1. Mơ với tử vong ngoài ý muốn
Trong Tam quốc diễn nghĩa có chép giấc mơ hung dữ của Ngụy Diên. Lúc bấy giờ Gia Cát Lượng đang nhận chức đại tướng quân chính tây, đi dẹp Tào Tháo, bổ nhiệm Ngụy Diên làm tướng tiên phong đem quân ra Kỳ Sơn. Có một người nghiên cứu mơ nổi tiếng Triệu Trực cũng đi theo và cùng ở trong doanh trại. Ngụy Diên hạ trại cách Gia Cát KHổng Minh hơn 10 dặm. Từ đó Ngụy Diên mơ thây mình mọc một cái sừng trên đầu, bèn mời Triệu Thực đến giải thích.
Triệu THực biết biết Ngụy Diên là người tiểu nhân phản phúc, không dám nói thẳng bèn nói thác rằng ngày xưa kỳ lân có sừng mà không dùng, chẳng khác gì có giặc mà không đánh thì sẽ chuốc lấy bại. Ngụy Diên nghe rất khoái chí. Triệu Thực nói với mọi người: Chữ “giác” trên có chữ “dao” dưới có chữ “dụng” là điều cực kỳ xấu.
Về sau Gia Cát Lượng lúc sắp qua đời đã để lại cho Tham quân Dương Nghi cẩm nang, trong đó có diệu kế. Khi Gia Cát Lượng thu phục Ngụy Diên đã thấy sau gáy của Ngụy Diên có xương phản phúc, muốn giết đi trừ hậu họa. Do Lưu Bị thu hàng dùng người nên Ngụy Diên được làm tướng trong quân Lưu – THục. Lầm này Gia CÁt Lượng biết mình chết, trong quân không có chủ soái, Ngụy Diên thế nào cũng làm phản liền bảo Dương Nghi mở cẩm nang ra, cứ theo kế mà làm.
Quả nhiên Gia Cát Lượng vừa chết, Ngụy Diên mưu phản, dẫn quân quay giáo. Dương Nghi theo diệu kế của Gia Cát Lượng cố ý làm cho Ngụy Diên nổi giận, khích cho Ngụy Diên giữa trận tiền hô ba lần: “Ai dám giết ta”. Ngụy Diên không biết bị lừa, bèn đứng giữa ba quân hô to, câu thứ hai vừa cất lên thì sau lưng có Mã Đại quát to: “Tao dám giết mày” rồi vung đao chém NGụy Diên ngã xuống chân ngựa.
Mã Đại đã theo kế của Gia Cát Lượng theo sát Ngụy Diên, chờ thời cơ giết Ngụy Diên, giữ được giang sơn cho nước Thục được mấy chục năm.
Trong Tả truyện cũng có chuyện thế này:
Thành công được 10 năm, Tấn Hầu nằm mơ thấy bầy quỷ không đầu, con cháu Đại Lịch nhảy nhót quanh giường ông, nạt nộ:
Nhà ngươi giết con cháu của ta, làm việc bất nghĩa. Ngọc hoàng Thượng đế cho phép ta báo thù.
Tấn Hầu tỉnh giấc, hết sức lo sợ, cho mời Tang Điền đến đoán mơ. Tang Điền nói là có chuyện chết chóc, tháng 6 năm đó khi thu hoạch lúa mới về sẽ không còn ai trông thấy Tấn Hầu nữa.
Sau đó Tấn Hầu nhờ danh y nước Tấn đến xem bệnh cũng được báo là bệnh không có thuốc nào chữa được.
Tấn Hầu nghe phán chẳng khác gì bị xử tử hình, quyết tâm chống lại số mệnh. Đến tháng 6, khi gặt lúa mới, Tấn Hầu bắt chém đầu các thầy bói để thị uy. Nhưng lúc đang ăn cơm mới đột nhiên bụng Tấn Hầu trương to, chết ngay.
Ngày nay quan điểm khoa học có thể giải thích rằng: Tấn Hầu nằm mơ thấy Đại Lịch, thấy có quỷ là do đã giết quá nhiều con cháu của Đại Lịch, lòng lo sợ, giấc mơ phản ánh tâm lý này.
Tục ngữ có câu:
“Bệnh từ tâm không có thuốc chữa”
Người bói toán đã mượn thường thức y học để giải nghĩa các giấc mơ, không phải là không có lý.
Về cái chết của Tần Thủy Hoàng cũng có điềm báo trước trong giấc mơ. Trong tác phẩm nổi tiếng Luận Hành của nhà triết học nổi tiếng Vương Sung đời Đông Hán có chép:
“Cuộc đời 36 năm ngồi trên ngai vàng của Tần Thủy Hoàng luôn luôn thủ thế, năm thứ 36 có một ngôi sao rơi xuống thành đá, có khắc rõ:
Tần Thủy Hoàng chết là điềm báo tan rã của nhà Tần
Tần Thủy Hoàng xem tấm đá có khắc chữ, trầm ngâm suy nghĩ.
Năm sau, Tần Thủy Hoàng nằm mơ thấy thần biển bắn chết cá lớn, năm đó ông chết ở Sa Khâu.
Giấc mơ đã báo trước cái chết của con người, con ca lớn là Tần Thủy Hoàng ( người ta ví Tần Thủy Hoàng như tổ tiên của Rồng).
Vào giữa năm Đồng Trị, triều Mãn Thanh cso thái giám An Đức Hải lộng hành, dựa vào thế Từ Hy bày việc ca vũ trong thuyền mua vui, còn trang hoàng trần thiết theo kiểu nhà vua như áo rồng, thuyền rồng. Trước khi dời kinh thành, An Đức Hải nằm mơ thấy hắn biến thành một cây to, cành lá xum xuê. Rồi đột nhiên cái cây bị chặt thành từng đoạn, đầu đuôi không thấy. Tỉnh giấc hắn cho rằng mình lớn như cây lá, có người che chở, những đoạn gỗ trong giấc mơ báo rằng mình có thể đi lại tự do, không ai gò bó.
An Đức Hải tổ chức yến ẩm ca hát, lại còn sai người xin chữ phê của Hoàng đế. Hoàng đế viết một chữ “nữ” đưa cho hắn. Lúc bấy giờ có người nói chữ vua cho như thế là không tốt. Bởi vì chữ “nữ” là chữ “an” mất đầu, làm việc cần giữ gìn. Cũng phải nhớ rằng từ lâu Hoàng đế Đông TRị muốn trừ bỏ An Đức Hải nhưng chưa có dịp, giờ là thời điểm rất tốt để diệt trừ tên tâm phúc của Từ Hy.
Quả nhiên, An Đức Hải chưa về đến kinh sư đã bị Bảo Trinh lấy khuôn phép của tổ tiên buộc hắn vào tội “người trong cung không được phép ra ngoài”.
2. Chân bị tật với giấc mơ chó và ngựa.
Sách Thái Bình Quảng Ký có chép:
Có một người tên gọi là Chu Khiếu Khanh, đến Thành Đô trọ. Đêm Chu Hiếu Khanh nằm mơ thấy có người gọi lanh lảnh thì giật mình tỉnh dậy, thấy xung quanh không có động tĩnh gì lại nằm xuống ngủ. Giấc mơ lại đến. Lần này Chu Khiếu Khanh mơ thấy có một người cầm một quyển sách nói:
Chu Khiếu Khanh quả nhiên ở đây!
Chu Khiếu Khanh nói:
Họ như nhau nhưng Chu Khiếu Khanh không phải là tôi.
Người nọ cuộn quyển sách chỉ để lộ một dòng có 3 chữ Chu Khiếu Khanh.
Lúc đó có một người cưỡi ngựa từ ngoài vào và gọi:
Chu Khiếu Khanh ra mà lấy này.
Chu Khiếu Khanh nhìn ra thì thấy con ngựa không có chân trước, đi khập khiễn trông rất khổ sở.
Chu Khiếu Khanh giật mình tỉnh dậy, sau đó vẫn bị giấc mơ ám ảnh. Quả nhiên không lâu hai chân của anh bị thương phải cưa đứt.
Một nhà khoa học Mỹ đã thể nghiệm sâu sắc điều này. Ông cùng với một người bạn đốn cây trong rừng, cả hai người đều nằm mơ thấy chân của mình bị cụt một nửa. Hôm sau hai người kể chuyện này cho nhau nghe, họ chẳng biết có điều gì xảy ra, quyết định không đi làm nữa. Về sau mọi việc xảy ra đúng như điều đã mơ thấy.
Một số nhà y học và tâm lý học hiện đại sau khi nghiên cứu số mệnh con người đã đi đến kết luận:
Những bệnh sinh ra ở bộ phận chân con người đều liên quan đến hình ảnh chó và ngựa trong giấc mơ. Trong giấc mơ nếu cho và ngựa gãy chân thì con người cũng thế.
3. Nằm mơ thấy súng lục.
Có một người đàn ông khoảng 36 tuổi đang chăn trâu ở ngoài đồng. Anh ta là một người khỏe mạnh cường tráng, không có bệnh di truyền, tâm lý bình thường. Nhưng gần đây anh ta bị yếu đi, tiều tụy hẳn.
Mọi người hỏi thăm, anh ta nói rằng mấy ngày trước anh ta nằm mơ thấy một khẩu súng lục khác thường, nòng súng khá dài. Anh còn nằm mơ thấy trong tay cầm một cái dùi cui như trò chơi.
Trong cuốn sách Giải thích các giấc mơ của Freud co ghi:
“Chúng ta dễ dàng thấy được dùi cui và súng lục xuất hiện trong giấc mơ tượng trưng cho dương vật của người đàn ông.”
Tại sao người đàn ông này lại mơ thấy súng lục và dùi cui? Sự việc mà người đàn ông này che giấu là: Một hôm anh ta đi chăn trâu ở ngoài đồng đã đái lên mả một người phụ nữ trẻ tuổi, về nhà anh ta hối hận tự trách mình, tâm trạng không yên sợ mình có tội, ma quỷ sẽ làm phiền, do đó mà căng thẳng trăn trở mãi.
Mọi người đều biết bất cứ người đàn ông hay người đàn bà nằm mơ thấy sinh thực khí thì nhất định phải thể hiện một nguyện vọng nào đó.
4. Mơ với tiểu tiện
Trường hợp thứ nhất: một nữ sinh trung học nằm mơ thấy mình ăn cả một bát lớn đậu xanh.
Người nhà đều kinh ngạc nhìn cô. Sau đó cô mơ uống rất nhiều nước. Tỉnh lại thấy bụng chướng.
Mấy ngày sau cô cảm thấy bụng chướng thêm, tiểu tiện ít đi, có hiện tượng đau dạ dày và nôn, lúc này cô mới đến bệnh viện để khám bệnh.
Lúc đầu thầy thuốc nghi là viêm đường tiết niệu, uống thuốc không thấy bệnh chuyển biến. Kiểm tra lại phát hiện trong bàng quang của cô có khối u nặng hơn 10 gam đã kết cứng, gây khó khăn cho tiểu tiện.
Trong mơ thấy ăn nhiều đậu xanh có thể dự đoán do tiêu hóa không tốt, có phản ứng với dạ dày và ruột. Hình trạng đậu xanh báo hiệu trong khí quan có loại bệnh giống thế. Mơ thấy uống nước nhiều là do bí đái.
