Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái
Bát quái chính là ký hiệu cơ bản mang ý nghĩa tượng trưng tiến hành tổ hợp sắp xếp mà hình thành 8 phương thức. sau đó dùng 8 phương thức này để chỉ 8 sự vật hoặc hiện tượng cơ bản trong vũ trụ.
Ký hiệu cơ bản của bát quái chính là hào, vạch liền “-“ là đại diện cho hào dương của khí dương, vạch đứt “ – – “ là đại diện cho hào âm của khí âm. 3 hào tổ hợp hình thành 8 quẻ tượng, lần lượt đại điện cho quẻ Càn của trời, quẻ Khôn của đất, quẻ Khảm của nước, quẻ Ly của lửa, quẻ Chấn của sấm sét, quẻ Cấn của núi, quẻ Tốn của gió, quẻ Đoài của ao hồ.
Bát quái có thể chia thành Tiên thiên Bát quái của Phục Hy và Hậu thiên Bát quái của Chu Văn Vương.
Phương thức sắp xếp của Tiên thiên Bát quái là: Trên càn 1, dưới Khôn 8, vai trái Đoài 2, vai phải Tốn 5, chân trái Chấn 4, chân phải Cấn 7, tay trái Ly 3, tay phải Khảm 6. Cũng chính là quẻ Càn trong hình tròng trên đây, trình tự số quẻ của nó là 1; phía dưới là quẻ Khôn, số thứ tự là 8; phía trên bên trái quẻ Đoài, số thứ tự là 2; phía trên bên phải là quẻ Tốn, số thứ tự là 5; phía dưới bên trái là quẻ Chấn, số thứ tự là 7; chính giữa bên trái là quẻ Ly, số thứ tự là 3; chính giữa bên phải là quẻ Khảm, số thứ tự là 6.
Phương pháp sắp xếp sơ đồ phương vị Hậu thiên Bát quái là: trên Ly 8, dưới Khảm 1, vai trái Tốn 7, vai phải Khôn 4, chân Trái 5; chân phải Càn 2, tay trái Chấn 6, tay phải Đoài 3. Phía trên là quẻ Ly, số thứ tự là 8, phía dưới là quẻ Khảm, số thứ tự là 1; phía trên bên trái là quẻ Cấn, số thứ tự là 5; phía dưới bên phải là quẻ Càn, số thứ tự là 2; chính giữa bên trái là quẻ Chấn, số thứ tự là 6; chính giữa bên phải là quẻ Đoài, số thứ tự là 3.
Thường thì Tiên thiên là thể, Hậu thiên là dụng. có nghĩa là sơ đồ phương vị Tiên thiên Bát quái là bản thể, sơ đồ phương vị Hậu thiên Bát quái là ứng dụng. trong đó, Tiên thiên Bát quái tượng trưng cho quy luật tự nhiên, chủ yếu ứng dụng vào khoa học tự nhiên, ví dụ như thiên văn, địa lý; còn Hậu thiên Bát quái tượng trưng cho quy luật xã hội, được ứng dụng vào các môn học của loài người, ví dụ như tìm hiểu phong thủy đoán mệnh Đông y.
Mô tả 8 quẻ trong bát quái và ý nghĩa của từng quẻ
Ngũ tạng là cơ quan quan trọng của cơ thể, lý luận Đông y truyền thống của Trung Quốc cũng được kết hợp với Hà Đồ, sau đó đối ứng Bát quái Ngũ hành.
Tim trong Ngũ hành thuộc phía Nam của Hà đồ, thuộc tính của Ngũ hành là Hỏa, Bát quái đối ứng là quẻ Ly đại diện cho Hỏa.
Phổi nằm ở phía Tây của Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Kim, Bát quái đối ứng là quẻ Càn, đại diện cho trời và quẻ Đoài đại diện cho sông ngòi.
Thận nằm ở hướng Bắc của Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Thủy, Bát quái đối ứng là quẻ Khảm, đại diện cho nước.
Gan nằm ở phía Đông Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Mộc, Bát quái đối ứng là quẻ Chân, đại diện cho sấm sét và quẻ Tốn đại diện cho gió.
Tỳ nằm chính giữa Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Thổ, bát quái đối ứng là quẻ Khôn đại diện cho đất và quẻ Cấn đại diện cho núi.
Leave a Reply