Tả cái mũ em dùng hằng ngày
BÀI LÀM
Cùng với đời sống ngày càng văn minh, vật dụng của con người ngày càng tối tân. Quần áo, trang phục đều được giới thiệu theo thời trang, kiểu mốt. Cái mũ lưỡi trai em dùng hằng ngày là cái mũ mẹ mua từ hai năm trước, bền bỉ mà vẫn đẹp, vẫn hợp thời. Đó chính là món đồ mà em yêu thích nhất.
Cái mũ lưỡi trai may bằng vải sợi len, màu cà phê sữa. Kiểu mũ tròn đỉnh thông dụng. Phần đầu mũ may ráp bàng sáu mảnh vải tam giác, đường may dày dặn, chắc chắn. Đỉnh mũ đính một nút bọc vải cùng màu với mũ. Phía trong mũ lót lưới nhựa mềm và vải lót cô-ton màu đen. Lưỡi trai bằng nhựa bọc vải chìa ra phía trước, nom giống một cái mỏ vịt ngang và bẹt. Vành mũ may cạp với dài nhựa mềm, bỏ vào trong cho mũ được chắc chắn và phồng thăng, tròn trịa. Phía trước mũ, chỗ nối lưỡi trai, người ta thêu một nốt nhạc trên một dòng lượn bay bướm. Chỉ thêu màu đỏ sậm nổi bật trên nền cà phê sữa. Phía sau mũ là chốt gài, may bằng một nẹp vải hai phân có gắn khoá điều chỉnh rộng, hẹp được lót vải cẩn thận để khi đội mũ, khoá mũ không chạm vào gáy. Cái mũ của em chẳng những cùng em dãi nắng dầm mưa mà nó đã có lần cùng em lên sân khấu diễn kịch khi em thủ vai ông bố trong một trích đoạn kịch phòng chống ma túy. Cái mũ của một cậu học sinh tiểu học vẫn hợp thời trang trong nghệ thuật sân khấu, oách chưa?
Đã qua hai năm dùng nên cái mũ đã nhạt màu đi đôi chút. Tuy vậy, nó vẫn rất đẹp với kiểu dáng cổ điển mà không bao giờ lỗi thời. Em giữ gìn mũ rất kĩ và biết ơn mẹ em đã chăm sóc em từng li, từng tí. Em rất tự hào về mẹ, mẹ đã chọn cho em cái mũ mà ai cũng khen là rất đẹp.
Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
BÀI LÀM
Học sinh trường em mặc đồng phục quần âu xanh, áo sơ-mi trang. Chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay là áo sơ-mi trắng mẹ đã mua khi vào năm học mới.
Áo của em được may bằng loại vải cô-ton tốt, màu trắng tinh. Kiểu áo rất xinh, là kiểu cổ sơ-mi thắt nơ, tay phồng dành cho nữ. Co áo là cố sơ-mi cách tân có viền bèo ren, được lót vải cho đứng cổ. Lớp ren viền cổ tạo cho cổ áo một nét duyên dáng, thùy mị. Hai bên nẹp cổ đính một nẹp vải dài bốn mươi đề-xi-mét dùng để thắt nơ. Tay áo cắt ngắn rất phồng, tròn như đèn lồng. Thân áo may rất vừa vặn với người em. Lưng áo may liền một mảnh nhưng hai tà áo của thân trước có thêu hoa chìm rất mĩ thuật. Đinh áo lật lai ba xăng-ti-mét, đính sáu nút nhựa ánh bạc lấp lánh như màu vỏ ốc. Đường chỉ chạy viền tà sắc sảo, rất nhỏ làm cho lai áo mềm mại, uyển chuyển ôm sátthân mình. Trên ngực áo phía trái mẹ đính huy hiệu trường cẩn thận. Mặc áo vào, cài nút cẩn thận, em thắt nơ nơi cổ áo. Cái áo vừa vặn thoải mái, làn vải mềm mại, mơn man trên nền da tạo cho em cảm giác thật dễ chịu. Trong chiếc áo đồng phục em thấy mình thật chững chạc và xinh hơn. Chiếc áo thơm tho, êm ái như tình mẹ yêu con, ân cần bao bọc, chăm lo cho con. Em yêu mẹ và rất biết ơn mẹ đã mua cho em một chiếc áo đẹp như thế. Hằng ngày, sau buổi học em mắc áo vào móc áo, đến tối mẹ về giặt đồ cho cả nhà em mới đem ra nhờ mẹ giặt giúp. Mẹ căn dặn em phải giữ gìn áo như thế để màu áo luôn trắng mới không bị mồ hôi làm ố vàng.