Tất cả sự việc có móc xích với nhau. Từ giấc mơ có thể rút ra kết luận: Trong cơ thể cô gái có khối vật chất ngăn cản sự lưu thông của một yếu tố nào đó.
Trường hợp khác: có một phụ nữ 43 tuổi đã ngừng có kinh.
Giấc mơ của bà tương đối lạ lùng. Bà luôn mơ thấy mình cầm gậy.
Vậy giấc mơ này có ý nghĩa gì? Thầy thuốc và các nhà nghiên cứu suy nghĩ mãi không ra. Nhất định có điều gì mà bà ta còn giấu giếm. Qua dò hỏi tỉ mỉ bà mới nói: Sau mỗi lần nằm mơ trong lòng bà đều có cảm giác lo sợ, cuộc sống không bình thường. Từ thời thiếu nữ bà đã mắc bệnh đái dầm. Đã một năm rồi bà không sinh hoạt vợ chồng. Mỗi đêm khi thấy bộ phận sinh dục của chồng là bà khiếp sợ. Bà cũng không biết tại sao lại như thế.
Thầy thuôc giải thích:
Gậy tượng trung cho dương vật của chồng bà. Vì có bệnh đái dầm nên bà cảm thấy vật đó làm cho việc tiểu tiện bị ngừng trệ, khó khăn. Cảm giác sợ sệt ngày một tăng nên trong giấc mơ thường có sự xuất hiện của chiếc gậy.
Hai trường hợp trên có hai loại nguyên nhân sinh ra bệnh khác nhau do đó cách chữa bệnh cũng khác nhau: cô nữ sinh phải phẫu thuật, còn người phụ nữ đã ở độ tuổi 43 nọ thì dùng phương pháp điều trị tâm lý và phương pháp thôi miên phối hợp với uống thuốc đông y.
5. Bệnh đi vào cao và manh
Sách Hoàng đế nội kinh đưa ra thuyết “dâm tà sinh ra mơ”. Cơ sở thuyết này là lý luận “khí vi bản”. Lý luận này cho rằng con người là do hai khí âm, dương hợp với nhau mà thành, hai khí mà hòa thì người yên ổn, hai khí không hòa, hoặc hư hoặc thịnh sẽ nằm mơ.
Sách Tả truyện có chép: Tấn Hầu nằm mơ thấy quỷ phá cửa vào, sợ quá tỉnh dậy triệu thầy bói Tang Điền đến để giải đoán giấc mơ. Tang Điền gieo quẻ, đoán:
Có thể thấy đức vua sợ không thể ăn được lúa mạch mới.
Lời nói này của Tang Điềnmập mờ có nghĩa: Tấn Hầu sẽ chết trước lúc thu lúa mạch, số mệnh chỉ đến đó.
Sau đó mấy hôm, quả nhiên bệnh Tấn Hầu ngày càng trầm trọng. Nghe tin Tấn Hầu bị bệnh nặng, nước Tần cử Siêu Quần là một danh y đã cứu chữa vô số người mắc bệnh nặng sang để chữa bệnh. Khi thầy thuốc chưa đến, Tấn Hầu lại nằm mơ thấy hai đứa bé cãi nhau. Một đứa nói: “Nghe nói có một danh y nổi tiếng trong thiên hạ đến giúp. Khi ông ta đến chúng ta không thể sống nổi, nhất định sẽ bị hại, không biết chạy trốn đi đâu, lần này sẽ chết.”
Đứa khác nói: “Không hề gì, chúng ta không phải trốn đâu cả, ở trên thì có cao, ở dưới thì có manh che chở cho chúng ta, xem thử hắn làm gì được ta?”
Không lâu sau Siêu Quần đã đến nước Tấn chẩn đoán bệnh. Thấy không còn cách nào cứu được, ông đành nói với Tấn Hầu:
Không thể cứu được ngài nữa vì bệnh của ngài đã đi vào nơi “cao ở trên manh ở dưới” dùng thuốc gì cũng không được, châm cứu cũng không được hết cách rồi.
Quả nhiên đến kỳ thu hoạch lúa mạch, Tấn Hầu không kịp ăn lúa mới, số mệnh chỉ đến được đó.
Vậy cao manh là gì?
Đồ Dự triều Tấn giải thích như sau: “Dưới tim là cao. Manh ở vùng ngực sát với bụng, đều là dưới tim. Đây là hai vùng quan trọng nhất trong cơ thể con người nên khi bị bệnh nặng, không có cách nào cứu chữa thì người ta nói bệnh đã đi vào cao manh.”
Phân tích giấc mơ bệnh của Tấn Hầu có thể rút ra được ba điểm:
– Ban ngày nghĩ điều gì thì ban đêm nằm mơ thấy điều đó. Đó là bệnh tâm lý, là hiện tượng sinh lý, đồng thời cũng tồn tại nguyên nhân bệnh lý.
Có người ban ngày suy nghĩ quá độ, thần kinh suy nhược, ban đêm nằm mơ sẽ sinh bệnh.
– Người mắc bệnh sinh lý hoặc tinh thần thì trong giấc mơ sẽ có những phản ứng tương ứng.
– Mơ là do đại não bị kích thích quá nhiều, ban đêm nằm ngủ sẽ mơ.
Thông qua nghiệm chứng của khoa học và y học, một người nằm mơ thấy bị người khác đánh đuổi, tim như muốn vọt ra ngoài, đau đớn hoảng sợ thì người đó mắc bệnh tim. Nằm mơ mà thấy bị đè đến toát mồ hôi thì người đó mắc bệnh phổi.
Giấc mơ có thể phản ánh được bệnh tật còn tiềm ẩn.
Người ta cho rằng bất cứ loại bệnh nào trước khi phát sinh đều được dự báo từ các giấc mơ. Trong lúc ngủ say, con người đã có một quá trình nghỉ ngơi và lấy lại sức khỏe hồi ức. Nếu chú ý sẽ dễ dàng giải thích và có được thông tin về tật bệnh.
Trong thực tế, nhiều người sau khi tỉnh giấcđã quên hết nội dung giấc mơ nên muốn dự đoán bệnh tật qua giấc mơ cũng khó.
6. Bệnh tim với giấc mơ về chiến tranh Thế giới thứ II.
Bệnh tim là một trong những loại bệnh đe dọa nghiêm trọng tính mạng con người. Các nhà y học trên thế giới thống kê trên sâm sàng, chia thành 2 loại A và B.
Loại A có đặc trưng: Nói nhỏ, trầm, nhu mì, hiền hậu, sinh hoạt chậm, bảo đảm an toàn.
Đặc trưng của loại B tương đối rõ, đặc biệt là khi đã phát bệnh. Đó là cá tính quá mạnh, cố chấp, thích tranh biện, nôn nóng, căng thẳng, phát ra âm thanh to, vội vàng, thích đấu đá.
Dưới đây là câu chuyện kể về giấc mơ của một cô gái sinh viên:
Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, nhà trường không thể hoạt động được, đầu phố loạn lên vì xe tăng, quân đội, sân bay ngầu bụi. Có nhiều phụ nữ mặt trắng bệch, có lẽ do quá sợ hãi. Về sau tất cả phụ nữ đều bị bắt. Lúc bấy giờ hình như chiến tranh tạm ngừng, hai bên đều ăn mừng thắng lợi. Tất cả đàn bà đều phải xếp hàng để kẻ thù chọn làm vợ. Tôi đứng đầu hàng, được chọn làm vợ một vị tướng. Tôi bị đưa đến tầng trên của bộ Tư Lệnh. Vị tướng đó đang đi kiểm tra bản đồ, bốn phía đều được canh phòng cẩn mật, tôi như bị bắt giam. Cảm giác bi đè nén khó thở. Tôi cảm thấy đau đớn.
Về sau tôi báo cho vị tướng là tôi đã có thai, có thể sinh con. Lúc đó tên tướng giặc tìm xe đưa tôi đi bệnh viện.
Lúc này quang cảnh bên ngoài đã trở lại bình thường, chẳng có chút gì là vừa qua chiến tranh. Vị tướng giặc mặc âu phục, mặt lạnh lùng đưa tôi đến bệnh viện. Bác sĩ tiêm cho tôi một mũi, loại thuốc nước màu đỏ. Đứa bé ra đời.
Nghe xong thầy thuốc đã phân tích như thế này:
Cô có bệnh tim bệnh trạng đã biểu hiện. Tim cô đau ở thời kỳ đầu, cơn đau kéo dài mấy giây, hoặc không có quy luật, có lúc khiến cô hôn mê. Giấc mơ của cô là như thế.
Người bệnh khẽ gật đầu đồng ý. Thầy thuốc nói tiếp:
Trong chiến tranh có nhiều người ở vùng địch chiếm đóng đã phải lấy bọn quan lính giặc. Chuyện lấy tên quan giặc chẳng qua là một điều vô thức. Do mắc bệnh nặng nên cô thiếu máu, người trắng bệch. Cô rất cần máu nên mơ thấy có người đến cho mình máu. Cô mơ sinh được đứa con là tượng trưng cho việc khỏi bệnh.
Thông thường người mắc bệnh tim trong mơ thường thấy có thứ màu đỏ và màu trắng, có lúc bị kích thích mạnh. Hình ảnh chiến tranh, thương vong gây nên cảm giác đau đớn.
7. Bệnh tim đập mạnh với bầy rắn điên nhảy múa trong giấc mơ.
Bệnh tim đập nhanh là do thiếu máu, khiến trong lòng lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi.
Có một nữ sinh đại học ngoiaj ngữ Hoa Đông Trung Quốc nghỉ hè về quê ở vùng núi Trường Bạch, ngày đi chơi tối về nằm mơ thấy nhiều chuyện khủng khiếp. Trong mơ cô thấy mình là nhân viên công ty nhà đất công tác dã ngoại theo các đội xây dựng. Khi đến một công trường nọ, phát hiện trong đám cỏ rậm có một con rắn rất lớn, cô đã đánh chết con rắn. Nào ngờ cô gặp chuyện phiền phức. Đêm đó mặt đất có đến hàng trăm nghìn con rắn vây quanh khu nhà ở của công nhân, mọi người đều kinh sợ, chạy cả vào phòng.
Cô gái hoảng sợ nhảy trên giá cao, bầy rắn bắt đầu uốn ẹo một điệu nhạc hay, hấp dẫn. Theo tiếng nhạc, bầy rắn điên cuồng nhảy theo, náo loạn, mây đen phủ đầy trời. Tim cô đập thình thịch tưởng như nhảy ra khỏi lồng ngực. Qua sợ hãi, cô lấy tay bịt chặt mắt lại. Lúc đó ở bãi đất rộng, một con rắn to há miệng như cái bát bò ra giữa, dùng đầu đập xuống đất 3 cái như bái lạy, ngẩng đầu lên kêu 3 tiếng rồi nhảy múa. Lúc đó trên trời chớp lóe sáng, một trận cuồng phong nổi lên, cô không dám nhìn chạy vội vào phòng, trùm chăn kín mít. Sau đó có mọt chớp lửa sáng, cô giật mình tỉnh giấc.
Sau đó cô gái bị đau tim, tim đập nhanh. Cô được đưa vào bệnh viện điều trị.
Trong thời gian ở bệnh viện, bác sĩ khuyên cô không nên coi những sự việc xảy ra trong giấc mơ là sự thực, giấc mơ chỉ là điềm báo bệnh cho người ta đề phòng.
