Phật giáo có thuyết nhân quả báo ứng ba đòi. Ba đời chính là đời trước, đời này và đời sau. Phàm đời trước tích âm công dương đức thì đời này có báo ứng tốt, nếu đời trước tác ác điên đảo, tội ác chồng chất, đời trước trả không đủ, phải dùng cả đời này để trả mà vẫn không đủ, thì con cháu đời sau phải gánh chịu. Đời này làm nhiều việc tốt, tích nhiều âm công dương đức, dù có phải gánh vác ác nghiệp cho đời trước thì cũng vẫn được hưởng phúc đức dư thừa ra. Vả lại vì đời sau mà tích lũy phúc đức thì còn có thế tạo ra phúc ấm cho con cháu. Thuyết nhân quả báo ứng, mấu chốt là ở đời này. Đời này làm nhiều việc tốt, sẽ có báo ứng tốt, nhưng nếu hoành hành bá đạo, làm nhiều chuyện hại người lợi mình thì nhất định sẽ bị trời trừng phạt, chịu báo ứng xấu, thậm chí còn báo ứng đến đời sau. Báo ứng có thể nhanh, có thể chậm, nhưng không thể tránh khỏi.
Những sự cát hung, họa phúc trong cuộc sống của con người, Phật giáo cho rằng đều là kết quả của báo ứng, chẳng qua mức độ báo ứng lớn hay nhỏ mà thôi. Người phát sinh đại hung họa đều là do báo ứng nghiêm trọng. Theo quan điểm của nhà Phật là do ác nghiệp quá lớn của đời trước hoặc đời này dẫn đến, cho nên phải làm công đức, Phật sự đê hóa giải, phải phóng sinh, tu âm công để bổ cứu. Làm công đức, Phật sự là hướng lên trời mà xưng tội, khiến trời cảm động mà bao dung, khiến cho tai nạn giảm nhẹ. Khi có được công đức lớn, thì trời sẽ giảm nhẹ sự trừng phạt khiến cho gặp nạn hóa lành, gặp hung hóa cát. Nếu ác nghiệp quá nặng, tuy có sám hối, nhưng không cảm động được trời thì cũng không thay đổi được báo ứng, phải nghetrời ban mệnh, phải tiếp nhận những báo ứng tàn khốc của trời. Vì thế, nếu nhân quả ba đời đều là thiện thì sẽ có thiện báo, nếu tác ác đa đoan thì sẽ gặp ác báo, kết quả làkhi lâm nạn cầu trời đất thì trời không dung, đất không tha.
Leave a Reply