Em rất thích chiếc áo đồng phục mẹ mua, em hứa sẽ học chăm ngoan, đạt thành tích tốt để ba mẹ vui lòng.
Tả Rô bốt chiến đấu
BÀI LÀM
Sinh nhật của em là ngày 1 tháng 6. Đó cũng là ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ngày sinh năm nay, em nhận được món quà vô cùng thích thú: một rô bốt chiến đấu.
Rô bốt của dì em gửi tặng, nó vượt qua gần năm trăm cây số, từ miền Trung cát trắng, theo đường bưu điện và đến kịp tay em vào ngày sinh. Rô bốt mặc áo giáp, cao tám mươi phân, toàn thân làm bằng nhựa cứng tốt với hai màu xanh dương và xám bạc. Đầu rô bốt to bằng trái cam, đeo mặt nạ hình hột xoài. Cánh tay,chân rô bốt cuồn cuộn bắp thịt. Mồi tay rô bốt cầm một súng máy. Rô bốt mặc áo màu xám bạc có huy hiệu ngôi sao vàng. Chân rô bốt đi giầy đế rất to, vững vàng. Rô bốt hoạt động bằng pin, có nút điều khiển ở sau lưng. Khi em bấm nút khởi động, rô bốt tiến lên phía trước, hai tay đưa súng máy lên cao. Từ nòngsúng máy, ánh sáng lóe như tia lừa điện màu xanh đỏ, đèn vàng ở ngôi sao giữa ngực lấp lánh. Mỗi bước đi của rô bốt nhịp nhàng với tiếng “sè sè chiu chiu” của súng máy. Sau mặt nạ bạc, đôi mắt rô bốt sáng đòn màu xanh dương nhấp nháy từng hồi rất đẹp. Rô bốt tiến lên theo đường thẳng, nó không tự mình đổi hướng được. Điều này làm em hơi buồn, nhưng mẹ nói rô bốt đổi hướng được rất đắt tiền, dì đã rất yêu em mà gửi cho em một chiến binh rô bốt to, rất oách rồi. Em không chơi rô bốt thường xuyên. Mỗi khi có bạn đến, em mới đem ra cùng chơi hay dùng rô bốt đê dỗ em trai em cho nó đừng quấy mẹ. Sau mỗi lần chơi như thế, em đặt rô bốt cẩn thận vào tủ kính, để bày cho đẹp và giữ gìn rô bốt được mới lâu.
Em rất vui có chiến binh rô bốt khổng lồ này. Rô bốt giúp em vui sau những giờ học mệt mỏi, còn giúp em chơi với em trai để mẹ làm việc. Bảo rô bốt bảo vệ em mắt em trai em tròn xoe nhìn em rất chăm chú, đáng yêu làm sao. Em gửi thư cảm ơn dì về món quà dì tặng. Em giữ gìn rô bốt cẩn thận, để dành cho em trai của em chơi nữa.
Tả diều giấy
BÀI LÀM
Hè về. Tiếng ve râm ran cả không gian yên tĩnh của làng quê. Cây phượng ngay cổng trường đỏ rực màu hoa phượng. Trên cánh đồng đã gặt, trẻ em đông vui như hội. Đứa nào đứa nấy cầm một cuộn dây, chạy thật nhanh để thả diều. Hơn chục chiếc diều lướt gió trên nền trời xanh biếc. Hòa cùng không khí ấy, em bất tay dán ngay một chiếc diều giấy.
