Tương quan hợp lý giữa cửa đi và cửa sổ
Không ít gia chủ đã từng băn khoăn về số lượng, tỷ lệ và kích thước cửa đi với cửa sổ thế nào cho phù hợp. Phong thủy xưa nay không quy định về số lượng cửa trong mỗi ngôi nhà, mỗi gian phòng. Điều cốt yếu là sự tương quan hợp lý giữa cửa sổ – cửa đi với toàn thể không gian sử dụng. Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà có nhiều cửa sổ hay cả mảng kính mở rộng thì hướng ngoại hơn, có xu hướng thu hút, phù hợp làm cửa hàng, văn phòng kinh doanh, nơi tập trung đông người. Do đó, phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa sổ.
Căn cứ vào chức năng từng không gian để mở cửa sổ
Theo nguyên lý âm – dương (tĩnh – động) của phong thủy, những chỗ cần giao tiếp và thay đổi thường xuyên (tính dương) thì nên có nhiều cửa sổ. Ví dụ như phòng khách, chỗ bán hàng, phòng ăn (có thể khuất tầm nhìn từ ngoải vào nhưng phải hướng ra thiên nhiên). Còn đối với không gian cần tĩnh lặng (tính âm) như phòng ngủ, phòng làm việc thì chỉ nên bố trí cửa sổ vừa đủ kèm theo khả năng che chắn bớt ánh sáng và tránh gió lùa. Nguyên tắc chọn hướng cửa sổ Chọn hướng mở cửa sổ rất quan trọng, cần lưu tâm 3 vấn đề chính.
Thứ nhất, cửa sổ nên mở về hướng có gió tốt như gió Nam, Đông Nam, Tây Nam và ánh sáng ổn định (hướng Bắc) nhất là đối với không gian làm việc, bàn viết và học tập. Có khi hướng cửa chính của nhà là hướng Tây nhưng cửa sổ có thể mở được ở Bắc – Nam thì nên tận dụng.
Thứ hai, cửa sổ mở ra cần thu được tầm nhìn – cảnh quan đẹp cho người sử dụng bên trong đồng thời lại tránh được người từ bên ngoài nhìn rõ nội thất. Do đó, theo phong thủy, không nên mở cửa sổ ngay trên đầu giường hoặc kê giường sát cửa sổ mở rộng. Tốt nhất là giường bố trí chếch góc so với hệ thống cửa đi – cửa sổ vừa thuận lợi cho bố trí đồ đạc, vừa tránh hung khí tác động vào giường ngủ.
Thứ ba, khi cửa đi phải đóng thì cửa sổ chính là miệng đối lưu không khí hữu hiệu, vì thế nên chú ý bổ sung cho nhà hệ thống cửa sổ trên cao, cửa sổ trời hay cửa sổ mái (thiên song). Các loại cửa này có ưu điểm là dẫn truyền luồng khí trên cao tránh khí quẩn tù đọng trong nhà, giảm bớt tầm nhìn từ ngoài vào và lấy ánh sáng trên cao xuống các không gian sâu bên trong nhà mà cửa sổ ngang không đáp ứng được.
Kích thước thích hợp
Cửa sổ quá lớn cũng dễ dẫn đến sự mất cân đối trong việc đón nhận khí vận trong ngoài, khiến quan hệ gia đình nảy sinh dễ bất hòa. Ngoài ra, cửa sổ quá lớn, mùa hè ánh nắng mặt trời chiếu vào gay gắt, hơi nóng cũng mạnh hơn, mùa đông không khí ấm áp trong nhà lại dễ thất thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ. Vì vậy, cửa sổ không nên quá lớn cũng không nên quá nhỏ mà phải có kích thước phù hợp với căn phòng, tổng thể ngôi nhà.
Kết cấu cửa sổ
Cách mở cửa sổ tốt nhất là đẩy 2 cánh cửa sang hai bên để không cản trở khu vực phía trước và phía sau nó. Cửa sổ mở hướng vào trong sẽ khiến chủ nhân trở nên nhút nhát, tụt hậu. Còn dạng cửa sổ chỉ có thể mở hướng lên trên (dạng kéo) sẽ khiến công việc của gia chủ không thuận lợi. Vì là “con mắt” của ngôi nhà nên ít nhất, mỗi ngày phải mở cửa sổ một lần để đón không khí và tia sáng vào nhà. Nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe thì khi cửa sổ hư hỏng phải nhanh chóng sửa chữa, thay mới.
Màu sắc hài hòa
Màu khung cửa sổ không cùng màu với tường nhà sẽ làm nối bật không gian bên ngoài, giúp mang đến sức sống cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu có thể chọn màu sắc theo vị trí bố trí cửa sổ theo phong thủy thì càng có lợi hơn.
– Cửa sổ hướng vế phía Đông thích hợp với màu vàng, màu nâu.
– Cửa sổ hướng về phía Đông Nam thích hợp với màu đen, màu nâu.
– Cửa sổ hướng về phía Nam thích hợp với màu trắng, màu bạc.
– Cửa sổ hướng vế phía Tây Nam hoặc Đông Bắc thích hợp với màu đen, màu xanh lam.
– Cửa sổ hướng về phía Tây hoác Tây Bắc thích hợp với màu lục và màu xanh da trời.
– Cửa sổ hướng về phía Bắc thích hợp với màu đỏ, màu hổng.
Sử dụng rèm che trang trí
Bất luận là dùng để hóa giải thế cửa xấu (cửa quá lớn), đảm bảo tính thẩm mỹ, sự riêng tư trong nhà hay cản nắng và bụi bẩn, rèm cửa sổ luôn được xem là lựa chọn tối ưu. Rèm cửa bao gồm nhiều loại chất liệu: vải lụa, trúc, nhựa… Ngoài ra, còn có thể chia ra thành rèm kéo trái phải, rèm cuốn… Nếu cửa sổ đón ánh nắng trực tiếp thì nên chọn loại rèm có chất liệu dày với màu đậm; nếu không thì nên dùng loại vải may rèm có chất liệu mỏng và màu nhạt hơn.
Một số lưu ý khác đối với cửa sổ – Cửa sổ là nơi dẫn khí phải được mở hết ra phía ngoài hay phía trong thay vì kéo lên trên hay xuống dưới.
Tốt nhất là cửa sổ nên mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển, tăng cường khí cho mọi người trong nhà và mang đến cơ may trong công việc, cuộc sống. Cửa sổ mở bên trong khiến người chủ sống thu mình, có hại cho khí lưu thông.
Cửa sổ nâng lên hạ xuống không nên mở nửa chừng vì chi hấp thụ được một nửa khí ra vào.
– Dù cho khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng Tây làm hại cho khí của người nhà. Mặt trời hướng Tây chói chang gây nhức đầu, cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Treo quả cầu thủy tinh làm mạnh cho khí trong cả phòng và tạo sự năng động.
– Mép trên cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà. Cửa sổ phải tương đối rộng. Cửa sổ nhỏ chắn khí lưu chuyển, làm hẹp tầm mắt và những dịp may.
Leave a Reply