), Thổ sinh Kim (Đoài Kim số 2) sẽ kiện tỳ ích khí, chứng bệnh trên sẽ lui.
– Nếu thận hư sẽ dẫn đến hô hấp khí vào ít, gây ra bệnh đoản hơi…Trường hợp này ta lập tượng sốđể niệm là 260.50, trong sốnày có 6 Khảm thủy sinh thận thủy, thêm 50 để tả thận khí.
– Nếu gặp chứng do thận tinh kém, sinh ra chứng rụng tóc, tóc khô hay nhờn, ta lập tượng số sau để niệm sẽ trị được bệnh trên là: 20.650.30.80
Trong sốnày, 6 là Khảm thủy là thận, 5 là Tốn Mộc thiện tảdương khí trợ Can, 3 là Ly hỏa kích thích Phếkhí sẽ làm lợi tỳ thận khí hóa.
– Nếu gặp chứng ù tai và thính lực kém do thận tinh không đầy đủ, tạ sẽ lập tượng số để niệm mà điều trị, đó là số: 20.650.30.80.
– Nếu gặp chứng đại tiện không thông, thiểu năng sinh lý hay liệt dương do thận dương hư, ta lập số để niệm mà điều trị là: 660.30.820.
II. BỆNH LÝ LỤC PHỦ VÀ ĐIỀU TRỊ THEO SỐ BÁT QUÁI
1. ĐẢM (MẬT)
Đảm: tượng số 5, quẻ Tốn, thuộc Dương Mộc
Mật nằm phía trên khoang bụng chứa dịch xúc tiến tiêu hóa. Bệnh Can (gan) có ảnh hưởng tới mật mà bệnh mật có ảnh hưởng tới Can. Nếu mắc chứng dịch mật tràn ra ngoài như thấy miệng đắng, ợ ra nước vàng, mặt vàng… thì ta điều trị bằng cách lập tượng sốđể niệm là: 50.820. Trong số này, 50 lợi về khí mật, 820 Chấn tỳ Dương, ích Phếsẽ làm mạnh tiêu hóa.
2. VỊ (DẠ DÀY)
VỊ, tượng số 7, quẻ Cấn, thuộc dương Thổ
Dạ dày chủ yếu nạp và làm nóng thủy cốc sau ăn uống, cho nên Trung y gọi là Thủy cốc chi hải. Sự có đầy đủ dinh dưỡng hay không do quyết định của tỳ và vị. Bệnh dạ dày dễ gây thương tổn do Hỏa khí, biểu hiện khi khô mồm, thích uống nước, mặt lưỡi dày rêu vàng. Để điều trị chứng bệnh này, ta lập tượng sốđể niệm là 007.04. Trong số này, 4 là Chấn Mộc chủ Can, 7 là Cấn Thổ chủ vị và 7 và 4 phối hợp để sơ Can hòa vị. Niệm đều tượng số trên, chứng bệnh trên sẽ giảm.
3. TIỂU TRÀNG (RUỘT NON)
Tiểu tràng, quẻ Ly, số 3, thuộc Hỏa
Tiểu tràng nằm trong khoang bụng, trên thông với dạ dày dưới nối với đại tràng. Những tinh chất trong ruột non được dẫn đi khắp cơ thể, những chất bã chuyển xuống đại tràng, những chất dịch lỏng không dùng đến thấm vào bàng quang. Từ chức năng này của ruột, non nên có thể gây ra một số triệu chứng như: hấp thụ tiêu hóa kém, đường tiểu tiện ngắn đỏ đục đau….
Để điều trị chứng bệnh trên, ta lập tượng số để niệm mà điều trị là: 0002.03. Trong số này, 2 là quẻ Đoài, chủ Phếgiángthông điều đường dịch, đồng thời bệnh ở niệu đạo cũng từ Đoài các số000 làm tăng hiệu quả điều trị. Số3 là Ly Hỏa hay tâm Hỏa đểlàm nguội tiểu tràng.
4. ĐẠI TRÀNG (RUỘT GIÀ)
Đại tràng, quẻ Càn, thuộc Kim, số 1 Đại tràng trên nối với tiểu tràng, dưới nối với hậu môn, chức năng là tống các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Bệnh đại tràng thường gặp là đi ra nước hoặc táo bón.
Nếu đại tiện ra nước ta lấy phếkhí làm ấm lên và thông thận dương, trường hợp này ta lập sốđể niệm điều trị là: 20.650. Trong đó 20 là Đoài kinh chủ phế để xúc tiến hóa khí của đại tràng, 650 là chấn hưng thận dương, ôn đại tràng đểchức năng của nó trở lại bình thường.