Tỉ mẩn với nan tre và giấy nháp đã dùng trong năm học. Gần hai giờ, em đã làm xong chiếc diều giấy. Chiếc diều giấy gồm hai thanh tre cật vát mỏng, cột dính rất chặt bằng chỉ khâu vuông góc với nhau tại hai phần ba chiều dài thanh tre. Nối kín bốn mặt của hai đoạn thẳng đó là bốn thanh tre khác. Trên sườn ấy, giấy nháp được dán kín, nom ngoạn mục như áo quần thời trang. Từ ba đỉnh của tam giác phần thân dưới diều, đuôi và hai vây diều mọc ra bằng những giải băng giấy nối nhau. Đuôi diều dài độ một mét hai, hai vây diều ngắn hơn. Mỗi vây dài bảy tấc, ở hai đỉnh của vây diều, một sợi cước căng ngang, hơi chùn một tí hướng về mũi diều. Dây thả diều được nối tại trung điểm của sợi dây này. Buổi chiều đầu tiên chiếc diều giấy của em “trình làng” là một chiều lộng gió. Chiếc diều cất cánh nhẹ nhàng, chỉ một đường chạy lấy đà của em là diều lướt gió, bay bổng trên không. Em thả dây, nheo mắt nhìn cánh diều căng gió. Nó bay cao nhất trong những cánh diều trên không trung đồng làng lúc ấy. Tiếng sáo diều hay tiếng gió? Em chỉ nghe tiếng vi vu vi vút êm tai. Cánh diều tự do bay cao như tuổi thơ hồn nhiên vui thích củachúng em, reovui, tỏa hương thơm đồng nội. Đôi khi gió dường như ngớt đi, em nhanh tay thu bớt dây, nương theo hướng căng của dây diều, khéo léo giữ cánh diều lơ lửng giữa không trung. Bọn trẻ trong làng phục em sát đất. Chúng đua nhau học cách làm diều.
Không có niềm vui nào vui hơn việc tự làm cho mình một món đồ chơi và hãnh diện thấy đồ chơi của mình lập “chiến tích”. Suốt mùa hè, cánh diều của em giữ vị trí độc tôn trong các cuộc thi thả diều. Em vui sướng hướng dẫn các bạn cách làm diều giấy và chúng em tận hướng một mùa hè thoải mái thả diều, hít thở không khí trong lành của làng quê thơm lừng hương lúa chín.
Tả bộ sa-lông phòng khách
BÀI LÀM
Gia đình em thường quây quần trò chuyện với nhau sau một ngày làm việc, học tập tại phòng khách. Với em, gần gũi và đáng yêu nhất, đã chia sẻ mọi vui buồn trong gia đình em là bộ sa-lông phòng khách.
Bộ sa-lông gồm hai ghế dài nối nhau thành chữ L chiếm một góc phòng khách. Ghế sa-lông bằng gỗ bọc nệm simili màu nâu. Tay vịn của ghế rộng mười lăm xăng-ti-mét, thẳng vuông êm ái. Lưng tựa của ghế hơi ngã ra phía sau, cao hơn tay vịn độ hai tấc. Lòng ghế thấp nhưng đôn cao nhờ hai nệm mút dày bọc vải nhung màu xám bạc. Mỗi cạnh tựa của một phần góc sa-lông có hai gối tựa dài, bọc vải nỉ dệt hoa văn hỉnh lá màu trắng sữa. Các lớp diềm ren dăng-ten trắng khiến bộ sa-lông trông thật sang trọng. Bàn sa-lông bằng gỗ, mặt kính màu nâu, đặt giữa hai góc sa-lông. Bàn sa-lông có một tầng nhỏ ở chân bàn, là những thanh thép mạ inox sáng choang, chỗ ấy để một vài tờ báo rất tiện. Trên mặt bàn, mẹ em trải khăn bàn vải thêu hoa hồng màu huyết dụ. Cái bàn sa-lông sáng trưng, trang nhã, hợp với lọ hoa tươi đặt trên đó. Bố em thường ngồi đọc báo ở ghế sa-lông. Em thích ngồi lọt thỏm vào tận trong gối tựa của ghế vì nó êm ái không chê vào đâu được. Lớp vải nhung êm mịn của gối tựa mơn man trên làn da, vừa mát dịu, vừa âm ấm, thật dễ chịu. Buổi tối, cả nhà quây quần dưới ánh đèn chùm phòng khách, em cảm thấy thật bình yên và hạnh phúc.
Bộ sa-lông không phải chỉchia sẻ niềm vui, nồi buồn hằng ngày với gia đình em, nó còn chứng kiến những ngày kỉ niệm đáng nhớ: sinh nhật mẹ em, lễ Tết… Bộ sa-lông cũng tràn ngập cảm xúc hân hoan sôi nổi khi bố họp bạn. Nó mở rộng vòng tay ôm em vào lòng sau một ngày học tập ở trường, nó trở nên thân thiết như những người ruột thịt. Vì thế, em luôn lau nó sạch sẽ, giữ gìn cẩn thận để nó luôn được mới.