Về sau thầy thuốc khuyên cô nên thay đổi hoàn cảnh sống. Khi đó nhịp đập của tim trở lại bình thường.
Trong giấc mơ thấy rắn là biểu hiện của nhịp tim đập không theo quy tắc, đó cũng là biểu hiện của những hoạt động không ổn định. Việc giết rắn và đàn rắn quay xung quanh chỉ là ảo tưởng. Cảnh tượng bầy rắn và con rắn to nhảy múa biểu hiện tim đập mạnh. Trên thực tế nhịp tim của cô đã biểu hiện rõ điều này.
Nằm mơ thấy rắn hoặc rồng nhảy múa nói chung báo hiệu nhịp đập của tim có vấn đề.
8. Giấc mơ về bệnh thiên đầu thống.
Thiên đầu thống là bệnh do các huyết quản trên đầu gây ra. Số người mắc bệnh chiếm tỷ lệ từ 5 – 10 %, nhi đồng từ 2 – 4 %, tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với nam. Người bị bệnh thiên đầu thống lúc nào cũng căng thẳng lo lắng mỏi mệt, gầy mòn. Có một số giấc mơ liên quan đến loại bệnh này.
Giấc mơ thứ nhất:
Tôi dừng lại trước cổng một trường học. Đằng xa có một cô gái dắt một đoàn trẻ con đi lại. Tôi nghi ngại nhìn cô, cô nàng đi gần lại. Trẻ em ồn ào. Cô đi đến trước mặt tôi. Cô rất đẹp, tôi muốn trò chuyện với cô nhưng không sao nói được. Lúc đó mặt trời ra khỏi mây, chiếu xuống đầu tôi đau ghê gớm. Tức khắc, tôi thấy đầu tôi to ra, như có nhiều con sâu đang bò trong đầu.
Giấc mơ thứ hai:
Tôi đứng trên một phiến đá, xem hai người đang kéo cưa xẻ đá. Mảnh đá vụn bay khắp nơi. Lúc đó có nhiều người đến khuyên họ, nhưng không ai cản nổi. Tôi ở bên cạnh mà không biết nên nói gì, lấy tay chỉ họ để cưa xuống rồi hoảng hốt bỏ đi.
Giấc mơ thứ nhất có một số biểu hiện của bệnh thiên đầu thống. Tâm lý quá hưng phấn trong giấc mơ biểu hiện ở cảm giác đối với một cô gái có hào quang xinh đẹp. Cảm thấy đầu to lên một chút là bệnh đã phát triển.
ở giấc mơ thứ hai, kéo cưa là một động tác liên tục, nhất là động tác cưa đá. Người mắc chứng thiên đầu thống thì huyết quản có lúc giãn ra có lúc thu hẹp như động hình của cưa xẻ vậy. Đá cũng cứng như đầu, đá bị cưa thì đầu bị đau.
Giấc mơ thứ nhất là của một nữ sinh. Giấc mơ thứ hai là của một người đàn ông ở độ tuổi sắp về hưu, mỗi giấc mơ đều liên quan đến đặc điểm bản thân.
9. Nằm mơ với chứng bệnh thần kinh dạ dày và ruột.
Một thầy thuốc ở Hồng Kong kể câu chuyện như sau:
Vào năm 1989 bệnh viện thành phố đã nhận lời yêu cầu của người nhà bệnh nhân. Y bác sĩ của bệnh viện tâm lý đã hội chẩn về bệnh thần kinh dạ dày và ruột của người bệnh. Các thầy thuốc đã dùng phương pháp thôi miên để chữa bệnh. Người bệnh đã kể lại tỉ mỉ giấc mơ của mình. Hội đồng chẩn trị quyết định dùng hình thức vấn đáp để điều tra người bệnh đang ở trạng thái ngủ say. Dưới đây là các lời vấn đáp.
Người bệnh:
Lúc tôi mới đi làm tháng đầu ăn uống quá khổ. Tôi đến lĩnh lương tháng đầu.
Thầy thuốc:
Khi anh đến tài vụ lĩnh lương đã có vấn đề gì xảy ra?
Người bệnh:
Khi tôi cầm tiền lương ra đến cửa thì thấy máy mắt. Trưởng phòng tài vụ còn nói với tôi: “Mắt phải máy là có tiền, mắt trái máy là sắp thăng quan.” Tôi nói với anh ta là tôi máy mắt phải. Anh ta nói: Thế thì anh phát tài rồi. Không phải vừa rồi anh có hơn 200 Nhân dân tệ đó sao!”
Thầy thuốc:
Anh mang tiền đi đâu?
Tôi đem tiền biếu bố mẹ để cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng tôi, Mỗi người trong gia đình tôi đều được tặng một thứ.
Thầy thuốc:
Mua tặng phẩm rồi anh làm thế nào?
Người bệnh:
Tôi giữ cho họ. Tối hôm đó tôi đã nằm mơ, mơ thấy bà nội đã chết nhiều năm, hình dáng vẻ mặt của bà giống như trong ảnh. Bà nói với tôi: “Bà đói, hãy mua gì cho bà ăn đi.” Thế rồi tôi tỉnh giấc.
Thầy thuốc:
Bà anh còn nói gì nữa?
Người bệnh:
Bà còn nói: “Ta lạnh lắm, lạnh run lên”. Tỉnh lại tôi còn nhớ như in giấc mơ. Hôm sau tôi mua bánh trứng gà, thắp hương cúng bà.
Thầy thuốc:
Tại sao anh lại nằm mơ? Trong mơ anh đã nghĩ như thế nào?
Người bệnh:
Bà tôi có bệnh đau dạ dày và ruột, không thể ăn cơm được rồi chết. Tôi rất nhớ bà.
Từ giấc mơ của người bệnh có thể biết được:
Trước đây trong cuộc sống của anh ta có mâu thuẫn và khó khăn tương đối lớn, anh ta đã trải qua căng thẳng và lao động mệt nhọc, đời sống gia đình không đucợ đầy đủ, thường phải suy nghĩ bất an, mặt có lúc đỏ có lúc trắng bệch, da mặt lạnh, hệ thần kinh giao cảm chức năng không bình thường. Cho nên trong giấc mơ thường xuất hiện hình ảnh cuộc sống gia đình lúc nghèo khó.
Loại bệnh này dễ bị ám thị. Chỉ một lời nói của nhân viên y vụ hoặc của bạn bè, người thân đã khiến họ sinh ra hoài nghi, lo sợ, căng thẳng dẫn đến đau ruột và dạ dày.
Tình cảm bị ức chế của bệnh nhân thần kinh dạ dày làm co bệnh nặng thêm, dễ mệt mỏi mất ngủ, ăn uống kém các cơ quan hoạt động của cơ thề bị tổn thương.
Trong giấc mơ đã xuất hiện người bà đói và lạnh, bởi vid bà chết vì đau dạ dày, lúc còn nhỏ người bệnh chứng kiến và nhớ mãi.
Do người bệnh không muốn lại mắc vào cái lạnh, cái đói nên trong giấc mơ đã chuyển sang người khác, bất cứ người nào cũng không muốn mình bị bệnh, ngay cả anh ta cũng thế.
Muốn giải quyết được tình trạng căng thẳng tâm lý, người bệnh có thể dùng phương pháp thả lỏng tự do, loại bỏ những ám thị không tốt, bồi dưỡng tư duy lành mạnh. Hỗ trợ vào đó là thuốc và xây dựng lòng tin.
10. Giấc mơ với đại tiện gặp khó khăn.
Một người Nhật Bản kể:
“Một hôm tôi nằm mơ thấy mình trở thành một cái túi da rất lớn. Đối với tôi, mơ như thế không có gì lạ. Tôi từng mơ trở thành cái kim của đĩa hát, nhưng tôi đã quên cái đĩa hát ấy là của ai. Chỉ biết đĩa hát ấy quay là gây được tiếng cười cho nhiều người. Lúc đó tôi tỉnh giấc.
Tôi đang nói về chuyện trong giấc mơ trở thành một cái túi da, một cái túi da quá đẹp.
Nếu biến thành một cái túi da thì thật bất tiện. Trong giấc mơ tôi cứ suy nghĩ mĩa đến nỗi trở thành một người tư lự.
Từ nhỏ tôi đã rất thích túi da. Mỗi lần đến cửa hàng bách hóa tôi dã mất hàng tiếng đồng hồ trước những chiếc túi da bày la liệt.
Vợ tôi vẫn thường ghé sát tai tôi nói:
Anh vẫn cần túi da à? Mua túi da để làm gì? Trong nhà chỗ nào cũng thấy túi da!
Nếu không được nhắc nhở, có lẽ tôi lại mua thêm một chiếc túi da rồi.
Và có lẽ vì thế túi da đã trở thành đồ vật hiện râ trong giấc mơ, về điều này tôi chẳng kinh ngạc gì. Tôi nghĩ như Freud nói: “Mơ là một cách bộc lộ những ẩn ức”, thế là tôi trở thành một cái túi da rất to.
Đó là lý do mà tôi nghĩ đến. Sau khi đàm đạo với Freud tôi mới thấy sự việc không đơn thuần như thế. Tôi nghĩ còn nhiều lý do khác để giấc mơ biến tôi thành một cái túi da.
Trong giấc mơ của tôi, Freud trở thành người tầm thường, ông bắt tôi phải đóng học phí rất cao.
Tôi nói:
Đắt quá!
Freud nói:
Đây là mơ, đối với anh đắt một chút có nghĩa lý gì.
Freud còn nói to:
Các vị! chú ý về sau những đoạn như thế này đều là mơ.
Freud cho tiền học phí của tôi vào túi.
Ông ta hỏi tôi:
Có phải anh bí đại tiện không?
Tôi kinh ngạc trả lời:
Đúng! (Vì sự thực đúng như thế!)
Freud nói tiếp:
Bởi vì anh rất nhỏ nhen, anh vô ý thức cứ muốn có nhiều thứ cho vào túi, thậm chí đại tiện cũng ghét nữa là.
Tôi lắc đầu biểu thị không chấp nhận.
Freud nói tiếp:
Không sai đâu! Sở dĩ anh nằm mơ thấy túi da là vì muốn nhặt thật nhiều tiền từ 5 đồng xèng đến 10 đồng bạc giấy rách để nhét hết vào túi, tiền nào anh cũng muốn…
Tôi trả lời:
Thế là đúng.
Trong giấc mơ khi tôi biến thành cái túi da thì cái túi đựng nhiều tiền, hình như lúc đó tôi chuẩn bị đi du lịch, nói khác đi, tôi là người cần ra đi. Đương nhiên ai cũng bỏ tiền đi du lịch. Tôi cũng phải đi du lịch.
Giấc mơ thật quái lạ, nhưn về sau càng quái lạ hơn. Tôi mơ thấy tôi và Freud bắt đầu tranh chấp với nhau. Tôi nói cho Freud biết tôi là người thích để dành tiền. Ông đã ngộ giải, cho rằng tôi thich hưởng thụ nên có thói quen cóp nhặt.
Cuối cùng, chúng tôi bàn luận về vấn đề có liên quan đến bí đại tiện.
Bỗng nhiên, Freud hạ giọng nói:
Cái túi phân của ông!
Giọng như có ma thuật: Trong túi da có tiền bạc, tiền đồng, còn có ngân phiếu, nhưng nhanh như chớp chúng biến thành phân khô hết.
Giấc mơ trên là dự báo điều bí đại tiện. Loại bệnh này do tiêu hóa kém, khó đại tiện phân khô, cơ thể sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề.
