1) Quê hương của Quang Dũng ở:
a. Hà Nội.
b. Hà Tây.
c. Nam Hà.
2) Quang Dũng sinh năm:
a. 1925
b. 1921
c. 1915
3) Sáng tác nào sau đây là của Quang Dũng:
a. Mùa hoa gạo (truyện ngắn).
b. Mây đầu ô (thơ).
c. Rừng về xuôi (truyện kí).
d. Gương mặt Hồ Tây (bút kí).
e. Tất cả các tác phẩm trên.
4) Bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác trong thời gian nào sau đây:
a. Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
b. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.
c. Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc.
d. Cả ba dữ kiện đều không chính xác.
5) Phần chú thích ghi cuối bài thơ “Tây Tiến” Quang Dũng đề “Phù Lưu Chanh – 1948” – Phù Lưu Chanh là:
a. Tên đơn vị mới của Quang Dũng.
b. Một tên khác của Quang Dũng.
c. Tên địa danh nơi đơn vị mới của Quang Dũng đóng quân.
6) Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào năm nào sau đây:
a. 1946
b. 1947
c. 1948
7) Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là:
a. Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.
b. Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ quốc.
c. Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào.
d. Đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.
8) Lời giới thiệu nào sau đây về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất:
a. Lính Tây Tiến là nông dân từ khắp mọi miền.
b. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
c. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh trí thức.
9) Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng còn có tên nào khác trong các tên sau đây không:
a. Lên Tây Tiến.
b. Nhớ Tây Tiến.
c. Tây Tiến ơi.
d. Chỉ có tên là “Tây Tiến”.
10) Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ “Tây Tiến” là nỗi nhớ. Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về hình ảnh nào sau đây:
a. Rừng núi Tây Bắc với những cuộc hành quân gian khổ của lính Tây Tiến.
b. Cảnh và người Tây Bắc.
c. Chân dung người lính Tây Tiến.
d. Cả ba hình ảnh trên.
e. Dữ kiện a, c.
11) Cảm hứng chung của bài thơ “Tây Tiến” là:
a. Bi (buồn).
b. Hùng (hào hùng).
c. Bi hùng.
12) Bút pháp tiêu biểu của bài thơ “Tây Tiến” là:
a. Hiện thực. .
b. Lãng mạn.
c. Trào lộng.
13) Khổ thơ:
“Dốc lèn khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
(Tây Tiến)
Là bức tranh về cảnh rừng Tây Bắc. Tác giả đã khai thác hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật nào sau đây để tả cảnh:
a. Từ láy.
b. Hình ảnh đối lập.
c. Thanh điệu (bằng trắc).
d. Tất cả các thủ pháp trên.
e. Dữ kiện a, b.
14) Hình ảnh núi rừng Tây Bắc ở đoạn đầu bài thơ “Tây Tiến” có ý nghĩa:
a. Như một bức tranh giới thiệu cảnh rừng núi Tây Bắc.
b. Giới thiệu môi trường hoạt động của đoàn quân Tây Tiến.
c. Dựng lên cảnh núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, hoang dã đồng thời gợi sự hình dung về những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
15) Trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng có câu:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”
“hội đuốc hoa” đó là hình ảnh:
a. Đốt pháo hoa ngày chiến thắng thực dân Pháp.
b. Đốt pháo hoa sau một chiến thắng của đoàn quân Tây Tiến.
c. Đốt đuốc sáng doanh trại để liên hoan văn nghệ giữa bộ đội và nhân dân địa phương.
16) Hình ảnh trong câu thơ:
“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”
(Quang Dũng)
là hình ảnh của:
a. Các cô gái Kinh Bắc.
b. Các cô gái Hà Nội.
c. Các cô gái dân tộc (nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân).
d. Các cô gái nói chung (không mang màu sắc riêng của địa phương nào).
17) Chân dung của người lính Tây Tiến được phác họa ở đoạn 3 bài thơ “Tây Tiến” là ở điểm nào sau đây:
a. Diện mạo, tư thế.
b. Tâm hồn.
c. Chí khí.
d. Tất cả các điểm trên.
e. Điểm a, c.
18) Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng có khi nói đến những gian khổ, hi sinh (cái bi) nhưng ngay sau đó lại được nâng đỡ bởi sự hào hùng của tư thế, chí khí, sự tự nguyện hi sinh (cái hùng). Trích dẫn nào sau đây nói lên được sự nâng đỡ trên:
a. Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
b. Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh.
c. Áo bào thay chiếu anh về đất.
d. Tất cả các dẫn trích trên.
ĐÁP ÁN
1. b 2. b 3. e 4. b
5. c 6. b 7. e 8. c
9. b 10. d 11. c 12. b
13. d 14. c 15. c 16. c
17. d 18. d
Leave a Reply