Nếu bịchứng táo bón, đại tiện không thông thoáng thì ta lập tượng sốđể niệm là: 80.160.40. Trong sốnày 8 là Khôn thổlà bụng để điều khí từ phần bụng và để điều khí cơ bụng; 1 là Càn Kim sinh 6 Khảm Thủy nhằm tả nhiệt cho đại tràng; 4 là Chấn Mộc Can để làm thông khí của cơ, do vậy niệm cụm sốnày để thông đại tiện.
5. BÀNG QUANG
Bàng quang: quẻ Khảm, số 6, thuộc Thủy
Bàng quang nằm ởbụng dưới, chức năng chứa và đào thải nước tiểu. Nếu hóa khí bàng quang bất lợi sẽ gây ra chứng bí đái, & đái sót….Để điều trị chứng này cần làm phấn chấn Thận dương, thúc đẩy bàng quang hóa khí, do đó tượng sốđược lập để niệm là: 2000.650; trong số này, 2 là Đoài Kim là Phế sẽ điều khiển khí cơ của toàn thân, còn 650 là ôn thông bàng quang để bàng quang hóa khí thuận lợi.
6. TAM TIÊU
Tam tiêu: tượng quẻ Ly, số 3, thuộc Hỏa
Khái niệm tam tiêu trong Đông y dùng để chỉ 3 vị trí trong cơ thể là thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Từ hoành cách mô (ngực) trở lên là thượng tiêu, từ hoành cách mô đến rún là trung tiêu, từ rún trở xuống đều là hạ tiêu. Thượng tiêu gồm tim và phổi, trung tiêu gồm tỳ và vị, hạ tiêu gồm gan, thận, tiểu tràng, đại tràngbàngquang…
Chức năng sinh lý chủ yếu của tam tiêu là vận chuyển nguyên khí có tác dụng điều khiển khí hóa cơ thể (khí: khái niệm của Đông y, chúng ta có thể hiểu khí như dòng điện mà cơ thểngười như là thiết bị dùng điện). Nguyên khí bao gồm nguyên khí âm và nguyên khí dương, chính 2 loại khí này đã tạo động lực cho hoạt động sống của một người. Nguyên khí xuất phát ban đầu từ Thận, lưu lại ở dưới rún (vùng hay khu vực của huyệt Đan điền), nhờ sự lưu thông của tam tiêu mà nguyên khí đi khắp cơ thể. Vì thếtam tiêu có quan hệ bao trùm đến sự tinh của thủy cốc và sự tiêu hóa, hấp thụ thủy dịch, sự bài tiết.
Tượng sốđể niệm làm cho tam tiêu chắc chắn, ôn hòa là số 0.3 hoặc 3.0.
III. CÁCH NIỆM TƯỢNG SỐ KHI TRỊ BỆNH
Trước hết việc đọc tượng số được tiến hành theo cách đọc thông thương, như số1 đọc là “một”, số 0 đọc là “không”…., nhưng khi niệm tường sốthì đọc thầm thì thành tiếng nhưng chỉ “mình nghe thấy”, người ngồi sát cạnh không nghe thấy.
1. Khi bị bệnh gì (như ở đầu, hay tim, hay khớp….) thì lúc niệm tượng sốmà ta đã lập, hướng vào bệnh đang mắc. Ví dụ: nếu mắc bệnh viêm gan, ta lập tượng số để điều trị là 650.30.820; khi niệm đều đều đều tượng sốnày, ta luôn tưởng đến vùng gan của mình và “thấy nó đang biến chuyển” tích cực.
2. Lúc niệm nên ởtrạng thái thanh thản, có thểniệm tượng số ở lúc đang đi, lúc đang ngồi, trước khi đi ngủ nghĩa là khi nàonhớtới bệnh thì niệm. Thời gian niệm có thể vài giây, vài phút hoặc mười mấy phút. Khi niệm, nếu thấy vùng bị bệnh đang “trở về trạng thái bình thường”, giảm đau, đỡđau, không đau thì ta tiếp tục niệm tượng số đã lập và đang niệm. Nếu thấy vùng bị bệnh vẫn không có gì thay đổi, thậm chí còn có cảm giác đau lên, điều đó có nghĩa là ta đã lập tượng số chưa đúng. Gặp trường hợp này, ta lập lại tượng số thích hợp với bệnh cần điều trị.