Y học phương Đông có giải thích: Nằm mơ thấy miệng túi, đại bộ phận là mắc bệnh đường tiêu hóa, miệng túi mà hẹp là bí đại tiện.
11. Cao huyết áp với tiếng chân đi trong mơ
Cao huyết áp là huyết áp động mạch vượt quá 140/90. Bệnh cao huyết áp có 2 loại:
Bệnh do một số bệnh khác dẫn đến.
Bệnh do rối loạn chức năng não.
Thường người ta gọi cao huyết áp bẩm sinh là bệnh cao huyết áp. Bệnh này có liên quan đến bệnh hôn mê nội khoa.
Huyết áp cao thì đầu đau, mắt hoa, nhìn vật mơ hồ, trước mắt có đốm đen, đứng đâu không được lâu.
Đây là những trang nhật ký của một người làm công tác nghiên cứu.
“Cha tôi là một người có bệnh cao huyết áp, đã phát hiện gần 10 năm, không chữa được. Loại bệnh này tương đối phổ biến, người tuổi cao hay mắc. Huyết áp của động mạch vượt quá phạm vi bình thường. Người bị bệnh nặng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên phải vừa phòng bệnh vừa chữa trị.
Bệnh này do nguyên nhân nghề nghiệp tạo nên hoặc do căng thẳng cao độ, nởi ở không ổn định, mức sống thấp. Nếu trong cuộc sống lại có tổn thương hoặc chịu nhiều kích thích thì càng dễ mắc bệnh. Nếu người bệnh còn trẻ tuổi lại luôn bị đe dọa, kéo dài tình trạng kích động sẽ sinh ra tính hung hăn, thù nghịch.
Cha tôi phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nhẹ. Khi ngủ cha tôi mơ thấy đang đêm đi trên đường, có ai té đầy cát vào người, quanh chỗ ở đều nghe thấy tiếng rào rào như mưa.
Trước căn bệnh của cha tôi chỉ biết khuyên ông chú ý sức khỏe, mua thuốc uống. Về sau tôi tìm được các sách nói về các giấc mơ và sự liên quan của mơ với bệnh tật, dựa vào y bệnh của người đi trước, tìm hiểu nghiên cứu, phát hiện những mối quan hệ nào đó, kiên trì chữ bệnh cho ông. Tôi hỏi ông tỉ mỉ về nội dung các giấc mơ trước đó. Cha tôi cũng kể lại rất rõ về những thứ đã thấy trong các giấc mơ trước đây. Trong mơ ông đều thấy những hình ảnh và những phản ứng xấu. Tôi giải thích rằng không phải cái gi cũng đều có quỷ thần.”
Việc luyện tập cơ thể để khắc phục bệnh cao huyết áp là rất quan trọng. Tập khí công, thư họa, nghe âm nhạc nhẹ, các hoạt động khác….. có thể giúp huyết áp hạ dần, đi đến ổn định.
12. Tì vị không hòa với giấc mơ thấy áo trắng khăn xanh.
Bất cứ loại bệnh nào của hệ thống tiêu hóa đều xuất hiện dưới hình thức tiềm ẩn, nhưng được người bệnh hồi ức hết sức rõ ràng.
Sách Tâm luận của Trung Quốc có viết:
Trương Tề, huyện lệnh Quý Giang thường nằm mơ cùng đàn bà ca hát, uống rượu cười đùa. Hôm sau tỉnh giấc không ăn uống gì, nếu miễn cưỡng ăn vào thì tì vị rất đau, cứ như thế kéo dài trong 3 năm. Lúc đầu ông không chú ý, cho rằng không sao nhưng càng ngày ông càng nằm mơ, kén ăn, gầy yếu. Ông mời thầy thuốc, điều trị Đông y. Khi bệnh tình có chuyển biến tốt thì trong giấc mơ ông thấy những người dàn bà hay cùng ông uống rượu ca hát già dần, sắc đẹp tàm tạ, uống rượu và ca hát không còn hứng thú như trước nữa. Dần dần ông không còn nằm mơ. Ông đem chuyện ấy báo lại cho thầy thuuốc biết. Thầy thuốc nói với ông:
Bệnh của ông tuy có chuyển biến tốt nhưng vẫn chưa khỏi hẳn.
Quả nhiên về sau ông nằm mơ thấy một người đàn ông áo trắng khăn xanh.Từ đó tì vị của ông cũng bình thường trở lại.”
Tại sao Trương Tề lại mơ thấy cùng uống rượu ca hát với phụ nữ? Tại sao nằm mơ thấy đàn ông áo trắng khăn xanh mới khỏi hẳn bệnh?
Có thể giải thích như sau:
Bệnh này thuộc về Khôn Thổ, Khôn là âm, do vị dương yếu nên khôn âm làm việc. Vì thế trong các giấc mơ có phụ nữ ca hát.
Sách Hoàng đế nội kinh có viết về bệnh này như sau:
Vị là dương yếu nên không muốn ăn. Uống rượu không phải là ăn thức ăn. Chữa vị bằng thang thuốc bổ trung ích khí làm cho vị mạnh dần, tì là âm phải thoái lui.
Bệnh tì vị loại bệnh này nên dùng thuốc điều trị kết hợp với phương pháp điều trị bằng tâm lý. Phương pháp điều trị bằng tâm lý là dùng ám thị. Các tài liệu đã thu thập được hiện nay cho rằn bệnh nhân loại này phần lớn nằm mơ thấy hai màu xanh và trắng, đồng thời trong giấc mơ có cảnh ăn uống. Thực tế trong cuộc sống những người này lại không muốn ăn uống vì tì vị có bệnh, trong giấc mơ thông qua ăn uống để được cân bằng.
13. Mơ với viêm phế quản
Biểu hiện của viêm phế quản là thường ho có đờm về ban đêm. Bệnh này có liên quan đến tâm lý, do mẫn cảm cao độ, bị kích thích từ bên ngoài. Có người đau đến phát ngạt, phải dùng thuốc mới chuyển biến được.
Tâm lý người bệnh thể hiện sự lo lắng, ỷ lại, tỉnh cảm không yên, cho mình là trung tâm, yêu cầu cao, hay ảo tưởng, không hay thể hiện tình cảm của mình.
Người bị bệnh này nằm mơ là do đờm quá nhiều.
Ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, người ta tiếp nhận một bệnh nhân ho kéo dài. Bệnh viện điều trị tận tình, bệnh nhân chuyển biến tốt. Trong thời gian ở bệnh viện tuyến dưới, người bệnh nằm mơ, nghi ngờ mà khôn giải thích nổi. Người nhà bệnh nhân xin chuyển lên bệnh viện tỉnh để điều trị cho yên tâm. Bác sĩ điều trị hỏi về giấc mơ, người bệnh kể:
– Trong giấc mơ tôi thấy một cái hồ bẩn, giống như ao cá nhỏ, đầy cá, hàng ngày có nhiều người đến xem, lại thấy trong hồ có một vật giống người mà không phải là người. Có cơn gió to, nhìn vào vật đó vẫn còn. Tôi tỉnh giấc.
Người thấy trong giấc mơ là một người bệnh. Thứ bẩn thỉu trong hồ là đờm trong cơ thể không thể thoát ra.
14. Đau phổi với nằm mơ thấy bơi
Một người đi du học nước ngoài lâu ngày trở về, bị bệnh đau phổi rồi chết. Khi sắp chết người bệnh đề nghị với thầy thuốc là sau khi ông ta chết hãy kể lại giấc mơ này cho người khác biết. Sau khi người bệnh mất được 2 năm, thầy thuốc công bố giấc mơ mà người bệnh đã kể:
“Tôi ở một vùng có nhiệt độ cao, có lẽ là vùng biển châu Á. Nhưng tôi thấy không có mặt trời, có lẽ lúc đó là đêm tối. Mấy người bạn hẹn tôi đi bơi. Đếan7n bờ biển, tất cả nhảy xuống biển. Lúc đó khí trời vẫn tốt nhưng lúc tôi nhảy xuống biển, trời nổi gió. Gió từ biển thổi vào rất to. Mặt biển đang yên lặng bổng nổi sóng gió.
Lúc đó chân tay tôi rã rời, tôi dần chìm xuống. Tôi hoang mang, sợ hải, uống nhiều nước, không thở được, cố ngoi lên nhưng không được, rồi chìm nghỉm”.
Khi đó thầy thuốc căn cứ vào nội dung giấc mơ và nói với người bệnh:
– Ông mắc bệnh đau phổi vào tuổi 50.
Người bệnh này cần hít thở nhiều không khí trong lành nên thường nằm trên giường hít thở. Nhưng ông ta ngày càng đau, chức năng giảm sút.
Căn cứ vào ngũ hành để phân tích bệnh trong có thể thấy: Phổi thuộc Kim, Kim sinh Thủy. Đây là quan hệ tương sinh, vì vậy người bệnh phổi thường nằm mơ thấy nước.
Sách Thiên Kim phương của Tôn Tư Mạo đời Đường có ghi: “ Đa số người bệnh phổi thường nằm mơ thấy con trai con gái đẹp ăn mặc như người thân của mình, sống chung với nhau, trở thành bố mẹ, anh em hoặc vợ chồng”.
Bệnh với bệnh viêm phế quản mãn tính đều được gọi chung là bệnh phổi, ngoài việc uống thuốc nên chú trọng về mặt tình cảm , làm cho tính cách hoạt bát , giảm nhẹ u uất là điều quan trọng
15. Viêm khớp với nằm mơ thấy nước
Viêm khớp là khớp sưng đỏ và đau, có lúc nhiệt độ trong người tăng. Người đau nặng khớp có thể biến dạng. Bệnh do cảm maọ, phong hàn, khớp thấp gây ra.
Tâm lý là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.
Có một người khoảng 30 tuổi nhưng nằm mơ thấy nước, nước trong giấc mơ nhiều và lạnh. Sau đó anh ta đến bệnh viện Đông y để điều trị bệnh viêm khớp.
Y học phương Đông đã nhận thức như thế nào về nằm mơ thấy nước và mưa?
Sách Hoàng Đế nội kính có chép:
“Nằm mơ thấy đi qua nơi có nhiều nước, sợ hãi là biểu tượng trong cơ thể rất thịnh khí âm.
Nằm mơ thấy không có chỗ đứng trong nước là thận kém”
Sách Phương thịnh suy luận có chép:
“Nằm mơ thấy nước, thấy người ướt ngồi trên thuyền là biểu hiện thận hư”
Tóm lại, y học phương Đông cho rằng, mơ thấy nước, âm dương thịnh hư đều có liên quan đến thận.
Thận là chủ của thủy, của cốt; khí dương của thận không đủ, âm hàn khí thịnh. Người bệnh thường nằm mơ thấy trời mưa, thấy nước có liên quan đến đau khớp, lạnh bắp thịt và mạch chậm.
Có một người bệnh viêm khớp nằm mơ như sau:
“Tôi đang ngồi bình thường trên phản bổng nhiên thấy mưa to gió lớn. Tôi vội chạy vào phòng. May quá tôi thoát được, và cũng là dịp may đến với chúng tôi.
Tôi giúp chồng đăng tin tìm việc trong mục quảng cáo của một tờ báo”.
