Chu Công tên thật là Cơ Đán, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn thời kỳ Tây Chu.
Công lao to lốn của Cơ Đán với sự phát triển của văn hoá Trung Hoa khiến người ta gọi ông bằng chức vụ là Chu Công (quên đi cái tên Cơ Đán), khiến nhiều người lầm tưởng Chu Công là tên thật của ông.
Sau khi Chu Vũ Vương qua đời, con trai của ông lên ngôi vua từ khi còn nhỏ, do đó mà Chu Công đã lên nhiếp chính đất nước. Sau khi Vũ Vương qua đời đất nước vẫn còn trong cảnh phản loạn “tam giám”, ông đã thi hành chế độ phân phong đất đai cho các vương hầu, xây dựng kinh đô, sáng tác lễ nhạc, củng cố ngôi vị thiên tử, phát triển vai trò mang tính then chốt về mặt thống trị của triều đại nhà Chu. Những đóng góp của ông đã có ảnh hưởng rất sâu sắc tới sự phát triển của lịch sử Trung Quốc. Thời đó Chu Công không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự siêu việt mà còn là một nhà thơ, một học giả đa tài đa nghệ. Ông được tôn là người đặt nền móng cho sự phát triển của Nho học. Khổng Tử là thánh nhân cổ đại rất được tôn kính, trong Luận ngữ cũng có đoạn viêt “ thậm hề ngô suy dã! Cửu hỹ ngộ bất phụ mộng kiến Chu Công!” (Đáng thương thay! Đạo của ta suy rồi! Đã lâu ta không còn mơ thấy Chu Công nữa!).
Chu Công giải mộng là di sản văn hóa cổ đại, là kết tinh trí tuệ của nhân dân lao động, tuy chưa được ra mắt mọi người nhưng đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Chu Công
Chu Công là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà tư tưởng kiệt xuất thời Tây Chu, ông được tôn là người đặt nền móng của Nho học. Khổng Tử là thánh nhân cổ đại rất được tôn kính, trong Luận ngữ cũng có đoạn viết “thậm hề ngô suy dã! Cửu hỹ ngộ bất phụ mộng kiến Chu Công!” (Đáng thương thay! Đạo của ta suy rồi! Đã lâu ta không cỏn mơ thấy Chu Công nữa!).
Leave a Reply