3. Khi bệnh đã khỏi, ta tiếp tục niệm tượng số đã lập đã niệm để củng cốkết quả tốt khi điều trị.
4. Có thể xảy ra hiện tượng sau: trong khi đang niệm số, đến một lúc nào đó bỗng dưng phần cơ thể đang bệnh bỗng dưng đau lên, nhưng nếu thấy tim; dạdày, đầu bình thường và không có cảm giác gì thì ta cứ tiếp tục niệm.
5. Trong quá trình niệm, nếu cảm thấy dễ chịu thì vẫn niệm tượng sốđang niệm.
6. Khi thấy trạng thái cơ thể bình thường dễ chịu thì ta cố gắng quên đi bệnh đang mắc, luôn tâm niệm không mắc bệnh gìthì mọi bệnh sẽ lui, cơ thể khỏe mạnh.
7. Chú ý: những người bệnh tinh thần không bình thường hoặc trí nhớ kém thì cấm sử dụng phương pháp chữa bệnh theo Kinh Dịch này.
IV. MỘT VÀI MINH CHỨNG ĐIỀU TRỊ BẰNG NIỆM TƯỞNG SỐ
Tất cả những minh chứng sẽ trình bày sau đây đều diễn ra trên thực tếở Trung Quốc, vì tài liệu dẫn ra trên đây là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa cổ đại.Việc dẫn chứng này ra đây, để độc giả nào thấy bệnh tượng tự mà áp dụng điều trị.
1. Một phụ nữ 40 tuổi, giáo viên tiểu học lại Mộc Gia Thanh: đã trên 10 năm mắc bệnh viêm loét cổ tử cung, cộng thêm một số bệnh như: huyết áp thấp, viêm dạ dày, viêm mũi, thiếu máu, trĩ, mất ngủ, người cao 1m56, nặng 38kg, gày gò, tuy đi điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi, về thể trạng: mạch yếu, lưỡi mọc rêu, tiếng nói nhỏ, thân thể yếu đuối.Sau khi được hướng dẫn chữa bệnh theo Kinh dịch, người bệnh lập hai tượng số để niệm là: 640.380 và 260.4380. Quátrình niệm gia giảm sốniệm trước số niệm sau, khi bắt đầu niệm trong ngày, đã thấy cơ thể dễ chịu nên có lòng tin, sau đó kiên trì niệm hàng ngày, thấy bệnh dần dần khá lên. Kiên trì niệm chừng nửa năm, thấy phủ tạng đã cân bằng, niệm tiếp 2 năm thì bệnh đã giảm, không uống thuốc mà khỏi bệnh.
Giải thích: trong sốtrên: 6 là Khảm chủ thận thuộc thủy, 4 là Chấn chủ Can (gan) thuộc âm Mộc, nên 640 là tư bổ gan thận. 3 là quẻ Ly thuộc hỏa, 8 là Khôn thuộc Tỳ thổ, nên 380 sẽ ôn bổ tỳ dương, nhu dưỡng thị lực, bổ âm trừ phiền.
2. Bà Chương, người nhà của Học viện y học cổ truyền từ 1982 bị viêm gan, thể chất suy kiệt, chữa nhiều nơi không khỏi mà còn biến chứng như: huyết áp cao, sơ cứng động mạch, có vấn đề bệnh tim, hay đau đầu ù tai, viêm dạ dày, viêm khớp, người rất gày gò. Khi áp dụng chữa bệnh bằng kinh dịch, đưa ra hướng chữalà từ: Thủy hàn Mộc, bổ Gan ích Thận, kiện tỳ hòa vị. Tượng sốcho bà niệm là: 650.30.80. Bà niệm trong ngày đầu tiên đã thấycó sự chuyển, tiếp tục niệm đều sau đó thấy sức khỏe tiếntriển tốt lên. Bà kiên trì niệm trong 1 năm, bệnh khỏi, không những thế cơ thể tăng thêm 10 kg. Sau đó bà vẫn tiếp tục niệm tượng sốtrên đều đều hàng năm, người sức khỏe bình thường.
Giải thích: số 650 (Khảm thủy chủ Thận, 5 Tốn chủ đảm dương Mộc, Tốn là “gió, phong” tiến, lùi làm sơ thông mạch lạc cho bài tiết mồi hôi) là bổGan Thận; 3 là Ly hỏa chủ Tim, mắt là là ích tâm dưỡng mắt; 8 là Khôn Thổ chủ Tỳ, 2 là Đoài chủ Phế thuộc kim, nên 820 là kiện Tỳ ích Phế. Do vậy số 650.30.820 gọi là khí của ngũ tạng, làm thăng giáng, xuất nhập, điều hòa nhanh chậm và cân bằng nên lui được bệnh.