Một thầy thuốc nhận định: giấc mơ này biểu hiện bàta mong muốn có cuộc sống lành mạnh, vợ chồng hòa thuận. Mưa to gió lớn trong giấc mơ tượng trưng cho bệnh viêm khớp, tượng trưng cho mong muốn nếu không có bệnh tật, bà ta sẽ chung sống với chồng rất hạnh phúc.
Nằm mơ thấy mưa gió là hiện tượng báo điều lo lắng, buồn phiền. Mưa nhỏ thì ý nói có khó khăn về đi lại, kinh doanh hoặc bệnh không thể chữa khỏi. Mưa thấy mưa lâu là có người đến giao dịch , giữa đường gặp bạn tri kỷ, cưới sinh tốt đẹp, hoặc tượng trưng cho chân đau. Nằm mơ thấy gặp khó khăn do giữa đường gặp mưa thì bụng đau, miệng khô.
16. Nằm mơ với bệnh ứ máu
Ứ máu là bệnh máu chảy không đều, không thông giữa các mạch máu có trở ngại, huyết dịch trong nội tạng không thông suốt.
Nguyên nhân dẫn đến ứ máu khá nhiều. Nguyên nhân thường thấy và quan trọng là ứ máu do các loại ngoại thương.
Ngoai thương không những gây nên khí trệ ứ máu, huyết mạch không lưu thông mà còn gây xuất huyết. Sau khi xuất huyết, máu tuy thoát ra khỏi mạch máu nhưng không thoát ra khỏi cơ thể nên gọi là ứ máu.
Sáu điều ham muốn, bảy thứ tình cảm (“lục dục, thất tình”) cũng có thể dẫn đến ứ máu.
Hàn và thấp cũng sinh ra ứ máu. Vì hàn là âm tà, nghi tụ hô hấp, máu gặp lạnh thì đông, khi gặp nhiệt sẽ gây ứ máu. Vì nhiệt là dương tà, rất dễ bị thương, máu trệ mà ứ.
Bảy thứ tình cảm bị nội thương, khí loạn có thể trở thành khí hư, khí ứ hoặc khí trệ huyết ứ.
Sách Ý triệt – xúc huyết có viết:
“Qúa mệt hoặc phù hoặc hoa mắt hoặc giận dỗi thì làm cho máu ngừng và ứ máu”.
Ngoài nguyên nhân ngoại thương, ứ máu còn do xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, bần huyết.
Một danh y Trung Hoa khi nói đến thổ huyết có nói:
“ Huyết không chảy, không còn ở trong mạch nhưng chưa thổ ra ngoài là ứ máu”.
Khi chữa bệnh xuất huyết, dùng thuốc sai, dùng nhiều loại hàn, mát cũng là nguyên nhân gây ứ máu.
Ứ máu sinh ra nhiều bệnh mới.
Vương Qúy Đường – một danh y đòi Minh trong chứng trị chuẩn thằng (chữa trị chuẩn xác) đã từng nêu rất rõ:
“Ăn ở không quy cách làm huyết ứ trệ không lưu thông được, nên mọi bệnh đều do máu xấu sinh ra”
Đời Thanh, danh y Vương Thanh Nhiệm đã nêu rất rõ :Bệnh ứ máu sẽ dẫn đến nằm mơ. Ông cho rằng đêm nằm mơ nhiều la2 do bệnh ứ máu.
Ứ máu dẫn đến nằm mơ là do “khí não và khí huyết ngưng trệ, khí trạng phủ không liền nhau”. Người ta cho rằng cơ quan ghi nhớ của con người là não, chức năng của giác quan đều là não chỉ huy. Não là cơ quan tinh vi ghi chép mọi sự việc xảy ra. Nếu thừa hormon thì tai không nghe được, mắt lờ đờ, mũi không biết mùi vị, nói chẳng thành câu.
Khi khí huyết ngưng trệ, đường thông của khí não với khí tạng phủ bị máu ứ cản trở, khí não không được sự hỗ trợ của khí tạng phủ nên bị hư, chức năng “linh hoạt cơ động” bị ảnh hưởng, từ đó nằm ngủ mơ nhiều.
Danh y đời Thanh cho rằng ứ máu có liên quan đến bệnh tim và mơ, 3/10 bệnh của phụ nữ là do xung huyết, máu ứ, máu khô, mất kinh, lòng nóng như lửa đốt, đêm nằm mơ thấy giao hợp với ma quỷ.
Ngày nay, qua nghiên cứu còn biết thêm đàn ông nằm mơ thấy băng và những vật cản, đàn bà nằm mơ thấy nước sông khô cạn đều là điềm báo của bệnh ứ máu, không được coi thường.
17. Nằm mơ thấy bay với bệnh ở nách
Sách Tấu thư có chép:
Đào Khản đời Tấn nằm mơ thấy mình mọc 8 cái cánh, bay lên trời, trong thấy cả cánh cửa nhà trời, rồi không bay được nữa. Người gác cửa nhà trời thấy người lạ thì dùng gậy đánh ngay, cho Đào Khản rơi xuống đất gãy mất một cánh tay bên phải. Khi ông tỉnh lại thì thấy nách bên trái rất đau, nhưng không nghỉ gì nưã. Về sau Đào Khản gặp vận tiến đạt nhanh, chiếm cứ đến 8 Châu suốt cả vùng Thượng du Trường Giang, nắm nhiều binh lực, đã có lúc ông nắm toàn bộ binh lực của hoàng triều như thể bay vút lên cao. Nhưng nách đau đã mấy mươi năm nay lại phát ngày càng nặng, mấy tháng sau thì chết.
Mơ thấy bay là một loại hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do ăn uống không điều độ, do bị kích thích về bên ngoài, cũng còn do nguyên nhân tam lý, sinh lý khác.
Sách Hoàng Đế nội kinh xuất phát từ bệnh sinh lý của con người đã nghiên cứu kỹ về nguyên nhân thấy bay: “phía trên mà thịnh thì nằm mơ thấy bay”.
Trong chương dâm tà phát mộng có viết: “ khí phế mà thịnh thì mơ thấy bay cao, sợ khóc lên. “Phổi thiếu khí nằm mơ thấy bay “. Trương Cảnh Nhạc cho rằng nguyên nhân là do “dương thắng”. Cao Thế Bân cho rằng: Do dương thắng, chí cũng lên nên mơ thấy bay”, mơ thấy bay có liên quan đến khí phổi . Trương Cảnh Nhạc trong Loại kinh có viết: “khí của phổi làm chủ nên mơ thấy bay”.
Sách Hán Thư có viết:
“Cuồng phong nổi lên thì hồn phách mơ bay”
Người ta cho rằng cơ thể người cũng bị gió kích thích. Có thể cảm thụ, nhận thức được mối quan hệ giữa gió và vật thể bay, do đó nằm mơ thấy bay.
Sách này chứng minh: gió có quan hệ do xâm phạm vào các bộ phận: “nếu thấy chim bay thì nằm mơ thấy bay. Nằm mơ thấy gió to thì người ta bay. Đây là do gió và bay có liên quan đến nhau”.
Tâm mà hư thì tinh thần hôn mê. Nằm mơ thấy bay làm cho tinh thần không những hôn mê mà còn suy giảm sức khỏe. Nằm mơ thấy bay là một trong những biểu hiện tâm hư.
Trương Cảnh Nhạc đời Minh nhấn mạnh mối quan hệ giữa tâm lý với nằm mơ thấy bay. Quan điểm này cũng phù hợp với các nhà nghiên cứu phương Tây, cho rằng mơ thấy bay là do trong kết cấu của mạng lưới bộ não của con người, sự hưng phấn đã kích thích các tế bào đã kích thích mạnh mẽ các tế bào thần kinh tiền đình điều tiết mọi hoạt động thần kinh giữ thăng bằng, thông tin truyền đến trong khu thần kinh cấp cao, tạo thành một loại cảm giác gây ra giấc mơ.
Một nhà nghiên cứu nguời Anh cho rằng:
“Giấc mơ trụy lạc” do con tim bị trở ngại về vật chất mà mất thăng bằng, chuyển sang phía hữu làm cho con người sinh ra cảm giác. Nghiên cứu thí nghiệm cho thấy khi ngủ say, hơi thở làm cho con người trở nên nhẹ nhàng thì có một giấc mơ bay.
Freud cho rằng: Phải giải thích những giấc mơ này ở mỗi người mỗi khác. Nếu người bệnh là phụ nữ, giấc mơ này thỏa mãn hai nguyện vọng: một là hy vọng mình cao hơn một chút. Hai là hy vọng ai đó sẽ đưa mình lên cao để ép buộc người khác có những tiếp xúc xấu. Có một số phụ nữ mượn giấc mơ bay để biểu đạt mình giống như một con chim đầy dục vọng.
Đối với đàn ông loại giấc mơ này có ý nghĩa tình dục. Vì hưng phấn muốn thỏa mãn dục vọng khiến người như bay lên. Như vậy theo Freud, sự hưng phấn đã tạo nên giấc mơ.
Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, một số phụ nữ nằm mơ thấy bay cao là do dục vọng muốn trở thành nam giới. Điều này có lợi, vì chính những giấc mơ này đã lưu lại cho người ta ấn tượng tốt, thoải mái tinh thần, tăng thêm dũng khí. Người đàn ông nằm mơ thấy như thể biểu hiện mơ ước ngoan cường, hùng tâm trong khí, tin tưởng vào tiền đồ của mình.
Đào Khản đời Tấn nằm mơ thấy bay, tại sao lại đau nách? Ai cũng biết, bay phải nhờ vào đôi cánh, cánh mọc từ nách. Đào Khản nằm mơ thấy người ta đánh gãy mất cánh, đây là cảm giác do đau ở nách mà có.
Các nhà y học phương Đông từ xưa đến nay đều cho rằng, mơ thấy bay là do tâm hư, bệnh giữa phổi và tim đều có liên quan với nhau.
18. Nằm mơ thấy rắn.
Một số học giả phương Tây cho rằng nằm mơ thấy rắn là điềm không lành. Có rắn xuất hiện trong giấc mơ cũng như mơ thấy quỷ ác, biểu thị anh đang gặp bão táp, điềm báo không may, vận rủi ro. Nhưng trong thực tế, có một nhà khoa học phương Tây nằm mơ thấy con rắn bị cắn đứt đuôi và đã tìm được cấu trúc phân tử hóa học mà ông cần. Như thế tại sao nằm mơ thấy rắn là điều chẳng lành?
Có một nhà khoa học người Đức nằm mơ thấy ngực mình bị rắn cắn, về sau chính chổ đó bị ung thư, do đó lại có ý kiến cho rằng nằm mơ thấy rắn không phải là điềm may, thực tế là có bệnh nặng.
Thời Trung Hoa cổ đại có nhiều sách ghi chép về những giấc mơ thấy rắn. Ví dụ, Kính thi có ghi:
Nằm mơ thấy rắn là sinh con gái.
Sách Ngọc có từ đâu của Trung Hoa có ghi: “ Tùy hầu khi đi sang nước Tề, trên đường thấy con rắn đầu bị thương chảy máu. Sau khi rịt thuốc cho rắn, ông tiếp tục đi sang nước Tề. Đêm hôm đó Tùy hầu nằm mơ thấy chân dẫm phải con rắn. Về sau được hai viên ngọc quý”.
Người Trung Hoa cổ đại rất sùng bái rồng, mà rắn là gốc của rồng nên họ cho rằng, nằm mơ thấy rắn la báo điềm quý. Sách Giai mộng thư có viết: “Nằm mơ thấy rắn rơi vào bụng là sinh quý tử”. Sự thực khong hoàn toàn như vậy.
Một cô công nhân hai mươi tuổi, nằm mơ thấy con rắn nằm giữa đường minh đi, hoảng sợ khóc lên và bị bệnh đau đầu. Cuối năm 1982 cô đến bệnh viện Hồ Nam, Trung Quốc khám chữa bệnh.
Cô nhớ lại giấc mơ kể thêm với thầy thuốc là con rắn cô thấy không có đầu. Trông thấy cô có quăng mình đuổi theo, cô sợ hãi bỏ chạy, cùng đường rồi sợ quá tỉnh dậy. Ngày hôm sau cô thấy đầu rất đau. Hôm đó cô rất sợ đêm lại nằm mơ, ban ngày cũng không dám ở một mình.
Từ đó cô vô cùng lo sợ, thương khóc, có lúc lại cười một mình. Đêm chẳng nằm yên, cứ nằm xuống là mơ, mặt mày lúc nào cũng đỏ, giọng khằn, không đói, cũng không muốn ăn uống gì, chữa Tây y không khỏi.
Thầy thuốc thấy bệnh nhân đứng ngồi không yên, lưỡi viêm đỏ, mạch yếu. Rõ ràng bệnh do tinh thần không ổn định, gan mạch và khí hư, tì vị không điều hòa, nhiều đờm và đau. Cần chữa trị tim, gan và tì, làm cho thần kinh ổn định, đờm tiêu, phục hồi sự minh mẫn.
Từ quan điểm y học hiện đại mà phân tích nằm mơ thấy rắn có liên quan đến sức khỏe. Có người mắc bệnh thần kinh, nằm mơ thấy mình nằm đùa với rắn, tỉnh giấc thấy lưng và tứ chi đều đau. Về sau phát hiện bị ứ máu ở lưng. Rắn thân mềm, thân hình con người cũng giống như thế. Thầy thuốc kiểm tra trên giường bệnh, phát hiện ở chiếc giường người này nằm có một mảnh ngói nhỏ. Cô ta đặt lưng xuống nằm, đêm đêm mơ thấy rắn là như thế.
19. Bệnh đái đường với giấc mơ.
Đái đường là bệnh mãn tính, nguyên nhân là do lọc nước tiểu chưa tốt, các chất ăn vào còn đọng lại trong nước tiểu trở thành đường bồ đào gây bệnh.
Tâm lý bị kích động căng thẳng, thần kinh giao cảm quá hưng phấn, tim đập nhanh, đường trong gan không được phân giải, đường bồ đào phân giải, đường nguyên tăng, huyết áo cao, từ đó dẫn đến bệnh đái đường. Người mắc bệnh đái đường đi tiểu nhiều, hay uống nước, người gầy xanh.
Tạp chí Y học Trung Quốc có đăng:
Lý Tường Nam 50 tuổi, công nhân về hưu, làm việc ở nhà ăn. Tháng 8 năm 1976, ông đi khám bệnh sau gần một năm thấy không muốn ăn, đi tiểu tiện nhiều, người gầy dần, gần đây chỉ còn 20 kg.
Thầy thuốc hỏi tỉ mỉ đời sống của ông rồi chẩn đoán ông mắc bệnh đái đường. Thầy thuốc hỏi ông có hay nằm mơ không, mơ thấy gì?
Người bệnh kinh ngạc cho thầy thuốc biết một năm nay hầu như đêm nào ông cũng nằm mơ, nhưng khong nhớ hết nội dung giấc mơ, chỉ từng đoạn một, chẳng hạn:
– Thấy có nhiều người uống nước trong một con sông không thấy đáy sông, chỉ thấy chảy từ trong một hang núi ra, hình như mọi người kêu la gì đó, nghe không rõ.
– Tự mình ngồi bên bàn rượu, ăn uống ngấu nghiến giống như là bị đói lâu ngày.
Thầy thuốc tổng hợp các giấc mơ và phân tích:
Bệnh đái đường là bệnh bí đái có hệ thống, người tuổi cao thường mắc bệnh này, bệnh khó chữa.
Con sông trong giấc mơ thực tế là nước tiểu, vì thận thuộc thủy; thận là một bộ phận thuộc hệ thống tiêu hóa, nước của con sông tượng trưng cho thức ăn cần thải ra
ngoài, đó là đường bồ đào. Đường có vị ngọt (chỉ có người mắc bệnh đái đường mới bài tiết ra ngoài đường bồ đào).
Đoạn mơ thứ hai cho thấy bản thân anh ta muốn ăn nhiều, nhưng một số dinh dưỡng cần cho sức khỏe thì lại biến thành phế thải, nên giấc mơ biểu hiện ý muốn bổ sung, ăn thật nhiều.
20. Bệnh phong thấp với giấc mơ.
Dưới đây là ba giấc mơ của một nữ bệnh nhân.
– Giấc mơ thứ nhất:
Tôi phải đi qua một con sông, trước mặt là một thôn nhỏ, nhà tôi ở đó. Nhưng chẳng có ai để tôi hỏi cầu ở đâu, sông cạn hay sâu.
– Giấc mơ thứ hai:
Một đêm trời tối đen, tôi ngồi trong nhà sưởi ấm, tự nhiên ngọn lửa biến thành những con cá, con mèo. Con nào con nấy nhảy loạn cả lên.
Tôi lập tức cầm một con cá trong đống lửa tìm hồ nước nhưng không thấy hồ. Hồ nước của nhà tôi bây giờ bị bùn lấp đầy. Tôi chẳng có cách gì ném cá đi, một lát sau lửa tắt, cá biến thành thỏ, nhảy loạn trong hồ. Tôi chẳng bắt được chúng.
– Giấc mơ thứ ba:
(Đây là giấc mơ sau khi người bệnh đã được điều trị)
Mặt trời chiếu chói chang nhưng xung quanh đều là màu đen, chỉ có chổ tôi đứng là sáng. Ánh sáng chiếu từng dải dài, một lúc thì thành đám.
Lúc bấy giờ tôi phát hiện ra chỗ tôi đứng trước đây là một con sông cũng là cái hồ mà tôi đã nuôi cá, không biết tại sao lại trở thành một cái gò cao, trên đó mọc nhiều cây thông và cỏ xanh.
Cô thiếu nữ này mắc bệnh phong thấp. Phong thấp là chứng bệnh của tim, thuộc hệ thống thần kinh. Người bệnh thường mơ thấy ở nơi ẩm thấp. Khi tim bị xâm phạm, xuất hiện nhiều tạp âm, tim hoảng, cơ tim nhảy nhanh. Khi các khớp bị xâm phạm thi khớp sưng đỏ, rất đau. Khi hệ thống thần kinh bị xâm phạm sẽ trở nên yếu và trì trệ, khiến chân tay khó hoạt động.
Giấc mơ thứ nhất cho thầy thuốc biết bệnh phong thấp đã xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Dòng sông và nước sông mà cô gái thấy trong giấc mơ biểu thị nơi ẩm thấp, co cảm thấy khó chịu, muốn thoát ra, nhưng không có ai giúp đỡ vì cô chưa điều trị bệnh.
Giấc mơ thứ hai nói rõ: Cô đang tìm cách chống lại bệnh tật. Ví dụ, đốt lửa. Rồi ngọn lửa biến thành cá, cá không thể tách khỏi nước, biểu thị cô muốn ở một nơi khô ráo, ấm áp để thay đổi bệnh tật. Tất cả những điều này đều là ý muốn trong tiềm thức. Trong thực tế cô không chủ động làm mà dựa vào khả năng đề kháng của bản thân để chống lại bệnh tật, vì thế trong giấc mơ cô muốn ném hết cá vào nước nhưng lại không tìm thấy hồ.
Trong giấc mơ thứ ba cô gái không còn cảm thấy ẩm thấp nữa, tuy bốn phía đều là những vật quen thuộc và có vẻ cũ kỹ, nhưng riêng chổ cô đứng tràn đầy ánh mặt trời, một nơi mà trước đây có nước bẩn, có hồ. Điều này cho thấy bệnh của cô đã được điều trị, có chuyển biến tốt.
21.Bệnh ngoài da với giấc mơ
21.1 Nằm mơ thấy người ngoài hành tin với rụng tóc
Bệnh rụng tóc là loại bệnh ngoài da, đột nhiên từng mảng tóc bị rụng, sau một thời gian lại hết. Y học hiện đại cho rằng, đầu trọc là một loại bệnh ngoài da do các nguyên nhân sau:
– Kém thị lực.
– Công việc, học tập quá căng thẳng
– Đầu đau, mắt hoa.
– Mất ngủ liên miên.
– Tình cảm bị kích động, giận giữ, muốn gây sự, không thoải mái vui vẻ.
– Hay suy nghĩ, buồn phiền.
– Lo lắng, căng thẳng vì bị rụng tóc.
– Nôn nóng, tâm tình hốt hoảng.
– Tì khí thiếu.
– Không nghe ai khuyên nhủ.
– Cái gì cũng tranh về phần mình.
– Do nhiệm vụ cần hoàn thành gấp nên sinh ra cáu kỉnh.
–Tâm tình không ổn định.
21.2 Mụn nhọt và mơ
Một tạp chí Y học thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có nói đến giấc mơ liên quan đến loại bệnh này. Nội dung như sau:
Một cô gái trẻ họ Triệu nằm mơ thấy mặt mình bỗng nổi đầy những mầm đậu, chi chít như mặt quỷ.
Tỉnh giấc cô suy nghĩ: có lẽ trước đay mấy ngày cô có xem một bộ phim bạo lực, khủng bố nên mới mơ thấy gương mặt như thế.
Nhưng mấy ngày sau mặt cô mọc đầy mụn đỏ, lúc đầu còn lác đác, sau đầy cả mặt. Ngay trên đầu, mụn cũng mọc khá nhiều.
22. Bệnh thương hàn với giấc mơ về gió, mưa.
Thương hàn là bệnh gây ra do bị nhiễm khuẩn thương hàn, nhiệt độ trong người tăng cao dần; tì, tạng, lá lách sưng to, bạch huyết cầu giảm, bụng cứng, gọi là thương hàn đường ruột.
Tạp chí Y học Giang Tô – Trung Quốc co viết: Một phụ nữ họ Cao được chuẩn đoán là bị bệnh thương hàn, trong thời gian cách ky điều trị nhớ lại một giấc mơ trước khi có bệnh như sau:
“Ban ngày có gió, có nhiều máy bay trên bầu trời. Mọi người hầu như không đi làm, đều ở nhà. Ai đó nói một câu gì đó, mọi người đều tụ lại, nói chuyen gì đó.
Bấy giờ có gió to, nước rơi xuống ngày càng dày. Quần áo mọi người đều bị ướt cả. Nhưng kỳ quái thay, quần áo của tôi chẳng ướt chút nào.
Nơi tôi đứng cũng không mưa, tôi gọi mọi người đến để tránh mưa, nhưng chẳng có ai. Tôi cho rằng mưa to gió lớn, mọi người không nghe thấy nên đi gọi mọi người. Nào ngờ tôi vừa đến, bốn phía đều chạy tản ra. Tôi ngẩn người đứng đó không biết có chuyện gì.”
Về sau một thầy thuốc chuyên ngành đã lấy giấc mơ này làm đề tài nghiên cứu bệnh thương hàn.
