Kim Bình Mai là một tiểu thuyết toả sáng rực rỡ ở thời nhà Minh, do tác giả có trình độ học vấn sâu rộng lại tinh thông tướng mệnh, cho nên trong tiểu thuyết đã đề cập đoán mệnh xem tướng, có mấy chỗ chiêm bốc hỏi quẻ. Ngoài đoán mệnh cho Tây Môn Khánh ra, ở hồi 16 của cuốn sách, Hoàng Tiên Sinh đã đoán mệnh cho vợ yêu của Tây Môn Khánh là Lý Bình Nhi mắc bệnh nặng, đó là một ví dụ điển hình.
Mấy ngày liền, bệnh của Lý Bình Nhi ngày càng thêm nặng, tinh thần tiều tuỵ, kinh nguyệt dầm dề, lục mạch trầm tế, tâm thần mê sảng. Đã mời liền mấy thầy thuốc, có người nói tình nặng tổn gan, phế Hoả quá vượng, dẫn đến Mộc vượng Thổ hư, huyết nhiệt vọng hành, tựa như núi lở mà không tiết chế được, có người nói tinh xung huyết quản, sau đó khí giận bột phát, khí huyết đấu nhau, nên bị băng huyết. Cứ vậy thuốc uống lung tung, người cho thứ này, kẻ đưa thứ khác, mỗi người chữa theo một cách. Một buổi tối, bà mẹ Tây Môn Khánh là Ngô Nguyệt Nương nói với y: anh bớt cho nó uống thuôc đi, nó không ăn được, trong bụng có gì đành cho thuốc tiêu thải hết đi.
Trước đây Ngô Thần Tiên đoán nó ở tuổi 39 có tai huyết quang nay nó gần đủ 27 tuổi rồi? Anh sai người đi tìm Ngô Thần Tiên, tính toán cho nó, xem ở số lộc mã của nó như thế nào? Chỉ sợ phạm phải sao hung nào, hãy cầu cứu che chở cho nó. Tây Môn Khánh nghe xong sai ngay đầy tớ cầm thiếp đến phủ Chu Thư Bị hỏi. Ở đó trả lời: Ngô Thần Tiên là người chu du đây đó, đi về không nhất định, nhưng chỉ ở miếu Thổ địa phía nam thành. Tháng 4 năm nay, đi vào núi Vũ Đương rồi. Muốn lấy số đoán mệnh, ở ngoài miếu Trấn Vũ có Hoàng Tiên Sinh, lấy số rất giỏi, mỗi lá số chỉ lấy 3 đồng cân vàng, không đi đến nhà ai. Tây Môn Khánh lập tức sai Trấn Kính Tế cầm 3 đồng cân vàng đến nhà Hoàng Tiên Sinh ở cửa bắc miếu Trấn Vũ. Ở cửa dán mấy chữ: Diệu đoán tiên thiên dịch số, mỗi mệnh lấy 3 đồng cân vàng. Trấn Kính Tế bước đến vái chào, giơ phong bì vàng lên nói: Có một mệnh, phiền tiên sinh đoán hộ. Viết bát tự đưa cho ông, nữ mệnh 27 tuổi, sinh giờ Ngọ ngày 15 tháng giêng. Hoàng Tiên Sinh gẩy bàn toán bèn nói: mệnh này, năm Tân Mùi, tháng Canh Thân, ngày Tân Mão, giò Giáp Ngọ, lẽ ra lấy cách ấn thụ. Bốn tuổi hành vận, bốn tuổi Kỷ Mùi, 14 tuổi Mậu Ngọ, 24 tuổi Đinh Tỵ, 34 tuổi Bính Thìn. Năm nay lưu niên Đinh Dậu, Tỷ Kiên dụng sự, tuế thương can ngày, sao kế đô chiếu mệnh, lại phạm táng môn Ngũ Quỷ, tai sát. Sao Kế Đô là Âm hối, tượng của nó như tơ rối không có đầu, biến lạ không bình thường. Đại vận gặp phải làm nhiều việc ám muội, dẫn đến bệnh tật, chủ tháng giêng, hai, ba, bảy, chín, bệnh tai gây tổn thất, tiểu khẩn hung ương, tiểu nhân tính toán, nói lời thị phi, chủ mất tài vật, hoặc là âm nhân (nữ nhân) rất là không lợi. Xem xong số, Kính Tế mang về nhà. Tây Môn Khánh đang cùng Ứng Bá Tước, Ôn tú tài ngồi với nhau, thấy mang tờ số về, cầm ra phía sau đọc cho Nguyệt Nương nghe. Thấy trong mệnh tuy nhiều hung cát ít, bất giác hàng mi hằn lên ba nếp nhăn, trong bụng lòng đầy buồn bực. Ở đây, Bát tự của Lý Bình Nhi là:
Năm Tân Mùi Tháng Canh Dần
Ngày Tân Mão Giờ Giáp Ngọ
Hoàng tiên sinh cho rằng bát tự này nên lấy ấn thụ là cách, tuy ông không nói rõ nguyên nhân, nghĩ rằng Mậu Thổ trong chi tháng Dần, vốn là sinh ở ấn thụ của Tân Kim bản thân này, cho nên lấy Canh . Còn về hành vận thì sắp ngược lại. Lại nói lưu niên Đinh Dậu, Tỷ Kiên dụng sự. Dậu thuộc Tân Kim cùng Tân Kim bản thân đều thuộc âm can, cho nên nói là Tỷ Kiên dụng sự. Còn như tuế thương can ngày tức là lưu niên Đinh Hoả Thái Tuế đã khắc thương Tân Kim can ngày. Theo cách nói của sách đoán mệnh, Tuế thương can ngày, không hẳn đại hoạ giáng xuống đầu. Ở đây, Hoàng Tiên Sinh đem lưu niên của Lý Bình Nhi là đại bất cát lợi, nguyên nhân chủ yếu là Kế Đô chiếu mệnh, lại phạm táng Môn Ngũ Quỷ, tai sát quấy nhiễu trong đó trọng điểm là phát huy rất nhiều lý do về Kế Đô chiếu mệnh. Vốn là sách đoán mệnh cho rằng, Kế Đô là một sao trong mười một sao của nhà tinh mệnh học, đối lập với sao La Hạ, 18 ngày đi một độ, 18 năm đi một vòng trời. Khi tròi bình thường ẩn mà không thấy, gặp mặt trời mặt trăng bị xâm thực, cho nên Hoàng Tiên Sinh mới có cách nói: Sao kế đô là sao âm hối, tượng của nó như tơ rối mà không có đầu, biến lạ không bình thường, nên không cát. Trong âm dương, đàn bà thuộc âm, âm nhân lại gặp âm tinh xúi quẩy này, nên chẳng trách gì mệnh của Lý Bình Nhi cuối cùng lại khổ sở như vầy.
Điều thú vị là, trong Hồng Lâu Mộng, cuốn Bách khoa toàn thư của xã hội phong kiến, học thức của tác giả rất rộng, không chỉ biểu hiện luân lý xã hội mà về thơ từ ca phú, chính trị kinh tế, cầm kỳ thi hoạ, văn vật điển cố, phong vị ẩm thực, Nho Phật Đạo học mà còn biểu hiện sâu sắc tam giáo cửu lưu, y tướng số, không gì là không thông suốt, mở hồi 2 của Hồng Lâu Mộng ra xem, thấy nói con “Hoàn Kiều Khả, năm ấy đang hái hoa ngoài cửa sổ, quay lại nhìn Gỉa Vũ Thôn. Chỉ qua cái liếc nhìn tình cờ ấy mà toạ nên một mối lương duyên, đó là việc không hề nghĩ tới. Ai biết được vận mệnh của nó được hai lần trợ giúp, sau khi ở bên Giả Vũ Thôn được một năm thì sinh được một con, lại qua nửa năm bà vợ cả của Vũ Thôn bị bệnh chết, Vũ Thôn lập cô làm chính thất phu nhân. Đúng là: ‘’Chỉ một cái nhìn, trở thành người thượng lưu”.
Trong sách a hoàn Kiều Khả, vận mệnh được hai lần trợ giúp, là nói mệnh cô tốt, vận khí cũng tốt, mệnh là tổng hoà giàu sang hoạ phúc, cùng thông thọ yểu cả một đời người, vận là các cơ may và khí số trong từng giai đoạn khác nhau của cả đời người.