3. Chị Trương, 29 tuổi, công nhân dệt kim: cả 2 khớp gối đều đau nhức đã trên 3 năm, mùa hè vẫn phải đi tất chân, sợ rét thích nóng, người gày,lưỡi viêm đỏ, chân tay nóng, mạch trầm, cứ mùa đông bệnh lại tăng, khí huyết không thông. Phương pháp điều trị của Kinh dịch: đây là chứng hàn tê, phải ôn thông đốc mạch. Do vậy, tượng số được lập để niệm là: 00100.00700. Chị bắt đầu niệm sau 4 phút cảm thấy 2 đầu gối toát hơi lạnh đến mức phải dùng chăn đắp vào, hơi lạnh ở hai đầu gối lúc tăng lúc giảm. Cứ niệm như vậy chừng một tuần thì đầu gối của chị ấm lên và bắt đầu khỏi hẳn. Sau này dù gặp thay đổi thời tiết hay làm việc đi lại nhiều bệnh cũng không tái phát. Chị tiếp tục niệm trong 1 năm đểcủng cốsức khỏe.
Ghi chú: từ những dẫn chứng sau đây, chúng tôi không nêu phần giải thích để quý độc giả tự suy luận.
4. Chị Thương, 21 tuổi, công nhân bưu điện khu Tùng Sơn: bị bệnh trĩ đã 2 năm, (từ 1990 đến 1992) người mệt mỏi, mỗilần gặp lạnh hoặc đi táo bón lại phát bệnh, người bất an, mệt mỏi, chữa nhiều nơi bệnh vẫn không đỡlà mấy. Phương pháp trị bệnh bằng Kinh dịch là: về nguyên nhân: do khí huyết vận hành không thoát, kinh mạch bị tắc ngẽn, đọng máu xấu, khí chạy xuống hậu môn; phương pháp điều trị: làm nóng mạch Đốc, làm khỏe tỳ, tả dĩ tư âm, trừ phiền nhuận tràng. Từ đây tượng số lập để niệm điều trị là: 00100800. Sau khi chị niệm thường xuyên, thấy bệnh lúc tăng lúc giảm, sau đó đỡ dần dầnvà khỏi.
5. Chị Vương, diễn viên đoàn văn nghệ quân đội Trung Quốc ởThẩm Dương: một lần đang biểu diễn, bỗng nhiên bàn tay phải bị trẹo, hoạt động rất khó khăn. Sau đó được lập tượng số 70 đểniệm, chị chỉ niệm sau 5 phút bệnh đã khỏi. Ngoài ra chị còn bịbệnh hành kinh kéo dài đến nửa tháng, kinh nguyệt có nhiều máucục, bụng đầyhơi, ớn lạnh và mệt mỏi. Nguyên nhân: do hay đi biểu diễn nay đó mai đây, gặp nóng gặp lạnh thất thường nên khílạnh tà thừa cơ nhập vào cơ thể vào tử cung, khí cơ kém đi không còn sức vận hành để lâu ngày gây ra bệnh trên. Phương pháp trị bệnh là: ôn Tỳ bổThận, điều chỉnh khí cơ thông thoát. Tượng sốđược lập để niệm là 3.820.60. Chị bắt đầu niệm lúc sáng, đến chiều thấy huyết ra ít dần, niệm tiếp sau 3 ngày thì ngừng ra máu, niệm tiếp 3 ngày nữa thì bệnh khỏi hẳn.
6. Cô Trần, học sinh thực tập tại Học viện y học cổ truyền, 26 tuổi: do quá đau buồn vì mẹ mới mất nên khóc suốt ngày đột nhiên mất tiếng, há mồn thì tiếng phát ra, ngậm miệng thì mất tiếng. Những người cùng phòng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương, bác sĩ tại đây chưa hề gặp bệnh này nên chưa có cách chữa. Thể trạng cô lộ sắc trầm uất, đầu lưỡi đỏ, họng khô, mạch trầm nhỏ. Nguyên nhân bệnh chứng theo Kinh dịch: bệnh thuộc Can khí ứ trì trệ, Phế khí bị tổn thương, khí cơ mất điều khiển, khí ứ lại phát ra từ họng giống như nấc; Thận là gốc của âm thanh, Phế là cửa của âm thanh, nên phương pháp chữa trị là: sơ Can lý khí, bổ Thận nạp khí. Từ nguyên lý này, lập tượng số cho cô niệm là: 60.40; cô mới niệm chừng 2 phút thấy tiếng nhưng hơi yếu không rõ, tiếp tục niệm 20 phút sau, tiếng như nấc trong cổ họng đã mất. Thầy thuốc dặn cô về nhà tiếp tục niệm, qua 2 ngày sau bệnh cô đã khỏi. Qua mười mấy ngày sau, cô hồi phục hoàn toàn.
