“Bình ngô đại cáo là khúc ca hùng tráng bất hủ của dân tộc ta.” (Phạm Văn Đồng)
Hãy cho biết ý kiến của em trước lời nhận định trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài bình luận văn học, cụ thể là bình luận một nhận định về một tác phẩm văn học.
– Nội dung
Nội dung, giá trị, tác dụng của Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi): “khúc ca hùng tráng, bất hủ”.
GỢI Ý
Nhận định của đề bài hoàn toàn đúng, bao trùm cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Thân bài có thể gồm ba đoạn chính: giải thích, bình và luận. Trong phần bình (khẳng định vấn đề đúng), cần nêu đủ hai mặt nội dung và nghệ thuật của bài Cáo.
Cũng có thể lồng nghệ thuật vào nội dung.
A. GIẢI THÍCH
– Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi vâng mệnh Lê Lợi viết ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh hoàn toàn thắng lợi. Tác phẩm được xem là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta.
– Khúc ca ý nói cái hay, sức vang dội của bài Cáo.
– Khúc ca hùng tráng: khúc ca hào hùng, mạnh mẽ.
– Khúc ca bất hủ: khúc ca tồn tại muôn đời.
– Khúc ca hùng tráng, hất hủ: khúc ca hào hùng, mạnh mẽ, không bao giờ mờ tắt.
B. BÌNH
Bình Ngô đại cáomãi mãi mang âm vang hùng mạnh về cả nội dung lẫn nghệ thuật.
1. Về nội dung
(1) Thuật lại một cách hào hùngquá trình kháng chiến chống quân Minh:
– Đợt phản công đầu tiên thật quyết liệt:
• Ta khí thế vũ bão (sấm vang ; chớp giật – sĩ khí đã hăng – quân thanh càng mạnh), chiến thắng vang dội (thừa thắng ruổi dài – chiếm lại; thu về Tây Kinh, Đông Đô…)
• Địch khí thế yếu ớt (nghe hơi mà mất vía – nín thở cầu thoát thân), thất bại thảm hại (máu chảy thành sóng – thây chất đầy nội).
– Đợt phản công thứ hai là đợt quyết định:
· Ta lớn mạnh phi thường (Gươm mài đá… nước sông phải cạn).
· Địch: hoảng loạn, thất bại thảm hại hơn trước nhiều lần.
Ở phần trước, chúng chết máu chảy thành sông thì đến đây, chúng bỏ mạng nhiều đến mức máu chảy trôi chày. Ở đoạn trước, giặc thây chất đầy nội, đến giai đoạn này thì thây chất thành núi.
* Như vậy quân ta đã chiến thắng hết sức oanh liệt. Âm vang chiến thắng của ta hào hùng vang xa đến mức bọn tướng giặc được tha chết ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc, về đến nước mà vẫn còn tim đập chân run!
(2) Dội lên tư tưởng nhân nghĩa đầy sức mạnh chiến đấu chiến thắng.
Và nhân nghĩa mà đứng lên trừ bạo, vì nhân nghĩa mà tập hợp được nhân dân bốn cõi một nhà và tướng sĩ một lòng phụ tử, vì nhân nghĩa là mưu phạt tâm công để đạt kết quả chẳng đánh mà người chịu khuất. Nhân nghĩa – tư tưởng cao quý ấy quả thật đã mang sức mạnh hào hùng, góp thêm âm điệu bất hủ cho khúc ca chiến thắng và tự hào dân tộc của Bình Ngô đại cáo.
2. Về nghệ thuật
– Những hình ảnh có tầm lớn lao nêu bật rõ sự đối lập giữa ta và địch.
– Cách nói khoa trương: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn…
– Âm điệu có lúc mạnh, gọn, dứt khoát (diễn tả các trận đánh lớn mau lẹ, quyết định), có lúc lại tha thiết ngân dài (ở phần cuối). Tất cả những biện pháp đó đã tạo nên âm hưởng hùng ca của bài Cáo.
Tóm lại, Bình Ngô đại cáo đúng là khúc ca chiến thắng hùng tráng bất hủ của dân tộc ta. .
C. LUẬN
1. Ông Phạm Văn Đồng đã đưa ra nhận định chí lí: “Bình Ngô đại cáo là khúc ca hùng tráng bất hủ của dân tộc ta”. Đó không chỉ là khúc ca của Lê Lợi hoặc Nguyễn Trãi. Chính nhờ quân dân ta đoàn kết, quyết tâm đánh giặc nên mới có chiến thắng vẻ vang. Có chiến thắng như thế mới có được Bình Ngô đại cáo.
Tất nhiên ta cũng phải ghi công tài năng sáng tạo và lòng yêu nước, thương dân, tự hào dân tộc cao cả của bậc hào kiệt Nguyễn Trãi.
2. Nhận định này khẳng định và ca ngợi ý nghĩa giá trị của Bình Ngô đại cáo, đồng thời giúp chúng ta tự hào về tác phẩm và về quá khứ oanh liệt của dân tộc. Thế hệ trẻ sẽ học tập tốt hơn sáng tác của Nguyễn Trãi, làm cho khúc ca hùng tráng này vang dội ngàn đời.
Leave a Reply