Tam đa phúc lộc thọ được cúng trong nhà có loại bằng sứ, cũng có loại khắc gỗ, còn cả làm bằng trúc, đêu khắc từ ngà voi. Có loại vô cùng lớn, cũng có loại nhỏ nhắn, tinh xảo. Có thể nói, việc chế tác Phúc, Lộc, Thọ, Tam đa từ lâu đã phát triển thành một môn nghệ thuật, một nét văn hóa truyền thống.
1. Tam Đa Phúc Lộc Thọ hình tượng ông Phúc
Bàn về chữ Phúc
Phúc” trên một ý nghĩa nào đó có thể nói là một chữ hay nhất trong tiếng Hán, căn cứ vào nguyên tắc “việc tốt không chê nhiều”, từ đồng nghĩa với nó đương nhiên cũng không ít. Muốn làm rõ “phúc” có bao nhiêu từ đồng nghĩa, trước hết phải mổ xẻ kết cấu của từ phúc, bắt đầu từ bộ “thị” trong chữ “phúc”. Cuốn Thuyết văn giải tự đã giải thích thị như sau: “Thị, trời sinh hiện tượng, cho biết hay dở, vì thế báo cho mọi người. Từ hai ba hiện tượng, là mặt trời, mặt trăng, sao. Quan sát thiên văn để biết những điều đổi mới của thời cuộc. “Thị” là chuyện liên quan đến thần. Mọi chuyện liên quan đến thần đều có bộ thị”. Từ đó có thể thấy, tất cả những chữ liên quan đến hoạt động tôn giáo như thờ cúng, cầu khấn, xem quẻ… đều có bộ “thị”. Chữ “phúc” đương nhiên cũng không thể ngoại lệ, cho nên hàm nghĩa đầu tiên của “phúc” cũng không tách khỏi mấy hoạt động kể trên. Lấy điều này làm nền tảng, chúng ta hãy xem một chút từ xưa đến nay có những chữ nào đồng nghĩa với “phúc”.
Chữ “hộ”: Hạnh phúc. Cuốn Nhĩ nhã thích nghĩa: sâu dày vậy. Sơ ngôn: “Hộ” là phúc dày vậy.
Chữ “lễ”: dâng lễ, vì thế khấn thần ban phúc. Từ Huyễn đời Tống chú rằng: Ngũ lễ không quan trọng hơn cúng tế.
Chữ “hi”: Có ý hạnh phúc, may mắn. Mọi người vào năm mới, khi hỏi thăm nhau thường nói: Chúc mừng tân hi, tức là chúc phúc.
Chữ “chân”: Phước lành, có nghĩa là dùng lòng thành khẩn chân thật cảm động đến ông trời, nên được ban phúc và điềm lành.
Chữ “lộc”: Hạnh phúc. Cuốn Quảng vận thích nghĩa: Lành vậy. Tiên viết: nhận nhiều phúc của trời.
Chữ “trinh”: may mắn, có nghĩa hạnh phúc.
Chữ “ti”: Hạnh phúc. Cuốn Nhĩ nhã thích nghĩa: Là hạnh phúc. Trương Hành Tăng đời Hán từng nói trong cuốn Đông kinh phú: “Kì ti nhương diệt”, ý là cầu phúc trừ họa.
Chữ “tường”: hạnh phúc. Sách Lễ ký: gọi là đại tường. Sách Thượng thư nói: “tập vu hưu tường”, có nghĩa là tốt là, có phúc vận.
Chữ “hựu”: Là giúp đỡ, đặc chỉ ông trời hoặc thần linh tương trợ. Sách Chu dịch: Ông trời phù hộ, may mắn có lợi.
Chữ “đề”: An phúc, cuốn Chính vận thích nghĩa: là hạnh phúc và yên ổn.
Chữ “kì”: cầu phúc. Sách Thượng thư viết: cầu trời phúc được bền lâu.
Chữ “đảo”: Cáo sự cầu phúc, báo cáo và cầu phúc với ông trời hoặc thần linh. Trịnh Huyền đời Hán nói: cầu phúc là thọ.
Chữ “quái”: Biết phúc mà thờ cúng, để tiêu tai trừ bệnh nên tổ chức cúng tế. Sách Chu lễ viết: Theo thời cúng tế để trừ bệnh tật, tai ương. Tiêu trừ được tai họa, phúc tự nhiên sẽ tới.
Chữ “tộ”: là phúc. Sách Chính vận thích nghĩa: Là phúc, là lộc. Trịnh Huyền đời Hán nói: Ban phúc lành cho con cháu. Thời xưa ba chữ tộ (phúc), tạc (rượu), tộ (thịt cúng) liên hệ với nhau, đều liên quan đến thờ cúng.
Chữ “chỉ”: Hạnh phúc. Kinh thi: Đã nhận được rất nhiều phúc. Chu dịch: “Dĩ chỉ nguyên cát”, ý là lấy cái này để đạt được phúc trạch, vô cùng may mắn.
Trong chữ Hán còn rất nhiều chữ liên quan đến “phúc”, do tần suất sử dụng không cao nên không liệt kê hết ra. Cổ nhân cực kỳ coi trong “phúc”, cũng rất tỉ mỉ trong việc cấu tạo văn hóa liên quan đến nó, hình thành các hoạt động thờ cúng, cầu khấn, xem quẻ khác nhau nhưng đều có tên gọi độc lập riêng. Từ đó có thể nhìn ra sự thừa kế lịch sử lâu đời của văn hóa “phúc” ở Trung Quốc. Thông qua nghiên cứu chữ viết, chúng ta càng có những hiểu biết toàn diện hơn về văn hóa “phúc”.
Hình tượng ông Phúc trong văn hóa dân gian
Sự tích 1
Trước tiên chúng ta hãy nói đến Phúc tinh, có câu “Phúc tinh cao chiếu”, “Nhất lộ Phúc tinh”. Giống như tên gọi, “phúc” chính là phúc khí, hạnh phúc. Tất cả những chuyện vui chuyện tốt như phú quý trường thọ, bình an may mắn đều được khái quát trong phạm trù của “phúc”. Có thể một số người không biết, Phúc tinh thực ra là Mộc tinh, hay còn gọi là Tuế tinh. Tại sao vậy? Bởi vì theo người xưa, tất cả những nơi được mộc tinh chiếu xuống đều là nơi có phúc. Lâu dần, Mộc tinh đã trở thành hình ảnh tượng trưng, một vị thần phúc tượng trung cho điềm may mắn.
Trong con sông dài lịch sử, xuất phát từ tâm lý hướng tới sự vật tốt đẹp của con người, Phúc tinh đã dần dần trở thành thần Phúc. Sau thành thần Phúc, đã có những tên gọi cụ thể của thần Phúc đối ứng như Thiên Cung, Thành Dương.
Sự tích 2
Nghe nói vào đời Đường, ở Đạo Châu xuất hiện người lùn. Những người lùn này các đời đều bị coi là đồ vật mùa vui tuyển chọn đưa đến triều đình. Thời Đường Đức Tông, Thứ sử Đạo Châu là Dương Thành lên nắm quyền. Ông cho rằng việc này không đúng với đạo lý con người, liền mạo hiểm phạm thượng, yêu cầu Đường Đức Tông hủy bỏ trò tiến cống này. Người Đạo Châu cảm tạ ân đức của ông, nghĩ ông là phúc tinh hạ phàm nên đời đời cúng bái vị quan phụ mẫu cứu dân khỏi tai họa này, đồng thời xây miếu thờ ông làm phúc thần. Phúc tinh có thân phận thanh quan ra đời từ đó. Tạo hình của Phúc tinh công thường thấy là: Mặt mũi hiền lành, luôn mỉm cười, ôm một đứa bé trong tay. Đứa bé trong tay Phúc tinh công có ý nghĩa gì? Chúng ta đều biết, truyền thống của Trung Quốc luôn coi trọng hiếu đạo, cho rằng con cháu hưng thịnh, nhà cửa hòa thuận, chính là có phúc trạch. Ôm đứa trẻ nhỏ là để thể hiện ý nghĩa này.
2. Tam Đa Phúc Lộc Thọ hình tượng ông Lộc
Bàn về chữ Lộc
Tư Mã Thiên đã nói trong cuốn Sử kí – Thiên quan thư, sao thứ sau trong Văn Xương quan là Lộc tinh, cai quản chức vị và bổng lộc trong nhân gian. Lộc tinh dần dần phát triển thành thần lộc, do năm đời hoàng đế Hậu Thục đảm nhiệm, chủ quan tước vị và bổng lộc của nhân gian.
Hình tượng ông Lộc trong văn hóa dân gian
Truyền thuyết về lộc thần trương thiên sư
Trong tryền thuyết dân gian, lộc tinh còn được gọi là Tống tử Trương tiên, về vị Trương tiên này lại có hai cách nói. Một là, Trương tiên chính là Mạnh Sường hoàng đế hậu Thục, còn một cách nói khác nói ông là đạo sỹ Trương Viễn Tiêu.
Trong truyền thuyết cổ đại, thiên cấu phụ trách trong cổng trời, giám sát hành động của bách quan. Thế nhưng, nó lại gây nên sự bất mãn của mọi người. Vì theo quan niệm của dân tộc thời cổ đại, nhân vật thời cổ đại, nhân vật ghi danh bảng vàng trên thế gian đều là tinh quản trên trời hạ phàm. Đêm thiên cầu trong cổng trời ngăn tinh quản hạ giới, do đó gây ra sự phẫn nộ của các bậc phụ mẫu trong con thành tài.
Chính vì vậy, các nhà Thiên văn học thời đó bèn đặt một cây cung ở phía trước thiên cẩu, đặt tên là Hồ thị tinh, đầu mũi tên này chĩa thẳng vào phần đầu của thiên cầu.
Nhưng cách này không có hiệu quả rõ ràng, mọi người phát hiện số người đỗ trạng nguyên vẫn chỉ là số ít. Vì thế, người ta nghi ngờ Hồ thỉ tinh không quản được Thiên cẩu, dẫn đến tiền đồ của con cái họ bị hủy hoại. Trong tình trạng này, thần xạ thủ Trương Viễn Tiêu sinh ra đúng thời. Ông không chỉ bảo vệ tinh quản thuận lợi hạ phàm đầu thai, mà còn có thể bảo hộ trẻ có được tiền đồ tốt đẹp.
Trương Viễn Tiêu vốn là một đạo sỹ nước Thục, tuyệt kỹ bắn cung của ông van danh thiên hạ. Cung tên của Trương Viễn Tiêu là do thần tiên “Tức mục lão ông” tặng. Ông thường dùng cung bắn đầu đạn, giúp người hóa giải tai nạn. Vì vậy, người dân gần đó gặp phải ma quỷ quái đến làm loạn đều nhờ ông giúp. Ông từng bắn tên lên trời, người ta hỏi ông tại sao, ông nói: “Tôi chuyên bắt cô thần quả tú trên trời, nhờ vậy người thế gian có thể có con có cháy”. Khi người ta đang làm ruộng, thường nhặt được cung rơi xuống, người nhặt được dự sẽ sinh được quý tử. Trên cung còn có một nốt màu đỏ, phụ nữ không mang thai được, nếu mang vật này bên mình, có thể sinh được con trai.
Tương truyền, trước khi Tô Tuần thời Bắc Tống chưa có con trai, có lần trong một quán nhỏ, nhìn thấy bức tranh vẽ Trương tiên, nghe đồn chỉ cần thành kính khấn bái có thể có con. Tô Tuần dùng ngọc bội mang trên người đổi lấy bức tranh kia.
Sau khi về nhà, Tô Tuần thờ phụng bức tranh Trương tiên, sau này quả nhiên có hai người con trai, là Tô thức và Tô Triết. Về sau, hai anh em cùng tham gia kỳ thi khoa cử, kết quả hai người đều đỗ tiến sỹ, xôn xao cả triều đình. Do đó, Tô Tuần đặc biệt viết Đề trương tiên họa tượng ghi chép lại câu chuyện Trưowng tiên tống tử hiển linh.
Dần dần, tính ngưỡng về Trương tiên phổ biến rộng rãi khắp dân gian, người người đều lễ bái Trương Tiên. Từ đó trở thành Tống tử thần tiên, gia nhập vào thế trận phúc lộc thọ.
Truyền thuyết tử đồng Trần Trương Á Tử
Tương truyền, Trương Á Tử cùng là Lôi thần, cũng có người nó ông là Xà tinh. Nói chung, ông là một vị tiểu thần không ai để ý tới. Chỉ đến thời Đông Tấn, danh tiếng của ông mới ngày một vang dội. Năm 139 trước Công nguyên, Diêu Trường thời hậu Tần gặp một vị tiên trên núi Tử Đồng. Vị tiên đó nói với ông: “Ông mau quay về nước Tần đi, ở đó không thể không có quân chủ”. Diên Trường hỏi danh tính của vị tiên, vị tiên liền tự xưng là Trương Á Tử Sau khi Diêu Trường quay về nước Tần, không lâu sau xưng Đế. Để cảm ơn Trương Á Tử, ông lập một ngôi miếu thờ Trương Á Tử tại đất Tần, dần dần nhang khói nghi ngút.
Còn có truyền thuyết Tử Đồng thần Trương Á Tử là kết hợp của hai tiên nhân Trương Á Tử và Trương Dục, là nhân vật lịch sử biến đổi thành. Thời Đông Tấn, một người Thục tên là Trương Dục tự lập vị làm vua, mang quân đến đánh Tần Phù Kiên, không may hy sinh trong chiến đấu. Người nước Thục đã lập một đền thờ cho ông ở núi Tử Đồng Quần thất khúc để tưởng niệm Trương Dục, tôn phong ông là lôi trạch long thần. Khi đó, đền thờ Tử Đồng thần Trương Á Tử cũng ở núi thất khúc, vì vậy người đời sau hợp hai người họ lại gọi là Trương Á Tử. Dựa vào cơ sở sự tích của Trương Dục người Thục, dân gian biến tấu lên truyền thuyết về Trương Á Tử.
Từ đồng thần Trương Á Tử có danh tiếng rất cao trong những người đọc sách, tương truyền ông có thể nhìn ra được ai có thể làm tể tướng trong mọi người. “Thiết vi sơn tùng đàm” thời Bắc Tống có viết: “Sỹ đại phu đi ngang qua từ đường của Tử đồng thần, nếu gặp gió mưa, tương lai nhất định sẽ làm quan tể tướng, tiến sỹ thì có thể trúng trạng nguyên”. Do đó, Tử đồng thần Trương Á Tử có truyền thuyết về “phong vũ tống quý nhân”.
Vương An Thạch đời Tống lúc nhỏ từng xuất hành cùng phụ thân, đột nhiên gió thổi mạnh, mưa lớn. Cha con Vương An Thạch nhanh chóng nấp vào trong miếu tránh mưa. Trong miếu còn có một vị thư sinh, nhìn thấy trời mưa gió đột nhiên vui mừng. Cậu ta cho rằng, sau này mình nhất định có thể làm quan đỗ đạt, vì vậy vui mừng khôn xiết. Ai ngời trong kỳ thi sau đó, vị thư sinh này không có tên trong bảng vàng. Sau này, vị thư sinh này thất vọng đến miếu, oán trách người trong miếu:” Mọi người hay nói phong vũ tống quý nhân, chẳng linh nghiệm chút nào?”. Người trong miếu cũng mơ hồ, nói rằng: “Tử đồng thần không linh nghiệm nữa sao?”.
Nhiều năm sau, Vương An Thạch lại là người đỗ trạng nguyên, về sau còn làm Tể tướng. Từ đó, người Tử Đồng lại tin vào lời đồn “phong vũ tống quý nhân” linh nghiệm. Câu chuyện này lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
3. Tam Đa Phúc Lộc Thọ hình tượng ông Thọ
Bàn về chữ Thọ
Thuyết văn nói, thọ có nghĩa là lâu dàu. Bản thân chữ “thọ” có hàm nghĩa là lâu dài, như: Chữ “thọ” trong “tình thâm không thọ”. Trong văn hóa Trung Quốc, có một khái niệm hạt nhân, gọi là “trung dung”. “Trung dung” là từ vạn năng, thể hiện với chúng ta rằng, khi xử lý bất cứ việc gì phải “ngọt như nước”, trong cuộc sống phải theo lẽ thường, ăn uống cần được tiết chế. Kỳ thực, mục đích của trung dung không phải là trường thọ, quan hệ cuộc sống, sức khỏe trường cửu, mà là hướng tới khát vọng xã hội vĩnh hằng. Mỗi chúng ta đều ước vọng quyền lực vĩnh hằng, hạnh phúc vĩnh cửu, thậm chí là sinh mệnh vĩnh cửu. Thế nên, “thọ” trở thành từ ngữ được mọi người đón nhận một cách tự nhiên. Trong văn hóa Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế đều mong cầu được trường sinh bất lão, tuy được cho là đã có “thọ” nhưng chính điều đó đã khiến “thọ” trở thành sự mong cầu vĩnh hằng trong tâm của chúng ta. Vậy nên mới có lễ tục “chúc thọ”, “khánh thọ”, “cầu thọ”. Chúng ta thường tặng đào thọ cho người già vào dịp lễ “thọ thìn”, nấu 1 bát mì trường thọ, tặng tranh bách tho, nói một vài câu chúc thọ may mắn, thể hiện sử cung kính và biết ơn đối với người già, cầu cho họ có thể sống lâu trăm tuổi.
Từ khi hình thành, “thọ” đã trở thành lời chúc và mong muốn tốt đẹp, nhưng có một loại “thọ” mà chúng ta không muốn đối diện, như “Thọ mộc”, “thọ huyệt”, “thọ tài”, “thọ y”. Đương nhiên, dù là thọ mộc hay thọ y đều mang ý nghĩa xấu, để chỉ quan tài và trang phục liệm thi thể trong tang lễ. Có người hỏi, khi sống thường trưng cầu “sức khỏe trường thọ”, tại sao còn muốn mặc áo “thọ y” cho người già khi chết? Trường y là áo mặc cho người mất trong lúc khâm liệm, nhưng lại được chuẩn bị khi họ còn sống. Cũng chính là, tuy biết không có ai trường sinh bất lão, con người đồng thời chuẩn bị tốt “cái chết” hoặc mong muốn có thể trường sinh bất lão. Tại Khánh Dương, sau khi người già được 60 tuổi, con cháu họ sẽ sớm làm áo thọ y. Thọ y cũng có ngụ ý là sức khỏe trường thọ, hình thức tương tự như “xung hỉ” trong dân gian.
Đã từng có nhiều nghiên cứu thọ y”: Áo ngoài phải làm bằng vải đỏ, như vậy cuộc sống của con cháu sau này mới may mắn, tốt đẹp. Đỉnh mũ khâu vải đó, điều này cũng tượng trưng cho con cháu đời sau được may mắn. Cho dù là áo trong hay áo ngoài, không được dùng cúc, chỉ dùng miếng vải nhỏ cài lại. Khuy cài tượng trưng cho con cháu, mang ý nghĩa là con cháu đầy nhà, sau này gia đình có người nối dõi.
“Thọ” là một lời chúc, kỳ thực cũng là một loại thái độ, một loại văn hóa. Trong đó ẩn chứa tình yêu của chúng ta đối với cuộc sống, thể hiện sự trân trọng sinh mệnh, là một loại tình cảm đầy tính nhân văn kính trọng người già.
Hình tượng ông Thọ trong văn hóa dân gian
Nam Cực Tiên Ông được xem là Thọ Tinh
Nam Cực Tiên Ông còn có tên là Nam Cực Chân Quân, Trường Sinh Đại Đế, Ngọc Thanh Chân Vương, là một trong chín người con của Nguyên Thủy Thiên Vương, vì ông chủ về tuổi thọ nên lại có tên là “Thọ Tinh” hoặc “Lão Nhân tinh”. Truyền thuyết kể rằng, thường xuyên thờ phụng cúng tế Nam Cực Tiên Ông sẽ được khỏe mạnh và sống lâu.
Về lịch sử của Nam Cực Tiên Ông, dân gian có hai truyền thuyết. Truyền thuyết thứ nhất nói Nam Cực Tiên Ông là con của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Theo ghi chép trong phần lời tựa của cuốn Cao thượng thần lôi Ngọc Thanh Chân Vương tử thư đại pháp, khi trời đất chưa được hình thành, vạn vật chưa được sinh ra, Nguyên Thủy Thiên Vương là “Tổ của Hạo Mãng Minh Luật Đại Phạm”, ngưng thần kết thai, kết thúc trạng thái hỗn độn của trời đát, khai thiên lập địa. Sau này, Nguyên Thủy Thiên Vương gặp được “Vạn Khí Tổ Mẫu thái Huyền Ngọc Thân Thần Mẫu”, “tới đại động Thượng Thanh, thực hiện đạo thư hùng tam nhất hỗn hóa”, sinh được tám người con, trong đó người con trai trưởng chính là Nam Cực Trường Sinh Đại Đế, cũng chính là Nam Cực Tiên Ông. Vị Nam Cực Trường Sinh Đại Đế không chỉ hành đạo tài giỏi mà còn là người vô cùng nhân hậu, ông nhớ tới sự khổ của chúng sinh trong thế gian, truyền đạo pháp tới thế gian. Truyền thuyết thứ hai cho rằng, Nam Cực Tiên Ông là con thứ chín của Nguyên Thủy Thiên Vương. Căn cứ theo những ghi chép trong Cao thượng Tửu Tiêu Ngọc Thanh đại phạm tử vi huyền đô lôi đình ngọc kinh, Nguyên thủy Thiên Vương “người con thứ chín là Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương Trường Sinh Đại Đế, chuyên chế Cửu Tiêu 36 ngày, thống lĩnh 36 đại tôn”.
