Mỗi một năm ứng với một cặp Can Chi, như năm Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần…Các năm cứ lần lượt trôi đi ứng với chu kỳ 60 cặp Can Chi, đến cuối lại vòng trở lại. Như năm 1946 là năm Bính Tuất, đến năm 2006 lại là năm Bính Tuất.
Về tháng, người ta lấy tháng có ngày Đông chí tức là tháng Một (tháng 11) làm tháng Tý, tháng Chạp làm tháng Sửu, tháng Giêng làm tháng Dần, tháng Hai làm tháng Mão, tháng Ba làm tháng Thìn.. .về sau cũng từ thời Hán, người ta bắt đầu ghép thêm 10 Can vào tháng để gọi tháng đầy đủ cả Can Chi. Do vậy cứ sau 5 năm tức 60 tháng mới hoàn nguyên, nghĩa là trở lại tháng có cùng Can Chi.
Về Can Chi ngày, xuất hiện sớm nhất trong văn giáp cốt tìm thấy ở di chỉ đòi nhà Ân Trung Hoa cổ đại cách nay hơn 3000 năm, tại thôn Tiểu Đồn, huyện An Dương tỉnh Hà Nam hiện nay. Trong một di vật có ghi dòng chữ: “Quý Dậu trinh nhật tịch hựu thực, giai nhược”, nghĩa là: ngày Quý Dậu hỏi xem hoàng hôn hôm đó có nhật thực, phải chăng là điềm lành.
Sau này lịch Âm Dương mà dân gian quen gọi là lịch Âm bên cạnh có ghi số nguyên ngày (như ngày mồng 1, mồng 2, mồng 3,… 14, 15…30) mỗi ngày có kèm theo tên Can Chi. Như ngày 2/9/2006, lịch Âm là năm Bính Tuất, tháng 7 ngày 10 ghi như sau: 10/7 – Tháng Bính Thân ngày Giáp Ngọ.
Để chỉ đạo sản xuất, những ngày can chi hoặc ngày theo số thứ tự từ mồng 1 đến 29 hoặc 30 không nói lên điều gì, người xưa sau khi quan sát thiên văn địa lý, quan sát chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng đã dựng nên Lịch Tiết khí. Lịch này các ngày được tính theo, năm thời tiết, chia một năm thành 24 tiết khí (12 tiết và 12 trung khí) đan xen nhau là: xuân phân (giữa xuân), thanh minh (trong sáng), cốc vũ (mưa tốt lúa), lập hạ (đầu hè), tiểu mãn (lúa kết hạt), mang chủng(lúa mọc râu), hạ chí (giữa hè), tiểu thử (nắng nhạt), đại thử (nắng gắt), lập thu (đầu thu), xử thử (nắng muộn), bạch lộ (nắng nhẹ), thu phân (giữa thu), hàn lộ (mát mẻ), sương giáng (sương sa), lập đông (đầu đông), tiểu tuyết (hanh heo), đại tuyết (khô úa), đông chí (giữa đông), tiểu hàn (chớm rét), đại hàn (giá rét). Có 4 ngày trung khí quan trọng là: xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí.
Có 4 ngày trung khí quan trọng là: xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí.
Vì lịch can chi và lịch tiết khí phản ánh sự thay đổi thời tiết và khí hậu trong năm, cùng với lịch này cho biết vị trí tương đối của mặt trời, Mặt Trăng với sự tác động của chúng lên mọi vật trên trái đất, nên các nhà dịch lý dùng chúng trong dự báo, dự đoán thời tiết và sự phát triển của vạn vật, con người. Các hệ dự báo dựa trên thời gian của người phương Đông như: Bát tự hà lạc, Bốc phệ, Độn giáp, Tử vi, Tử bình…đều dựa vào thời gian lịch can chi. Trong hệ dự báo theo Tử Bình (hay còn gọi là dự báo theo tứ trụ- bát tự), việc phân tích tính chất thời gian tác động tới một người qua thời gian sinh can chi, được xem xét rất tỷ mỉ theo tiết khí.
Leave a Reply