7. Bà Lý, công nhân của học viện, 52 tuổi: vai phải của bà đã đau 8 năm, khó giơ tay lên được, đồng thời dạ dày đã đau tới 20 năm, không chịu được lạnh, người gầy, mạch trầm, lưỡi trắng có rêu, mặt vàng xạm. Phương pháp chữa là: ôn kinh thông lạc truy tê, hòa vị giảm nghịch. Tượng số được lập để niệm là: 650.000; bà niệm nửa ngày, vai thấy giảm đau, vùng đau ở rún cũng giảm, niệm cho đến chập tối, những chứng kể trên đã giảm. Thầy thuốc dặn bà về tiếp tục niệm để củng cố việc chữa bệnh. Sau nửa năm đến thăm, bà nói: Sau khi bệnh thuyên giảm, đã quên tượng sốlà gì, thấy đỡ nên không tiếp tục niệm nữa, tuy bệnh đã khỏi, nhưng khi lao động mệt nhọc thì thấy người khó chịu.
8. Cô Túc, kế toán học viện y học: nửa thân thể bên trái khó chịu, có cảm giác nhưcó “gió” từ trong phần cơ thể này thổi ra ngoài, tứ chi hay bị đau nhức, tê lạnh, không chịu được lạnh, ngay đến mùa hè mà tay chân vẫn tê lạnh, khắp người mỏi mệt, động chút là toát mồ hôi, đi chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Về thể trạng: mạch trầm và chậm, lưỡi viêm, do hàn tà thâm nhập nên làm trì trệ kinh mạch, khí huyết không điều hòa, gân cốt cơ bắp không được bổ dưỡng. Phương pháp điều trị là: ôn bổ Thận dương, tán hàn hành khí, thông lạc hòa khí. Tượng sốlập ra để niệm là: 650.80.
Cô Túc niệm số này qua mấy ngày thấy bệnh thuyên giảm, sau gần nửa năm niệm thấy tinh lực đầy đủ và không còn mệt mỏi, nhưng vẫn còn chứng mắt khô, nên cô lập thêm tượng số: 650.4380, niệm xong thấy mắt dễ chịu. Lại có lần tự nhiên đau đầu nhức nhối muốn ngã, mặt mày tái nhợt, lại được cho niệm số 640.3820, sau mười mấy phút niệm bệnh đã khỏi.
9. Anh Vương 50 tuổi, do không cẩn thận bịtrẹo lưng không thểhoạt động tự do được, bước đi đau đớn; được thầy thuốc cho niệm số: 6000, chỉ sau mấy phút đã nhẹ nhõm, sau nửa ngày niệm tiếp bệnh khỏi.
10. Cô Mai 33 tuổi, nhân viên ngoại thương: do sảy thai mà làm lưng và đùi đau và phù, điều trị hơn 20 ngày không khỏi. Đến khám theo cách niệm sốthấy: người và mặt phù, lưỡi xám tối có rêu, mạch yếu và chậm, ít tiểu; cách chữa: ôn Tỳ bổ Thận và làm thông huyết khí, lập số để cho cô niệm là: 650.000.3820. Sau mười mấy phút niệm, thấy mặt và mắt nhẹ đi, sau niệm tiếp 40 phút thì đi tiểu tiện và đi nhiều lần, sáng sớm hôm sau hết phù, đau đầu và đau lưng cũng giảm dần đến khỏi. Sau đó thầy thuốc dặn cô cứ đến trưa lại niệm số đó để trợ dương.
