Bình giảng khổ thơ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạhóa quê hương.”
(Tiếng hát con tàu -Chế Lan Viên)
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
Bài thơ Tiếng hát con tàu được viết năm 1960, in trong tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên con đường thơ cách mạng. Đây là thời điểm lịch sử đặc biệt của đất nước: miền Bắc vừa trải qua thời kì khôi phục kinh tế, chuẩn bị bước vào kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Lúc này, trong giới văn nghệ sĩ đã bừng nỏ một ý thức nghệ thuật mới gắn liền với cuộc sống lớn của nhân dân. Tiếng hát con tàu chính là khúc hát say mê rạo rực của một tâm hồn thơ dã thoát khỏi cuộc đời nhỏ bé của cái “tôi” để đến với chân trời rộng lớn của nhân dân, của đất nước.
II. THÂN BÀI
Đoạn trích trên đây nằm trong phần thứ hai của bài thơ – phần giãi bày những tình cảm xúc động, những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ đối với những kỉ niệm về Tây Bắc. Đây là đoạn thơ hay, tiêu biểu cho Tiếng hát con tàu và thơ Chế Lan Viên:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
………………
Tình yêu làm đất Lạ hóa quê hương.
A. TÌNH CẢM VỚI TÂY BẮC, VỚI NHÂN DÂN ĐẤT NƯỚC
1. Tình cảm này được nhà thơ hình tượng hóa bằng tình yêu giữa anh và em. Mạch thơ dường như đột ngột chuyển sang một rung cảm khác, một suy tưởng khác: về tình yêu đất lạ. Đoạn thơ tưởng như không ăn nhập gì với bài thơ nhưng vẫn lôgíc, vẫn liền mạch, vẫn một giọng thơ nhất quán của Chế Lan Viên: từ những hình ảnh cụ thể dẫn đến những suy nghĩ triết luận.
2. Sự sáng tạo hình ảnh bằng những so sánh bất ngờ, mới lạ: nói về tình yêu không phải chuyện xa lạ với Chế Lan Viên và với thơ ca. Tuy nhiên, đoạn thơ vẫn hay, hấp dẫn vì khả năng sử dụng chữ nghĩa, hình ảnh, cách nói sáng tạo, độc đáo, sự liên tưởng bất ngờ, thông minh (Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét – Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng – Như xuân đến chim rừng lông trở biếc…). Tất cả làm cho những câu thơ Chế Lan Viên viết về tình yêu lấp lánh những sắc màu, xôn xao những tâm trạng.
3. Khả năng phát hiện chân lí của đời sống, quy luật của tình cảm: Chế Lan
Viên đã phát hiện được những quy luật của tình cảm, nói được rõ ràng những biểu hiện tinh tế của tâm hồn… mà đôi khi ta chỉ cảm nhận được một cách mơ hồ. Phẩm chất này làm cho thơ Chế Lan Viên có những câu đầy sức khái quát, cô đúc như một châm ngôn (Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét, Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương).
4. Tính chất triết lí: Chế Lan Viên thích triết lí, hay triết lí. Đoạn thơ cũng thể hiện rõ phẩm chất ấy. Hiện thực ở dây thực ra chỉ là cớ để nhà thơ triết lí. Ông đã chỉ ra rằng các sự vật hiện tượng muốn tồn tại được phải có mối quan hệ khăng khít với sự vật và hiện tượng khác. Như cái rét với mùa đông, cánh kiến với hoa vàng, mùa xuân với chim rừng… Cũng như người nghệ sĩ chỉ sáng tạo được khi gắn bó khăng khít với đời sống của nhân dân. Hóa ra tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu giữa anh và em, nó là kết tinh của tình cảm với quê hương dất nước. Nói về tình yêu giữa anh và em mà cuối cùng vẫn là nói về tình cảm với nhân dân, đất nước. Như thế, đoạn thơ vẫn nằm trong mạch suy tư, dòng cảm xúc chung của toàn bài.
B. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐOẠN THƠ
Tiếng hát con tàunói chung và đoạn trích nói riêng là thành công đặc sắc của thơ ChếLan Viên: sự sáng tạo hình ảnh độc đáo mới lạ, những so sánh bất ngờ, thông minh tài hoa, sự hài hòa giữa tình cảm và trí tuệ, giữa cái rộn ràng bề mặt với suy tưởng bề sâu. Đây cũng là đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên.
III. KẾT BÀI
Đoạn thơ vừa thể hiện nét tài hoa, vừa thểhiện sự đổi mới trong suy nghĩ, tâm hồn nhạy cảm của Chế Lan Viên trước những nhiệm vụ Cách mạng. Nhà thơ đã thể hiện thành công bằng nghệ thuật một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời điểm lịch sử trọng đại, đồng thời thể hiện được chủ đề tư tưởng của bài thơ: về với nhân dân là về với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật.
Leave a Reply