23. Nằm mơ với bệnh sởi.
Bệnh sởi là loại bệnh phát bên trong, sau mới nỗi những nốt mụn, bên trong có nước. Vài tuần sau khi mọc , những mụn này mới đóng vẩy. Sởi bệnh là truyền nhiễm chủ yếu do tiếp xúc.
Trong giấc mơ có người bị bệnh này thường thấy cá mà lại không phải cá, cá trong nước mà lại thổi bong bóng. Bong bóng nối tiếp nhau nỗi lên mặt nước rồi lại nổ. Mặt nước yên tĩnh một lúc, sau đó lại có một loạt bong bóng nổi, cứ thế không ngừng.
Từ giấc mơ này thấy được dấu vết của bệnh sởi. Bong bóng tượng trưng cho những mụn có nước.
Giấc mơ của người bị bệnh sởi còn phản ánh tinh thần của người bệnh. Tâm lý hài hòa sẽ có lợi cho việc tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, tránh cảm mạo.
24. Giun đũa với cảnh tượng trong mơ
Y học phương Đông cho rằng các loại giun đũa cũng là một nguyên nhân tạo ra những giấc mơ
Trong sách vấn – tác phẩm Trung Hoa cổ đại có chép:
“Đoản trùng nhiều sẽ nằm mơ nhiều, trường trùng nhiều thường nằm mơ thấy đánh nhau bị thương”.
Có thể giải thích: Nếu cơ thể có nhiều ký sinh trùng loại dài thì sẽ nằm mơ thấy đánh nhau bị thương, nếu trong cơ thể có nhiều ký sinh trùng loại ngắn thì sẽ mơ thấy tụ tập nhiều người.
Danh y Cao Sỹ Tông đời Thanh cho rằng: “Đoản trùng nhiều sẽ tụ tập thành bầy, cho nên nằm mơ thấy nhiều người tụ tập. Trường trùng nhiều chầu miệng vào nhau nen thấy đánh nhau bị thương”.
Ngày nay người ta xác định “đoản trùng” là sán.
Trong Thuyết văn giải tự có viết:
“Sán là loại trùng ngắn sống trong bụng”.
Danh y Đào Nguyên Phương đời Tùy trong sách Thư bệnh nguyên hầu luận có viết:
“Sán là một trong chín loại ký sinh trùng sống trong ruột, hình nhỏ, như sán kim”.
Còn “trường trùng” chính là giun đũa.
Ngoài trường trùng và đoản trùng, các loại ký sinh trùng khác cũng có thể gây nên những giấc mơ.
Sách Thái Bình quảng ký có chép: “đêm Tấn Dương ra lệnh cho Lưu Văn Tỉnh thủ mưu để lật Lý Thế Dân, Thế Dân nằm mơ thấy mình ngã vật ra giường, có nhiều con sâu đến đục khoét rất đau đớn”.
Lúc đó, thiền sư Tri Mãn ở chùa An Lạc, người Tây Hà, đã trai giới thanh tịnh nói: “có thể mừng được”, người nằm tên giường sẽ làm hoàng đế. Ăn uống tập thể đó là biểu hiện tiệc ăn mừng, nhân dân ngưỡng mộ hoàng đế”.
25. Nằm mơ di tinh với thủ dâm.
Di tinh là hoạt động phóng tinh trong khi nằm ngủ. Di tinh còn được gọi là mộng tinh có nhiều, phần lớn các nam thanh niên đều mộng tinh vì con trai từ 13 – 15 tuổi bước vào thời kỳ thanh xuân, có nhu cầu tình dục.
Đây là hiện tượng sinh lý có liên quan đến thủ dâm.
Đối với những người con trai thủ dâm thành bệnh, sau này giao hợp sẽ không thỏa mãn, có nhiều người, việc thủ dâm trở thành thói quen, nếu mỗi tối trước khi đi ngủ không thủ dâm sẽ mộng tinh. Nhiều chàng trai cứ gần phụ nữ là xuất tinh, dần dần mất hết sức lực, đau lưng, đau đầu, mắt hoa, hay quên, mất ngủ liên miên.
Tạp chí Y học phương Đông tinh Thiểm Tây, Trung Quốc viết: “một thanh niên họ Hà, 16 tuổi, mang bệnh di tinh đã hơn nữa năm, uống rất nhiều thuốc Đông y cũng như Tây y nhưng không có kết quả. Ngày 14 tháng 10 năm 1983, anh ta đến bệnh viện khám, kể với bác sĩ là ba tháng gần đây ban ngày thường di tinh , đi tiểu tiện nhiều, lòng dạ bồn chồn buồn bực, đầu óc hôn ám, lưng đau, thể lực suy giảm, đổ mồ hôi nhiều, trí lực suy, lưỡi nhiều tưa, yếu không còn sức.
Chàng trai này do thủ dâm lâu ngày nên mắc bệnh suy thận, sức khỏe sút kém, khí huyết không đầy đủ, lòng nóng, cứ nghỉ đến phụ nữ là xuất tinh.
Bệnh di tinh mộng tinh là hiện tượng sinh lý, để lâu ngày sẽ trở nên nghiêm trọng. Nói chung, nguyên nhân của mộng tinh là do thủ dâm, còn có thể là do sức khỏe sút kém, lao lực, chức năng não không điều hòa, ngoài ra do tinh thần trước khi đi ngủ căng thẳng.
Mộng tinh không có quan hệ trực tiếp đến việc lao động vất vả, nhưng nếu lao động quá độ kéo dài, đặc biệt là lao động trí óc sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng mộng tinh.
Y học phương Đông cho rằng hạn chế thủ dâm sẽ khỏi mệt nhọc.
Một trong những nguyên nhân của mộng tinh là tình dục thái quá.
Cũng có những trường hợp ít tuổi nhưng sung sức nên dẫn đến mộng tinh, hoặc nhu cầu tình dục không được thỏa mãn.
Điều tra loại bệnh này phải thân tình, thân ái khuyên nhủ người bệnh cho họ thấy được những nguy hại đối với sức khỏe, cho họ hiểu bệnh lý của bệnh mộng tinh, dần dần bỏ tật thủ dâm, điều tiết tinh lực trở lại bình thường.
26. Nằm mơ với tâm, tì hư
“Mộng giao” – nằm mơ thấy giao hợp – là từ của danh y Trương Trọng Cảnh đời Hán, Trung Hoa đã dùng để chỉ một hệ thống về: Lý, Pháp, Phương và Dược của việc nằm mơ thấy giao hợp.
Trương Trọng Cảnh đã căn cứ vào đặc điểm sinh lý khác nhau giữa đàn ông và đàn bà để phân biệt giữa các giấc mơ giao hợp với giấc mơ xuất tinh, phân biệt giấc mơ của đàn bà thấy giao hợp với giấc mơ của đàn ông.
Nhận thức của Trương Trọng Cảnh đối với các giấc mơ giao hợp đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người nghiên cứu sua này. Phương thuốc và phương pháp điều trị do ông nghiên cứu là một trong những phương pháp điều trị ứng dụng trên lâm sàng có hiệu quả.
Y học phương Đông cho rằng, nguyên nhân của những giấc mơ giao hợp có mấy mặt sau:
– Không thỏa mãn tình dục
– Khí âm hư
– Âm dương đều hư
–Ứ huyết đình trệ.
Người bị bệnh nằm mơ thấy giao hợp là do tâm và tì đều hư.
Bệnh phát ra rất rõ:
– Ăn ít, hay quên.
– Mặt vàng bệch.
– Tâm tình hốt hoảng.
– Lưỡi có nhiều tưa.
Đông y cho rằng tâm tì đều hư, người như thế không có sức lực. Huyết hư thì mặt khó tươi tỉnh, sắc mặt khô vàng. Chức năng chủ yếu của tì là vận hóa. Tì khí hư nên ăn ít. Máu không nuôi dưỡng được tinh thần nên chóng quên. Khí huyết không đủ, tâm và tì hai thứ đều hư làm cho kinh nguyệt không đều. Khí hư, máu thiếu nên miệng, lưỡi khô, nhiều tưa, mạch yếu.
Điều trị thường dùng thang: Bổ ích tâm tì, đường huyết an thần
Tạp chí Tần Trung y có chép:
“Bà Hồ 50 tuổi, nông dân, đêm thường nằm mơ thấy giao hợp, mắc bệnh đã 10 năm. Gần đây bệnh tình nghiêm trọng phải nằm trên giường, ngay ban ngày cứ nhắm mắt là mơ thấy giao hợp.
Hiện tại tim đập mạnh, thở dốc, thân hình gầy gò, da vàng bệch, miệng khô, không muốn ăn uống, đại tiện táo bón, mạch yếu. Cả tâm và tì đều hư”.
Có một số người có mang bị sẩy thường có hiện tượng nằm mơ thấy giao hợp. Y học phương Đong cho rằng: Những người sẩy thai là do thận hư, khí huyết kém, tà khí xâm nhập vào người.
Khí thận yếu, khí âm thiếu không làm chủ được, điều trị bằng Lục vị địa hoàng hoàn.
Tạp chí Đông y An Huy đăng:
“Cô Dương, 32 tuổi, là công nhân, thể chất yếu, gầy gò, mắt hoa, đầu đau. Sẩy thai được mọt tháng thì nhiều lần nằm mơ thấy giao hợp, cứ 3 – 5 ngày một lần, về sau nóng, miệng khô, mặt đỏ, đổ mồ hôi trộm, mạch yếu, lưỡi đỏ, chữa nhiều thuốc mà không khỏi.
Mùa xuân năm 1981 cô đến bệnh viện tỉnh điều trị y học phương Đông, phát hiện khí âm hư, thận yếu, nước không ngăn được lửa, khó cản được lửa, khí âm thiếu. Điều trị bằng:
–Lục vị địa hoàng hoàn.
–Đại bổ dương hoàn
Tạp chí Đông y Hồ Bắc đăng:
“Cô lưu 33 tuổi là giáo viên, ngày 9-1-1982 đi khám bệnh. Trước đây một tháng cô bị sẩy thai. Sau khi mổ được 7 ngày thì nằm mơ thấy giao hợp, sinh thực khí rất đau. Ngày hom sau thấy âm đạo sưng lên, ngồi nằm không yên, phát sốt đến ba tiếng đồng hồ.
Điều trị Tây y đến hơn 20 ngày, ngày nào cũng lên cơn sốt một lần, sức khỏe sút kém, thân thể gầy gò, hàng ngày cứ 3 giờ chiều lại thấy âm đạo sưng, trằn trọc không yên, tin thần hốt hoảng, có lúc sinh ảo giác, miệng đắng kinh hoàng. Cho uống thang Tiểu sài hồ thêm vị thì lành bệnh.
Tâm và tì hư sinh ra mơ thấy giao hợp và sẩy thai, nếu không chửa trị sẽ làm tổn thương tinh thần, nặng có thể chết, chữa trị phải đi đôi với điều hòa tâm lý.
27. Nằm mơ thấy giao hợp với quỷ với bệnh đau phổi có hạt.
Quyển thứ 4 trong Chư bệnh nguyên hầu luận viết: “Con người do khí đẹp của ngũ hành sinh ra, sống do ngũ tạng thần khí, nếu âm dương điều hòa thì tạng phủ sẽ mạnh, phong tà ma quỷ sẽ không làm gì được. Nếu không điều hòa, huyết khí suy nhược, vì cái hư mà phong tà tác quái. Người đàn bà nằm mơ thấy giao hợp với quỷ là do tạng khí hư, tinh thần suy nhược mà sinh bệnh.”