11.Bà Hồ 39 tuổi: vào buổi tối năm 1991 đột nhiên bị bênh mề đay: người ngứa ngáy rất khó chịu, sau đó có uống thuốc mà bệnh không lui mà còn lan ra khắp người, khám thấy lưỡi bà đỏ mọc lớp rêu mỏng, bệnh: tà phong nhiệt trên mặt da, cách chữa: sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp; tượng số lập để niệm là: 0002; sau khi bà niệm mấy phút người đã dễ chịu, chỉ qua mười mấy phút niệm tiếp bệnh đã khỏi.
12. Cô Vương 25 tuổi, tháng 12/1992 sáng trở dậy thấy bệnh Vú phải sưng đỏ và rất đau, có sốt, vú đã sưng to bằng quả trứng gà, đi khám chẩn đoán là viêm tuyến vú cấp. Cách chữa là thanh nhiệt tiêu sưng, sơ thông nhũ lạc, hóa ứ tản kết. Tượng số được lập là; 640.20.Sau khi niệm 10 phút cô vẫn chưa cảm thấygì,bảo về nhà niệm tiếp thì thấybệnh tăng lên, nhưng rồi khônglâu đã cảm thấy dần dần dễ chịu. Sau 1 giờ thì chỗ sưng đãtiêu sau đó niệm tiếp chừng 3 giờ thì bệnh khỏi.
13. Ông Lãng 51 tuổi: lưng bị đau đã hơn 20 năm,lúc nào cũng như vác tảng đá sau lưng, mỗi khi thời tiết thay đổi bệnh lại nặng thêm. Chẩn đoán: tà khí gây hàn cản trở kinh lạc dương khí mạch đốc làm cản kinh mạch bàng quang gân cốt cơ bắp mất đi sự bồi dưỡng, tà khí ứ trì không thông nên gây đau. Cách chữa: bổ ích Thận khí, ôn thông mạch đốc, sơ đạo kinh bàng quang. Tượng số lập để niệm là 640.720. Sau khi ông Lãng niệm 2 ngày thấy đã nhẹ nhõm, niệm tiếp 2 tuần thấy 2 chân phía dưới nổi lên nhiều chấm đỏ đó là dấu hiệu tà khí thoát ra ngoài. Tiếp tục niệm mấy ngày nữa thấy những mụn đỏdần khô và tiêu tan và cũng là lúc cảm giác đau sau lưng không còn nữa. Để củng cố thể trạng, thầy thuốc khuyên nên tiếp tục niệm tượng số và sau đó bệnh đã khỏi hẳn.
14.Ông La 58 tuổi: bị bệnh đau lưng ngày càng tăng, ngồi đứng không yên, tính dễ nổi cáu, chữa qua 11 năm mà bệnh không lui, đến chữa niệm số thì cũng là lúc xuất hiện thêm bệnh tĩnh mạch trái xưng phồng rất khó chịu, thấy vậy thầy thuốc cho niệm số 10820, sau mấy phút giảm đau căng, rồi quyết tâm chữa bệnh đau lưng. Kiểm tra thấy lưỡi đen, mạch trầm nhỏ và sợ lạnh; cách chữa là: bổ chi ôn chi, bổ thận tráng dương. Tượng sốđược lập để niệm là: 650.3810. Lúc bắt đầu niệm thì lưng càng đau lên, qua mấy ngày mới thấy bắt đầu giảm, sức khỏe bắt đầu cải thiện, ăn được ngủ được; tiếp tục niệm liền 2 tháng thì thấy cơ thể ngày càng dễ chịu, ăn ngủ tốt; kiên trì niệm sau nửa năm thì khỏi hẳn.
15. Ông Bao 63 tuổi, công nhân, có lần lao động không may bị trẹo hông phải đau nhức , vô cùng; khi đi chân phải phải nhấc lên từng bước rất khó khăn và đau. Kiểm tra huyết áp thấy bình thường, không viêm nhiễm, tượng số được lập cho ông niệm là: 0001.000.70. Sau niệm trên 10 phút thấy vùng đau đã giảm, nhưng đầu, dạ dày và tim vẫn có cảm giác không thoải mái. Thầy thuốc nói ông về nhà tiếp tục niệm, nhưng khi về đến nhà cơ thểđã trở lại bình thường.
16. Cô Cân 41 tuổi, sưng tuyến vú sauđó chỗ sưng đã trởthành một cục cứng như quả trứng gà, chữa trị trên 10 năm không khỏi. Thầy thuốc lập tượng số để niệm là 640.000.720. Sau hơnmột tháng kiên trì niệm đều đều, cục cứng cơ bản đã tiêu tan, sức khoẻkhá lên rất nhiều. Sau 3 năm niệm, bệnh hoàn toàn khỏi và sức khỏe tăng lên rất nhiều.
