Chủ đề: “Nhớ nguồn”.
BÀI LÀM 1
(Chuyện kể “Nghĩa thầy trò”)
Nhớ nguồn là truyền thông mà tổ tiên để lại cho nhân dân ta. Chính vì thế, mỗi học sinh vào những dịp Xuân Tết dù xa mấy cũng về thăm thầy, người dạy dỗ chúng ta nên người. Và tương tự như thế, thầy giáo của chúng ta cũng có thầy để đến thăm và dâng lễ tạ ơn thầy của những vị thầy.
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà cụ giáo Chu Văn An để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy cậu học trò cũ từ xa về làng dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban học trò nhỏ, rồi nói:
– Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đủ môn sinh thầy muốn mời các anh đến thăm một người thầy mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ vâng.
Thếlà cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Một cụ già râu tóc bạc phơ, trên tám mươi tuổi, đang ngồi sưởi nắng trước hiên nhà. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
– Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu lắng nghe. Cụ đã nặng tai.
Thầy giáoChu lại gần nói to câu nói một lần nữa. Thì ra, cụ đồ ấy là thầy giáo dạy vỡ lòng cho thầy giáo Chu Văn An,
Tiếp theo thầy giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy giáo Chu Văn An năm đó, họ được thêm một bài học thấm thìa về nghĩa tình thầy trò.
Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta là nề nếp đẹp cần phát huy và gìn giữ. Truyền thống ấy rèn luyện con người tính cách “Uống nước nhớnguồn”, bồi dưỡng lòng yêu nước, kính trọng tổtiên và người lớn tuổi. Ngày nay, ngành giáo dục có ngày hai mươi tháng mười một hàng năm là ngày lễ tôn vinh các thầy giáo, cô giáo. Thực tế, có biết bao người học trò được làm thầy và cũng có biết bao vị thầy đã từng làm học trò đểphát huy truyền thống hiếu học, không ngừng tiến bộ của nhân dân ta. Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang mà ông cha ta đã trau dồi, như Bác Hồ dạy:
“Vìlợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người.”
BÀI LÀM 2
(Chuyện kể: “Tác giả bài Quốc tế ca”)
Lực lượng công nhân và nông dân chiếm đa sốcác dân tộc trên thế giới. Giai cấp công nông vẫn đoàn kết chiến đấu dưới lá cờQuốc tế vô sản. Nhân học về Quốc tế vô sản, cô giáo kể cho chúng em nghe về tác giả bài Quốc tế ca.
Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuởnhỏ, ông không có đủ điều kiện để đi học. Năm mười lăm tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giầy. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.
Tháng ba năm 1871, Pô-chi-ê tham gia công xã Pa-ri. Công xã thất bại, ông bị truy nã gắt gao, phải trốn trong nhà một người bạn. Chính trong giờ phút khó khăn này, nhớ lại những ngày chiến đấu hào hùng, ông đã sáng tác bài thơ “Quốc tế ca”. Bài thơđược nhạc sĩ Pi-e Đơ-gây-tê phổnhạc năm 1883. Bản nhạc “Quốc tế ca” nhanh chóng được truyền đi khắp nơi và trở thành bài ca của giai cấp công nhân thế giới:
“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian,
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn.”
Lời ca hùng tráng vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim, thôi thúc những người bị áp bức, bóc lột siết chặt hàng ngũ phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng, một thế giới công bằng.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều quốc gia trên thế giới giành lại quyền làm chủ của mình. Chủ nghĩa thực dân tan rã nhường chỗ cho chính quyền công nông và dân nghèo lao động, trong đó có Việt Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp vô sản, chúng em xin hứa học chăm, học giỏi, cống hiến sức mình cho Tổ quốc theo lời dạy của Bác Hồ:
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tùytheo sức của mình.
Lời Bác dạy đinh ninh,
Chúng em luôn ghi nhớ.”
Leave a Reply