DÀN BÀI
A. MỞ BÀI
“Tây Tiến” là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc ở một thời gian khổ và oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, nặng tình yêu quê hương đất nước và bằng một bút pháp tài hoa độc đáo. Trong bức tranh Tây Tiến, cả những chi tiết nhỏ nhất cũng thấm đượm, bao bọc, chan hòa bởi một nỗi nhớ dằng dặc và tha thiết của tác giả. Ở đoạn thơ thứ nhất hình ảnh người lính Tây Tiến quấn quyện với hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc vừa dữ dội, khắc nghiệt vừa trữ tình thơ mộng:
“Sông Mã xa rồi… thơm nếp xôi”
B. THÂN BÀI:
1. Giới thiệu đôi nét về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Phân tích
* Cảm xúc chủ đạo, xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian.
“Sông Mã xa rồi … trong đêm hơi”
“Nỗi nhớ đơn vị trào dâng, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. Điệp từ “nhớ” + từ láy “chơi vơi”, diễn tả đầy đủ trạng thái cảm xúc của tâm hồn nhà thơ, như vẽ ra một trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm… liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu … mưa xa khơi”.
“Bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc – địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến.
– Những từ ngữ đầy giá trị tạo hình: Khúckhuỷu, thăm thẳm, cồnmây, súng ngửitrời đã diễn tả thật đặc sắc sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc.
– Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh vừa có chất tinh nghịch của người lính: Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời.
“Dốc lèn khúc khuỷu, dốc thăm thẳm””Câu thơ như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên trời, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
– Câu thơ tiếp theo được vẽ bằng nét rất mềm mại, làm dịu đi cái gân guốc hiểm trở ở những câu thơ trên:
“Nhà ai, Pha Luông mưa xa khơi”
“Câu thơ khiến ta hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ra một không gian mịt mùng sương rừng mưa núi, bắt gặp những ngôi nhà thấp thoáng trôi giữa “mưa xa khơi”.
* Cái vẻ hoang dại, dữ dội, đầy bí ẩn ghê gớm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác:
“Anh bạn dãi dầu… cọp trêu người”
– Hình ảnh người lính ẩn hiện trong thiên nhiên đã xuất hiện ở những câu thơ trước “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”, “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, nhưng phải đến những dòng thơ sau này người lính Tây Tiến mới hiện ra rõ nét, bằng những hình ảnh tả thực. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa. Gục trên súng mủ bỏ quên đời”. “Hình ảnh người lính đã kiệt sức vì đói rét, bệnh tật, gục xuống, mãi mãi ra đi trong những chặng đường hành quân. Hai câu thơ nói lên nỗi gian khổ, sự khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng là tinh thần hi sinh, nhiệt tình cứu nước của những chàng trai Tây Tiến.
– Thiên nhiên Tây Bắc còn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người:
“Chiều chiều oai linh … cọp trêu người”
“Cảnh núi rừng Tây Bắc hiểm trở và hoang sơ, qua ngòi bút của Quang Dũng hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, thác gầm, cọp dữ… Những tên đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch; những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, những câu thơ nhiều vần trắc… tất cảlàm hiện lên một thế giới khác thường, đa dạng và độc đáo của Tây Bắc.
* Một miền Tây Bắc bí hiểm đầy hùng khí của một miền đất dữ “oai linh thác gầm thét, cọp trêu người” cũng lại là một miền Tây đằm thắm tình người. Đoạn thơđược kết thúc đột ngột.
“Nhớ ôi Tây Tiến… thơm nếp xôi?”Hình ảnh gợi nhớ khói cơm nghi ngút và hương lúa nếp ngày mùa trên những bản làng Mai Châu.
=> Cả đoạn thơ đã tái hiện cuộc sống chân thực, sống động cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ nhưng hào hùng của đoàn quân Tây Tiến.
C. KẾT BÀI:
Leave a Reply