17. Bà Vương 64 tuổi bị cảm cúm đến 3-4 ngày, toàn thân đau nhức, ho, đau họng, ngày nhẹ đêm nặng, đã uống đều thuốc mà không thấy đỡ. Khi kiểm tra thấy bà mặt đỏ, lưỡi vàng, họng đỏ, mạch nổi, chẩn đoán là bệnh tà phong nhập phổi dẫn đến cảm mạo. Cách chữa là sơ phong tản nhiệt, lấy số niệm cho bà là 20.50. Bà niệm một lúc thì thấy nhẹ nhõm, tiếp tục niệm thì khỏi.
Cũng là bà, có lần do uống nước hoa quả, thấy đau lưng và đái nhiều đái gấp, đái đau. Đến khám thì thấy tay chân không ấm, tứ chi lạnh, lưỡi viêm, mạch trầm nhỏ. Khám thấy nguyên nhân tuôi già thận dương không đủ, thận khí bất cố, tỳ hư vận hóa kém nên uống ít hoa quả nguội nên Thận dương không đủ sức vận hóa, bàng quang thất ướt nên tiểu khó và đau, gây đau lưng. Cách chữa là ôn Thận ích dương, lập tượng số để niệm là: 200.50 Bà niệm sau 5 -6 phút thì chứng bệnh giảm. Tiếp tục niệm thì bệnh khỏi hẳn.
18. Cháu Tào 18 tuổi: đau đầu nhiều năm, điều trị nhiều lần chỉ đỡ mà không khỏi, đến thầy thuốc chữa thấy thể chất còn khá, hỏi lịch sử sức khỏe bản thân thấy do học nhiều, suy nghĩ nhiều nên gây chứng trên; chẩn đoán tiêu hao khí huyết nên hướng chữa là bổ ích Gan Thận, sơ giải khí cơ của đầu, qua đó cho niệm số 60.50; cháu niệm được 3 phút thấy người thanh thản, mắt sáng. Cháu tiếp tục niệm thêm 20 phút thì thấy hết đau đầu, đặc biệt là đầu mát, dễ chịu. Cháu về nhà niệm tiếp, sau đó bệnh khỏi.
19. Cô Vu 20 tuổi là học sinh trung học do động não nhiều nên đau đầu kèm theo nôn mửa. Tìm hiểu nguyên nhân thấy do khí huyết tiêu hao, khí cơ bị trở ngại, tỳ vận mất điều khiển nên sinh ra nôn mửa đau đầu; tượng số được lập cho niệm là 820.650, mới niệm một lúc thấy cơ thể nhẹ nhàng, ngày thứ hai niệm tiếp dần thay nhẹ.Sau này mỗi khi căng thẳng và nóng lòng hay mệt mỏi cô lại niệm tượng số trên, thấy hiện tượng trên giảm xuốngsau đó khỏi hẳn.
20. Cháu Biên là học sinh trung học, năm 1992 chuẩnbịthicử nên căng thẳng, gây chứng đau nửa đầu khi nặng khi nhẹ, chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Đến thầy thuốc này, khám thấy lưỡimàu đỏ sẫm, mạch nhỏ yếu, tính hay cáu bẳn, gày gò….chứnghư hỏa, khí huyết tổn hao, thiểu dương trì trệ bất thông; hướng chữa: tư Thủy hàm Mộc, kiện Tỳ sinh hóa, cho niệm số 00, sau đó là 820.60.530, niệm liên tục nhiều lần chứng đau nửa đầu khỏi.
21. Bác Đỗ 48 tuổi: tháng 2/1992 đến khám trong tình trạng thần kinh hông bên trái đã đau trên hai tháng, đau liên tục suốt ngày đêm, rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bác đã đi chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, đến đây thày thuốc cho niệm số720 chừng mươi phút có kết hợp châm cứu thấy đã đỡ đau. Sau khi về nhà đến lần thứ hai đến khám bác nói lại đau liên tục suốt ngày đêm, hỏi ra mới biết bác đã niệm sai tượng số, thày thuốc lại cho niệm số 720.60 để ôn kinh tản hàn, thông lạc trị đau. Bác niệm sau chừng nửa giờbệnh đã giảm. Bác tiếp tục niệm, khi niệm thấy chân tay toát hơi lạnh, cứ như thế bác đã khỏi bệnh.
