Đề: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Bài làm
– Cái gì làm ông khác biệt với mọi người’?
– Họ sống để mà ăn, còn tôi ăn để sông.
(Aristote)
Câu trả lời của Aristote, nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học, thật giản dị những ẩn chứa một triết lí sâu sắc. Bất cứ ai trong chúng ta sống trên đời cũng đều băn khoăn với câu hỏi: Sống để làm gì? Sống vì cái gì? Và tuỳ theo câu trả lời mà chúng ta sẽ cố một kết quà tốt đẹp hoặc một hậu quả tệ hại. Lép Tôn-xtôi, nhà vàn Nga, dã đưa ra lời nhận định như sau:
“Lí tưởng là ngọn đèn chl đường. Không có lí tưởng thì không cô phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Lí tường là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt dẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới. Lí tưởng là điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà con người mong ước và phấn đấu thực hiện.
Tại sao không có Lí tưởng thì không có phương hướng kiên định? Vì không có lí tưởng thì không có mục tiêu phấn đấu cụ thể, thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả, không có lẽ sống mà người ta mơ ước. Nhà văn Pháp Đi-đơ-rô từng nói:
“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vì đãi nếu mục đích tầm thường”.
Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống?
Vì không có phương hướng phấn dấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vổ vị không có ý nghĩa, sống thừa. Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường. Không có phương hướng, con người có thế hành động mù quáng, nhiều khi sa vào vòng tội lội. Trong thời thực dân phong kiến, cậu học sinh Tố Hữu như người đi trong đêm dài tăm tối, không thấy được một chút ánh sáng le lói. Nhưng từ khi bắt gặp dược lí tưởng cách mạng thì “một trời chân lí chói qua tim”. Và cùng từ đấy, cuộc đời cùa nhà thơ lật qua một trang sách mới – “Hồn tôi lả một vườn hoa lá / Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
“Từ ấy trong tôi bửng nắng họ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vá rộn tiếng chim”.
Tấm gương tiêu biếu nhất về cuộc sống cố lí tưởng, đó chính là Bác Hổ kính yêu của chúng ta. Lí tưởng của cả đời Bác là vì dân, vì nước, được thế hiện qua câu nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà dộc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cùng được học hành”, Và Bác đã hi sinh cả cuộc đời minh cho lí tưởng cao đẹp ấy, Bác xứng đáng được cả thế giới ca ngợi là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử con người lại nuôi dưỡng những ước vọng, những lí tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bao giờ được quên quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc. Thế hệ thanh niên ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lí tưởng muốn được chiến đấu, hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Anh hùng Lý Tự Trọng đã từng nói:
“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”
Vì sao lí tưởng lại quan trọng như vậy?
Vì lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện bản thân, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lí tưởng. Lí tưởng này sẽ hướng dẫn họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh đê đạt được mục tiêu phân đấu. Lí tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lí tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
“Không thể sống thiếu lí tưởng… phải có một lí tưởng lành mạnh, bắt nguồn sâu xa từ trong lòng dân. Khi phải sống trong những thời kì nặng nề nhất, những giờ phút khó khăn nhăt. Đã nhiều lần tôi ở ngay bên bờ vực thẳm của cái chết, nhưng nhờ lòng tin vào chân lí, vào sức mạnh của nhân dân, vào sức mạnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nên tôi vẫn sống, vẫn vững vàng”.
(Đimitơtốp)
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn gặp, vẫn chứng kiến những người sống không lí tưởng, không ước mơ. Họ không đặt ra mục tiêu sống cho bản thân, không xác định ước mơ cho chính mình và rồi họ không cố gắng, phấn đấu vươn lên. Đến khi vấp ngã, khó khăn, họ chùn bước, bỏ cuộc vì không có mục tiêu để hướng đến trong tương lai. Từ đó họ trởnên chán ghét bản thân, oán trách số phận, cuộc đời rồi dần sa vào những tệ nạn xã hội và tội ác mà không cách gì cứu vãn dược. Đó là lối sống hèn nhát, tầm thường cần phải lên án.
“Đáng thương thay những kẻ sống không lí tưởng”.
(Tuốc-ghê-nhép)
Vậy chúng ta phải làm gì để trở thành người có lí tưởng cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lí tưởng sống đúng dắn. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích dó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hoà nhập cộng đồng. Các mùa hè tình nguyện đã thu hút hàng nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi… Kế thừa lời dạy về lí tưởng cho thanh niên của Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn ngày hôm nay của dất nước, thanh niên có thể xây dựng cho mình một lí tưởng cách mạng. Paven Coocsaghin đã phát biểu trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky):
“Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, đề đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lí hay một sự bi đát tỉnh cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này”.
Sống vì điều gì và sống như thế nào? Điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người trong chúng ta. Để học sinh ngày nay trở thành trụ cột của nước nhà không chỉ ở hiện tại mà ngay cả trong tương lai thì vấn đề quan trọng là mỗi người phải xác định được cho mình một lí tưởng cao đẹp và quyết tâm phấn đấu dể thực hiện lí tưởng đó. Chỉ có như thế học sinh Việt Nam mới có thể hoàn thành dược sứ mệnh mà đất nước giao phó, như Bác Hồ đã dạy:
“Thanh niên không một phút giây được quên lí tưởng của minh là phấn đấu cho nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và Chủ nghĩa Xã hội”.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply