Từ những năm cuối thế kỷ 20 đến nay, ở một số nước này tuy không cấm đoán gắt gao phổ biến kiến thức Phong thủy, nhưng vẫn không thừa nhận trên diễn đàn khoa học và trên các tài liệu chính thức của Nhà nước. Nhưng có một thực tế, ở những nơi này, người ta vẫn áp dụng kiến thức Phong thủy khi xây dựng nhà cửa và các công trình công cộng. Điều này đối với các nước khác trên Thế giới thì ngược lại.
Nhà sinh thái
Tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, vào những năm 70 của thế kỷ 20, đã dấy lên trào lưu xây dựng “nhà sinh thái”. Để thiết lập nên những nhà sinh thái, người ta tổ chức hướng dẫn xây dựng theo kiến thức Phong thủy của Trung Quốc, như lựa chọn môi trường sống theo tiêu chuẩn Phong thủy, đưa vào những vật liệu xây dựng chủ yếu là chất tính ngũ hành Thổ và Mộc, nghĩa là hạn chế dùng kết cấu thép, bê tông. Khi đó, Bộ Thăm dò và Khai thác của nước Đức, hàng năm dành riêng một tài khoản 400 ngàn mác chuyên nghiên cứu vấn đề nhà sinh thái.
Tại nước Mỹ: nhìn chung người Mỹ xa lạ với nhận thức về Phong thủy, nhưng họ lại có khái niệm “đất không lành”. Một thực trạng cụ thể về vấn đề này mà mọi người Mỹ để biết, đó là ngôi nhà xa hoa tráng lệ nhất Bang Cannecticut được người ta gọi là “nhà
không lành”. Bởi vì bất cứ ai là chủ sở hữu đểu có kết cục xấu, hẩm hiu, mặc dù người Mỹ không tin có thế giới ma. Chính vì tòa nhà này có tiếng xấu, nên nó được sang tay hết người này sang người khác, nhưng từ đó cho đến hôm nay, bất cứ ai đến làm chủ đều không ai có kết cục tốt đẹp mà toàn gặp rủi ro. Họ là những người như sau:
* Lít – tơ: là nhà ngân hàng, năm 1918 mua tòa nhà này với giá 1 triệu đô la, nhưng không lâu sau đó có kết cục bi thảm, ngân hàng vỡ nợ phải sang nhượng;
* Tổng Giám đốc Công ty gang thép Hoa Chu Tân, người Trung Quốc, sau khi mua lại nhà này không lâu, làm ăn thua lỗ, gặp nhiều khó khăn khác, sau đó phá sản;
* Một nhân sỹ nổi tiếng nước Mỹ trong giới kinh doanh tài chính, ngài Tik, năm 1968 mua lại căn nhà này, ngay đó sau 3 năm bị vướng vào pháp lý phải ra hầu tòa, và chỉ sau 1 năm tiếp đã chết về bệnh tim khi tuổi trung niên;
* Vợ chồng nhà tỷ phú Mỹ Henri, năm 1983 mua lại ngôi nhà này với giá 11 triệu đô la, sau đó không lâu, bị Chính Phủ tốcáo trốn thuế, vương vào vòng pháp lý, sau đó cũng phải tìm cách bán lại nhà này….
Vào cuối thập niên 80 thế kỷ 20, người Mỹ gọi Phong thủy là “Dưỡngsinh trường Khí Vũ trụ”, môn này được phát triển mạnh mẽ. Theo các cuộc thăm dò của giới báo chí tại Bang Califoonia, người tin Dưỡng sinh trường Khí Vũ trụ (Phong thủy) chiếm rất đông. Không chỉ những người bình thường tin, ngay cả những nhân vật chính trị quan trọng có uy tín cao, những tỷ phú, triệu phú, ngôi sao màn bạc, ca sỹ nổi tiếng…., khi mua nhà và trước khi mở văn phòng, trụ sở, đều mời những chuyên gia am hiểu Dưỡng sinh trường Khí Vũ trụ đến tư vấn; ngay cả nguyên tổng thống Rigan cũng không ngoại lệ.