Bành Tổ được xem là Thọ Tinh hay không?
Luận ngữ ghi chép, Tử viết: “Ta chỉ thuật (đạo của cổ nhân) mà không sáng tác, tin vì thích (kinh điển cổ nhân), ta trộm ví của ông lão Bành của ta:. “Lão Bành” chính là Bành Tổ, đem Bành Tổ liên kết với “thích kinh điển của cổ nhân”, có thể thấy tuổi thọ của Bành Tổ rất lớn. Theo những ghi chép trong Thần tiên truyện, Bành Tổ “Cuộc đời Ân, Bành Tổ đã được 767 tuổi, nhưng không lộ sư yếu ớt của người già. Điềm tĩnh, không xót thương những việc chính trị, không quản việc danh dự, không chú trọng hình thức bên ngoài, chỉ lấy dưỡng sinh làm nghiệp”. Bành Tổ có sức ảnh hưởng lớn đối với lịch sử Trung Quốc. các nhà tư tưởng thời Tiên Tần, như: Khổng tử, Tuân Tử, Lã Bất Vi .. đều có những lời bàn luận liên quan tới Bành Tổ. Trong nhiều chương, Trang Tử có nhắc tới đạo lý trường thọ của Bành Tổ: “Bành Tổ đắc chi, thượng cấp hữu Ngu, hạ cấp hữu Ngũ Bá”, có nghĩa là, sau khi Bành Tổ đặt được đạo trường thọ, ông sống được hơn 800 tuổi, từ thời Ngu tới thời đại Ngũ Bá.
Vậy Bành Tổ có những đạo dưỡng sinh nào? Cổ nhân có nhiều nghi vấn. Trong Trang Tử viết: “Hít thở sâu, nhả hơi cũ, hít vào hơi mới, đu mình như loài gấu, duỗi mình như loài chim để sống lâu. Đó là cách thức kẻ sĩ đạo dẫn và luyện thân thể được sống lâu như ông Bành Tổ”. Trang Tử cho rằng, đạo trường thọ của Bành Tổ chính ở phương pháp dẫn khí để dưỡng sinh. Trong Tuân Tử cũng giảng Bành Tổ là người “trị khí dưỡng sinh”. Sau này, Đạo giáo xuất hiện và thịnh hành, các nhân sĩ Đạo giáo liền coi Bành Tổ là tiên nhân của Đạo giáo, thân thế và cuộc đời của ông cũng vì vậy mà trở nên phong phú. Cát Hồng, danh nhân trong Đạo giáo đã miêu tả tường tận sự tích cuộc đời của Bành Tổ trong thân tiên truyện.
Phúc Lộc Thọ tam tinh là 3 ngôi sao may mắn được lưu truyền trong dân gian. Khi Đạo giáo hưng thịnh, họ cũng được thăng chức, gọi chung là tinh quan. Họ là một trong những thần tài được yêu mến nhất mấy ngàn năm trở lại đây trong dân gian Trung Quốc. Tạo hình của Tâm tinh Phúc, Lộc, Thọ đã được ước định. Trong đó, Phúc tinh tay ôm trẻ con, ý là nhiều con nhiều phúc. Lộc tinh đầu đội mũ quan, có ý thăng quan tiến chức. Thọ tinh tay vầm cây bàn đào, ý là trường thọ trăm tuổi. Từ đó có thể hiểu lý do của tập tục thờ “Phúc, Lộc, Thọ” trong mỗi gia đình.
Leave a Reply