Tả máy giặt
BÀI LÀM
Trợ thủ đắc lực giúp mẹ em trong việc giặt giũ là cái máy giặt. Bố mẹ em mua cái máy giặt cách đây hai năm, khi nhịp sống của gia đình em ngày càng bận rộn, không làm xuể hết công việc.
Cái máy giặt hiệu Panasonic, nó có dung lượng và công suất 7 ki-lô-gam. Vỏ ngoài của máy làm bằng sắt cuốn thành khối chữ nhật đứng, các góc cạnh của máy giặt được bo tròn khéo léo, trơn láng. Máy giặt khoác một cái áo màu xám tro, phía trước dán logo của hãng Panasonic với hình ảnh bọt xà phòng bay lên, mỗi bong bóng xà phòng là khuôn mặt một thiên thần bé xinh. Phía dưới hình ấy là dòng chữ wash màu đỏ trên nền bọt xà phòng của nhãn hiệu máy như cái mặt cười của máy giặt. Máy giặt của gia đình em là máy giặt cửa trên. Nắp máy là hai mảnh lắp ráp xếp mở, màu xám tro, làm bằng nhựa chất lượng cao, có khe cầm tiện lợi. Bảng điều khiển hoạt động máy rộng mười xăng-ti-mét, trải dài hết bề ngang máy giặt. Bảng điều khiển làm bằng phím mềm có các dấu tròn (nút điều khiển) cho từng chức năng hoạt động của máy. Mở cửa máy giặt, bên trong máy là lồng giặt làm bằng inox sáng trưng. Lồng giặt hình ống tròn có nhiều lỗ thoát nước theo hình xoáy. Lồng giặt inox được bao bọc bới một cái rá lớn làm bằng nhựa trắng đục. Vành rá nhựa này dày năm phân, be vào trong chắc chắn. Trên vành rá nhựa, người ta làm một cái ngăn nhỏ để đổ nước xả vải một hộc lắp túi lọc vụn vải. Chính giữa lồng giặt là chốt vít bắt lồng giặt với trục xoay của máy. Nước giặt bẩn chảy ra ngoài theo ống xả nhựa to bằng cổ tay em, cấu trúc hình ruột gà của ống xả rất tiện lợi khi mẹ em lồng ống xả vào cống thoát nước. Phía trái, sau lưng máy là dây điện và phích cắm với nguồn điện. Phía trên, cạnh nắp máy giặt là ống nhựa cao cấp màu trắng, ống này nối với nguồn nước. Máy giặt hoạt động khi bấm nút on và phích điện cắm nối với nguồn điện 220V. Giữa lưng máy giặt, một dây điện tiếp đất nhằm đảm bảo cho người sử dụng máy không bị giật điện. Khi máy giặt khởi động, đèn tín hiệu ở bảng điều khiển sáng lên cùng với tiếng kêu “tít”. Máy giặt dễ sử dụng, em có thể lựa quần áo theo time loại, chọn phím đúng chức năng cần giặt, bỏ xà phòng và nước xả đúng ô qui định, đậy nắp máy giặt, rồi bấm nút khởi động. Nước sẽ chảy vào lồng giặt và máy bắt đầu chu trình giặt. Tùy theo loại áo quần, chu trình giặt có thể kéo dài từ ba mươi phút đến một giờ đồng hồ. Quần áo giặt xong chỉ cần phơi gió nửa buổi là khô ngay. Em thường giúp mẹ giặt đồ và rất hài lòng về cái máy tiện lợi này. Mỗi tuần một lần, em lau máy giặt cho sạch sẽ, không đặt đồ vật nặng lèn nắp máy để máy được bền lâu. Nhờ có máy giặt, mẹ đỡ vất vả hơn rất nhiều khi làm việc nhà.
Em thích cái máy giặt lắm, xem nó như vật sống động có tâm hồn. Mỗi lần bỏ quần áo vào lồng giặt, đậy nắp máy lại, em thường nói với nó như nói với một người bạn:”Cậu giỏi lắm, giúp tớ rất tốt.” Em trân trọng tài năng của các kĩ sư sáng chế, cha đẻ của các loại máy giặt tối tân hiện nay.
Leave a Reply