Lại ở hồi 69 của Hồng Lâu Mộng, Vương Hy Phượng mượn kiếm giết người, đem Vưu Nhị Thư dày vo đến mức tay chân không cử động được, không ăn uống được , ngày càng vàng vọt gầy yếu đi. Về sau Vương Hy Phượng mời người đoán mệnh bói quẻ, người đoán mệnh nói, ân nhân tuổi thỏ (mão) bị xung, mọi người đoán ra chỉ có một mình Thu Đồng tuổi thỏ, nên cho rằng cô ta xung, kết quả làm cho Thu Đồng bực quá khóc lóc chửi bới làm cho Vưu Nhị Thư khảng khái nhịn nhục, đã nổi giận đang đêm hôm ấy nuốt vàng tự sát.
Nhưng trong sách đã tốn nhiều bút mực nói về đoán mệnh ở hồi 86 trong phần viết tiếp của Cao Ngạc thấy đoán mệnh đã đoán cho Nguyên Kỷ, trong sách Bảo Thoa nói: không chỉ là bên ngoài dối trá nói ngoa, mà ở trong nhà cũng nói vậy, tôi đã rình nghe được, hai chữ nương nương được nói nhiều, về sau mới rõ. Hai hôm nay bọn a hoàn trong phủ đều nói, bọn chúng đã biết từ trước, nương nương không phải là người của họ. Tôi nói: Bọn bay lấy tin ở đâu mà nói như vậy? Họ nói: tháng giêng mấy năm trước đây, ở tỉnh ngoài có một người đoán mệnh. Nghe nói là đoán rất chuẩn. Lão thái thái cho người đem bát tự của Nguyên Kỷ đem kẹp vào trong bát tự của bọn a hoàn, đưa đến cho ông ta đoán. Ông nói một mình. “Cô gái sinh vào ngày 1 tháng giêng, e rằng sai giờ, nếu không thì là một quý nhân, cũng không thể là người ở trong phủ”.
Lão gia và mọi người nói: không biết cô ấy có sai hay không sai, cứ theo bát tự mà đoán, ông ấy bèn nói: “Năm trong Giáp, tháng giêng Bính Dần, trong bốn chữ này có thương quan, bại tài, duy trong chữ thân có chính quan, lộc mã, như vậy thì trong nhà không nuôi được, cũng chẳng thấy có gì tốt. Ngày là Ất Mão, đầu xuân Mộc vượng, tuy là Tỷ Kiên, nào biết được càng Tỷ càng tốt, giống như loại gỗ tốt, càng qua mài dũa mới thành đồ dùng tốt. Chỉ hỉ là Tân Kim ở giờ là Quý, chính quan trong Tỵ, vượng địa của lộc mã. Đây gọi là “Phi thiên lộc mã cách”. Lại nói là ngày sinh gặp chuyên lộc, vô cùng là quý. Thiên nguyệt nhị đức toạ bản mệnh, quý được sùng ái ở chốn tiêu phòng. Cô gái này nếu giờ sinh đúng, nhất định sẽ là bà chủ phủ. Như vậy chẳng là đoán đúng sao? Chúng tôi còn nhớ câu ông nói: đáng tiếc vinh hoa không lâu, chỉ sợ gặp năm Dần tháng Mão thế thì Tỷ lại thêm Tỷ, kiếp mà lại kiếp, ví như Mộc tốt đem làm đồ chơi thì chất Mộc không cứng nữa, mọi người đã quên mất lời nói ấy. Tôi vừa nghĩ lại, nói với thái thái, năm nay đâu là năm Dần tháng Mão?
Bát tự của Nguyên Kỷ được sắp là:
Năm Giáp Thân Tháng Binh Dần
Ngày Ất Mão Giờ Tân Tỵ
Trụ ngày Ất Mão là mệnh của Nguyên Kỷ, trong ký sinh 12 cung, Mão là lâm quan lộc địa của Ất Mộc, cho nên nói ngày sinh gặp chuyên Mộc, là một mệnh rất tốt. Lại như Tân Kim là quý, sách mệnh cho rằng Tan gặp Dần là thiên ất quý nhân, quý rất nặng, bây giờ can giờ phối hợp với chi tháng thì ứng vào mệnh này “chính quan trong Tỵ, lộc mã độc vượng” là nói, Canh Kim trong Tỵ là chính quan của can ngày ất Mộc, bản thân chi Tỵ lại lâm quan lộc địa của Bính Hoả, hơn nữa chi giờ Tỵ và chi ngày Mão gặp nhau, ứng với mệnh dịch mã khỏi động, cho nên thầy đoán mệnh nói, mệnh của Nguyên Kỷ dù là quý nhân cũng không thể ở trong phủ này. Thế thì không ở trong phủ này, làm thế nào liệu định được lại được sùng ái ở chốn tiêu phòng trong cung? Đó là do nguyên có “thiên nguyệt nhị đức toạ bản mệnh”. Ở đây Bảo Thoa nói thiên nguyệt nhị đức toạ bản mệnh hơi khác với thiên nguyệt nhị đức trong sách nói, xem ra ý là “quy lộc phùng nhị đức vậy”.
Còn vẽ nói “phi thiên lộc mã cách”, trong Hỉ Kỵ thiên nói: nếu gặp thương quan nguyệt kiến, nếu ở vào hung chưa hẳn là hung, trong có đảo lộc phi xung”. Đầu xuân sinh vào ngày Mão, Ất là âm Mộc, quan tinh của nó là Canh Kim, mà Bính Hoả ở tháng lại khắc được Canh Kim, cho nên trở thành thương quan nguyệt kiến. Ngày ất đã được Bình Hoả, lại sinh ở tháng Dần Mộc đầu xuân, Mão Mộc ở chi ngày có thể xung phá Thân Kim nằm trong giờ Tỵ. “Đảo lộc phi xung”, trở thành “phi thiên lộc mã cách”. Bỏ đi những lời trên không nói đến nữa, dù thế nào cũng có thể khẳng định, tác giả đã dùng một số trang giấy, mượn lời Bảo Thoa để phân tích mệnh Lý của thầy đoán mệnh nói, chứng tỏ ông rất thích thú về đoán mệnh, lại có nghiên cứu. Đoạn ở trong sách nói: “đáng tiếc vinh hoa không lâu, chỉ sợ gặp năm Dần tháng Mão thế thì Tỷ lại thêm Tỷ, kiếp mà lại kiếp, ví như Mộc tốt đem làm đồ chơi thì chất Mộc không cứng nữa” càng chứng tỏ tác giả rất giỏi về nghề này.
Có thể thấy, quan niệm của Tào Tuyết cần kết hợp giữa bẩm sinh thụ khí của trời đất sinh ra, kết hợp với hoàn cảnh gia đình, khác với vượng suy chỉ quan niệm con người bẩm thụ khí của trời đất sinh ra mà không đề cập hoàn cảnh gia đình, ông đã có bước tiến bộ lớn vì rằng đã đề cập đến ảnh hưởng do hoàn cảnh gia đình đối vối con người sinh ra, nhưng từ nhận thức tổng thể của Tào Tuyết cần về mệnh lý học mà xét, tư tưởng túc mệnh của ông đã quyết định ông không thể trở thành kẻ phản nghịch triệt để của thuyết thiên mệnh. Dĩ nhiên về điểm này, những độc giả thấu tình đạt lý không thể theo yêu cầu ngày nay mà đòi hỏi quá cao con người Tào Tuyết cần sống trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Ngoài Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng ra, các tiểu thuyết thời Minh Thanh nói rất nhiều về đoán mệnh mà nổi tiếng nhất là Chuyện làng Nho của Ngô Kính Tân như ở hồi 54 (bệnh giai nhân thanh lâu đoán mệnh, ai danh sĩ kỷ quán hiến thi). Trong chuyện, tác giả qua người mù đánh đàn ba dây mà đoán mệnh cho cô gái ở lầu xanh, và cuộc trò chuyện giữa Trần Mộc Nam với người mù, đã phản ánh trắc diện xu thế đoán mệnh của xã hội lúc bấy giờ rất thịnh và sự hiểu biết về thuật đoán mệnh của tác giả.
Leave a Reply