Từ xưa đến nay, trong cuộc đấu tranh chống bệnh tật, người đi trước đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tư liệu quý.
Trong sách Phổ tế Phương, chương Phụ nữ chư tật môn – dữ quỷ giao thông có chép:
“Chứng bệnh này cảm thấy như có người đối diện, một mình nói cười, có lúc lại buồn khóc, mạch chậm, là có tà quỷ”.
Nhật ký của một bệnh viện ở Thượng Hải có ghi một ca bệnh như sau:
Có một phụ nữ ngoài 40 tuổi, mặt vàng, gầy gò, tinh thần ủ rũ đến khám bệnh. Khi kể bệnh, bà ta ngồi gần thầy thuốc, hạ giọng nói rất nhỏ, sợ người khác nghe thấy
Lúc đầu bà ta không muốn đi khám bệnh, về sau chữa bệnh thấy sức khỏe khá lên nên mạnh dạn kể lại những giấc mơ “giao hợp với quỷ” . Trước đây nhu cầu tình dục của bà rất cao, nhưng chồng bà không thỏa mãn được, lửa dục tích tụ, về sau dần chuyển vào giấc mơ giao hợp với động vật và quỷ thần . Kết quả, sau mỗi lần mơ giao hợp đều thấy lạnh lẽo, bộ phận sinh dục tiết ra nhiều nước, cơ thể thấy khó chịu. Về sau, những lần giao hợp trong giấc mơ như thế ngày càng nhiều, bạch đái nhiều, rồi lưng đau, đầu nhức. Cuối cùng bà chẳng biết rõ mình giao hợp với người đàn ông nào trong giấc mơ, ban ngày hoảng hốt, làm việc gì cũng ko tập trung, người gầy yếu dần, về sau đi khám và được chữa lành bệnh.
Y học phương Đông cho rằng: Phổi đau có hạt là do các bộ phận thuộc về âm đều nóng. Âm dịch không đủ, thường gây chứng bệnh nằm mơ giao hợp với quỷ, phải điều trị bằng cách dùng thuốc hạ hỏa
Y học phương Đông cho rằng: Nằm mơ thấy giao hợp với quỷ là do âm khí hư, suy, hoặc đẻ nhiều, xuất huyết nhiều, kinh nguyệt ra nhiều, sẩy thai ra nhiều máu , đau phổi, âm dịch nhiều, nhiều khí hư. Âm hư sinh ra nhiệt bên trong, tà nhiệt sinh lo lắng, thêm vào đó cứ lo nghĩ đến quỷ thần, dẫn đến nằm mơ thấy giao hợp với quỷ.
28. Ảnh hưởng của mơ thấy giao hợp trước khi cưới.
Trước khi cưới nếu ngẫu nhiên mơ thấy giao hợp là hiện tượng bình thường, sau khi cưới sẽ hết. Nhưng trước khi cưới nếu nhiều lần nằm mơ thấy giao hợp hoặc thấy giao hợp nặng nề thì sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng sau này.
Đây là một đoạn trong hồi thứ 14 của quyển Kim ốc mộng ( giấc mơ vàng trong phòng): Đời Mãn Thanh, Lê Kim Quế chỉ khoác trên người chiếc áo mỏng, nằm trằn trọc mãi. Bất giác thấy da thịt dậm dật, tím đau thắt, hai mắt mờ, rồi ngủ đi.
Bỗng nàng thấy một chàng thư sinh nho nhã, mặt trắng, khoác áo trắng, bước đến trước mặt nàng mà hỏi: “Thưa tiểu thư, tôi đợi cô đêm nay thật nhân duyên, bây giờ mới có thật trong tay”.
Trong giấc mơ, Lê Kim Quế nhỏ nhẽ rồi không làm chủ được bản thân, tứ chi bải hoải làm theo ý của chàng trai. Kim Quế thật thỏa mãn, định hỏi anh ta nhưng không mở miệng nổi.
Đến lúc gà gáy, nàng tỉnh giấc, chỉ thấy âm dịch đầm đìa, lưng đau, đầu nhức, hai mắt khó mở, trời sáng rõ mà không thể dậy nổi”.
Tạp chí Đông y Tứ Xuyên có đăng:
“Cô Trương, 24 tuổi, ngày 16-5-1979 đi khám bệnh, nói rõ là trước ngày cưới thường nằm mơ nhiều, mất ngủ, đêm đổ mồ hôi. Trong giấc mơ cô thấy mình giao hợp với chồng chưa cưới. Sau khi cưới độ nữa tháng cô vẫn nằm mơ thấy giao hợp, lòng rất lo sợ”.
Thầy thuốc cho rằng bệnh nhân trước ngày cưới tư tưởng diễn biến vô cùng, muốn nhiều mà chẳng được, không thỏa mãn lòng dục nên sinh ra mơ. Sau khi cưới giao hợp quá nhiều, vì thế cả trước lẫn sau ngày cưới đều có những giấc mơ giao hợp làm cho tâm, tì bị tổn thương.
Phương thuốc điều trị là:
Thang quỷ thần có gia giảm. Dương huyết an thần điều hòa dinh dưỡng, để dương ổn cố, âm giữ được, tinh không xuất nữa.
Tạp chí Các vụ án Đông y Hồ Nam có đăng:
“ Cô Trương, 30 tuổi, giáo viên tiểu học, năm 1970 mắc bệnh, buồn rầu khóc lóc không ngừng, như có ẩn tình khó nói. Sau đó mới thổ lộ: Trước khi cưới nằm mơ giao hợp với người khác, sau khi cưới lúc giao hợp với chồng, âm đạo khô không ra nước, đau không chịu nổi.
Trường hợp này cần giao hợp bình thường, nếu âm dương không điều hòa, tâm và thận không điều hòa thì phải chữa trị cho điều hòa âm dương”.
29. Nói mê
Nói mê là nói trong cơn mơ ngủ, là một loai bệnh làm cho ngủ không yên giấc. Nói mê xảy ra vào bất kỳ thời gian nào trong giấc ngủ.
Nói mê thường có nội dung liên quan đến đời sống hàng ngày, tỉnh dậy không nhớ gì.
Trong sách Triều dã di có viết:
“Nói mà chẳng biết, mở miệng nói mà không biết mình nói và nói cho ai nghe”.
Có người cho rằng nói mê khi tỉnh lại tuy không biết nhưng cũng là một hoạt động tư duy có tính sáng tạo.
Có một câu chuyện : Hai chị em cùng học một lớp, một tối cùng nhau ôn tập câu hỏi hình học. Cả hai không làm được bài. Nữa đêm khi cô em tỉnh dậy, nghe thấy cô chị đang nói mê về một cách giải rất chính xác, cô em bèn ghi nhớ kỹ.
Hôm sau, đến lớp cô em xung phong lên bảng để giải, làm được ngay, cô chị không làm được, vì cô chẳng nhớ trong giấc mơ mình nói gì.
Khi nghiên cứu hiện tượng nói mê, các nhà khoa học cho rằng, một số người nói mê là một loại biểu hiện bệnh tật, phải hết sức chú ý. Bệnh thường thuộc cơ quan thần kinh như trúng độc, bệnh não…
Tạp chí Đông y có đăng: Ông Tôn 45 tuổi, đêm nằm mơ thấy ca hát hoặc nói chuyện , giọng rất cao, câu chữ rất rõ rang, nói suốt không nghỉ, những phòng kế vách đều bị làm huyên náo. Hàng năm bệnh ông thường phát vào mùa xuân, đến mùa thu mới ngừng. Năm nao cũng thế. Vì không để ý nên bệnh ngày càng nặng. Năm 1994, giữa trưa nằm ngủ ông phát bệnh, cả ngày tinh thần không sảng khoái , rất đau đầu. Bệnh viện chuẩn đoán là “bệnh thuộc cơ quan thần kinh”. Y học phương Tây cho rằng, bệnh này do gan nhiều chất độc, khí trệ, huyết ứ, lâm hỏa làm động đến âm. Phải chữa gan, hoạt huyết, thêm vào đó là các loại thuốc điều hòa âm dương.
Nội dung nói mê thường liên quan đến những sự việc của bản thân, có lúc nói mê làm lộ bí mật đời sống cá nhân.
Ví dụ, một tiểu thư trẻ, nằm mơ nói hết chuyện tình ái của mình, một phạm nhân nói mê hết sự thực về tội trạng của mình.
Người ta có câu: “ban ngày giấu giếm điều gì, ban đêm thổ lộ ra hết” hoặc “sau khi uống rượu say, nói bậy bạ; ban đêm nói mê, nói thực”.
Nếu nằm ngủ mà hay nói mê, hãy kiểm tra nguyên nhân và chữa trị.
30. Sức khỏe yếu với giấc mơ tiểu tiện.
Bệnh ngủ mê đái dầm, qua tài liệu điều tra thường hay có ở lứa tuổi nhi đồng. Thống kê cho thấy:
– 3 tuổi: 34%
5 tuổi: 10%
– 8 tuổi: 4%
– 12 tuổi: 3%
– Trên 12 tuổi: 1%
Nguyên nhân của đái dầm thường là:
– Dung tích của bàng quang bé.
Bàng quang và đường tiểu tiện bị nhiễm trùng.
– Có bệnh đái đường.
Đại bộ phận là do các cơ quan chức năng có bệnh. Ngủ khuya cũng có ảnh hưởng đến bệnh. Ngoài ra, đái dầm la do cơ thể âm khí thịnh, dương khí không đủ, thận khí hư, bàng quang lạnh. Cũng có nguyên do gan và mật quá nhiệt. Nguyên nhân hay gặp là âm dương không điều hòa, làm cho dương mất âm nhiễu nên hay ngủ mê. Do bang quang hư, lạnh nên nằm mơ đái dầm, thần suy lục yếu, sắc mặt xanh trắng, bụng đau, lung đau, chân run, tiểu tiện kéo dài, lưỡi nhiều tưa, mạch trầm.
Điều trị theo phương thuốc: Ôn bổ thận dương, ổn cổ tiểu tiện. Do âm dương không hòa nên đêm ngủ không yên, nằm mơ nhiều, đái dầm, tinh thần suy nhược, đầu đau, trí nhớ kém, mạch yếu. Thường dùng thang quế chi, long não có thêm táo nhân.
Do gan và mật nhiệt nên thường biểu hiện khô táo, đêm nằm ngủ không yên, nói mơ, mơ đái dầm, mũi đỏ, lưỡi đỏ, mạch yếu. Thường dùng thuốc Long đàm tả can hoàn có gia giảm.
Các chuyên gia nghiên cứu y hoc phương Đông cho rằng: xoa bóp và châm cứu có thể chửa được bệnh đái dầm. Thường dùng phương pháp xoa bóp để ôn thận cố tỳ, bổ tì, bổ thận. Xoa bóp ấn vào các huyệt: dụng tuyến, đan điền, trung cực, khí hải, trường cường.
Châm cứu cũng là một phương pháp điều trị nhằm ôn kinh hoàn huyết, lý khí khử hàn, sơ thông trập nhỉ kinh mạch, điều chỉnh tạng phủ khí huyết.
Sưởi cũng có tác động trực tiếp đến da, đến cơ nhục, làm cho hỏa ôn hòa.
Leave a Reply