22. Cô Hà 22 tuổi là công nhân, sau khi sinh không thấy sữa, cho dù đã uống thuốc dân gian. Đến thày thuốc niệm tượng số được biết nguyên do can uất khí trì nên trở ngại về sinh hóa, cách điều trị là: kiện tỳ ích khí, thư can giải uất thông lạc,tượng số được lập là 38000.40. Cô niệm trong ngày đã thấy có sữa, sau 3 ngày niệm sữa ra đủ. Sau đó lại thấy chứng đau lưng, thày thuốc cho niệm số 38000.40.60, sau khi niệm trong ngày đó, lưng đã hết đau, người nhẹ nhõm, sữa ra đều.
23. Cô Tào 19 tuổi, đã bị đau đầu nhiều năm, đến năm 1993 đến khám thày thuốc, thấy thể trạng cô còn khá, tìm nguyên nhân thấy do suy nghĩ nhiều nên khí huyết tiêu hao. Thày thuốc đưa ra cách chữa là bổ ích Gan Thận, sơ giải khí cơ của đầu, từ đó lập tượng số 60.50 cho niệm, sau khi niệm đến 3 phút thấy đầu thanh thản, mắt sáng, đầu mát. Sau cô về nhà niệm tiếp bệnh khỏi.
24. Ông Vương, công nhân đóng giày về hưu 66 tuổi, bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể, toàn thân như bất toại, chữa nhiều nơi nhiều năm mà không khỏi. Nghe tin có chữa bệnh bằng Kinh dịch đến khám và chữa. Ban đầu được châm cứu liên tục, sau đó được thày thuốc lập tượng số 260 cho niệm, sau khi niệm thấy người nhẹ và nhiều khí cảm thấy như không bệnh, ông niêm thường xuyên nhất là khi thấy mình mệt lại càng niệm nghiêm túc và niệm với thời gian dài. Cho nến nay huyết áp bình thường, mắt sáng lên, chứngbất toại toàn thân như đã hết.
25. Cô Mỹ 21 tuổi, có một đêm bỗng thấy đau lưng không cử động được, thở khó khăn và vội cấp cứu tại bệnh viện và được thày thuốc chữa bệnh bằng Kinh dịch điều trị sơ bộ. Kiểm tra sơ bộ thấy cơ thể cô không có gì, cho niệm số 60, cô niệm và thấy khó chịu, sau điều chỉnh thành số 6000, cô niệm thấy dễ chịu, cơ đau giảm dần. Để nhanh khỏi, thầy thuốc cho niệm số 6000.20 chủ yếu để ôn thận bổ dương thông kinh lạc khử ứ trệ hàn tà, cô niệm số này liên tục 20 phút thì bệnh khỏi hẳn
26.Bà Trương là nhân viên kế toán, 54 tuổi: đau nửa đầu bên trái đã 10 năm chữa mãi không khỏi. Bà còn thấy buồn bực mất ngủ, đến tối thì thấy hai chân nóng lên và mắt khô. Thày thuốc xem lưỡi thấy khô và có rêu mỏng, mạch nhỏ, người gày. Chẩn đoán vì lao tâm quá độ, khí huyết bị đốt ngầm, thủy bất hàm mộc, hư hỏa bốc lên, thiếu dương không thoát, não mất bổ dưỡng gây đau đầu. Cách chữa là tư âm giáng hỏa, lạc trị thống. Thày thuốc cho niệm số 650 nhưng không hợp lắm, sau sửa thành số 60.50 niệm thấy người thoải mái, bàn chân toát ra khí lạnh, đầu thấy mát, hiện tượng chân tay nóng và buồn bực đã giảm. Lần sau đến khám để trị bệnh mắt khô, thày thuốc cho niệm số 60.50.30. Khi niệm hoặc ngừng niệm số này chân tay vẫn có cảm giác nóng lạnh như trước, mắt thì đỡ khô. Sau đó bụng bà lại bị chướng nên thày thuốc sửa thành số 60.50.30.820 thì trừ được chứng chướng bụng nhưng chứng lưỡi khô vẫn còn. Sau đó thày thuốc cho niệm số 260.50.30.80 thì bệnh cơ bản đã giảm, đầu nhẹ hẳn nhưng trong lòng thấy nóng lên, nhưng người có cảm giác, nhẹ nhàng. Sau thầy thuốc chuyển cho niệm tiếp số 260.50.30.80thấy người không có cảm giác buồn ngủ, lưỡi hết khô và mềm mại bệnh đau đầu hết.
Leave a Reply