Người Nam Phi cũng bị cuốn theo trào lưu môn Dưỡng sinh trường Khí Vũ trụ, như trong văn phòng của chi nhánh Công ty Hàng không Nam Phi tại Hồng Kông, đã cho đặt rất nhiều bể cá vàng để chiêu Sinh khí và hóa giải Sát Khí. Phải chăng họ đã có hiểu biết về môn Phong thủy.
Tại Nhật Bản, môn Dưỡng sinh trường Khí Vũ trụ cũng phát triển mạnh. Cuốn sách “ Thiết kế gián cách trong phối hợp dương trạch học ” do kiến trúc sư nổi tiếng Nhật Bản Cang Ban viết và phát hành trên thị trường, được dư luận coi là mẫu mực ứng dụng kết hợp hữu cơ trường Khí Vũ trụ với kiến trúc hiện đại. Ngài Cang Ban còn thiết kế ra cáigọi là “Chiếc vô – lăng xem tướng nhà”, được xếp vào loại phát minh về công cụ Phong thủy, so vớichiếc la bàn Phong thủy của Trung Quốc xưa sử dụng, còn trực quan hơn mà lại dễ hiểu.
Nhật bản cũng là quốc gia phát triển Khoa học – Công nghệ, nhưng nhiều khoa học gia cũng trân trọng tin môn Phong thủy. Chính kiến trúc sư Cang Ban đã khẳng định rằng, xem tướng nhà không phải là xem bói, mà là sự “Chi phôi của Khí”. Ông cho rằng, Âm Dương, Ngũ hành, Hà đồ, Lạc thư, Kinh dịch cùng với Can, Chi, cửu tinh có nguồn gốc từ Trung Quốc trong một thòi gian dài đã hòa trộn với nhau.
Trong một cuốn sách khác, ngài Cang Ban viết có tính tranh luận, ông nói: “ Khoa học cho rằng, ánh sáng có màu, thông gió không tốt thì ảnh hưởng tới cơ năng, đồng thòi sức khỏe cũng không tốt. Nhưng không thể chỉ dựa vào điểm giải thích này là có thể để người khác tin phục, kỳ thực còn có một lực thần bí ảnh hưởng cực lớn đang tồn tại, đó chính là sự chi phối của Khí thường bị chúng ta coi nhẹ ”. sở dĩ ông có ý tưởng này, vì ông đã gặp một trường hợp cụ thể vì không đế ý đến trường Khí.
Một lần ngài Cang Ban được mời thiết kế biệt thự cho một nhà doanh nghiệp thành đạt, giàu có. Chủ nhân yêu cầu nhà thiết kế mở một cửa ở phía Đông Bắc biệt thự để trẻ em có thể ra vào phơi quần áo. Nhưng ngài Cang Ban đã khuyên chủ nhân không nên làm như thế, vì phương hướng này theo Phong thủy, trước kia gọi là “ vị trí của cửa quỷ ” (nghĩa là rất bất lợi cho sức khỏe và tính mạng người ở), bất lợi cho hậu thế của chủ nhân. Nhưng nhà doanh nghiệp kia nhất định không nghe lời khuyên này, kết quả ngôi biệt thự kia xây chưa được bao lâu, hai đứa con trai người chủ nhà lần lượt qua đòi, làm cho gia sản bạc tỷ không người thừa kế.
ở Đài Loan, các nhà doanh nghiệp rất coi trọng trường Khí Vũ trụ tức Phong thủy, họ phát hiện ra “sự tốt xấu của cảm ứng từ trường sẽ dần dần ảnh hưởng đến sự hưng suy của cơ nghiệp”. Họ cho rằng, những chiếc tủ chuyên dùng đặt trong công ty không đúng chỗ “phong thủy”, thì bất kể ai thay thế (làm lãnh đạo), hiệu quả đều tụt xuống thấp. Ớ khách sạn, muốn kinh doanh có hiệu quả cao, vị trí bếp và bàn thu ngân bắt buộc phải đặt ở phương vị sinh vượng để thu Khí vào mà không căn cứ theo ngày tháng năm sinh của ông chủ, bởi vì ông chủ thì không xuống nhà bếp.
Phong thủy chia thành hai trường phái: trường phái Bát trạch và trường phái Huyền không hay Phi tinh, cả hai trường phái có những phương pháp làm tăng Sinh Khí cho ngôi nhà có lợi cho người ở và làm giảm hay hóa giải Sát khí gây hại cho con người.
Leave a Reply