Giải thích và chứng minh ý kiến sau đây của Mai-a-cốp-xki:
“Trên đường đời, hành lí của con người cần mang theo là lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng”.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng giúp ta vượt khó khăn, đạt được thành công.
– Giới thiệu câu nói (ghi lại câu ở đề bài).
II. THÂN BÀI
A. GIẢI THÍCH
1. Lòng kiên nhẫn
– Tính kiên trì, nhẫn nại, sự bền chí, không nản lòng trước khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
– Bền tâm giữ vững mục tiêu phấn đấu, luôn theo đuổi lí tưởng cuộc đời.
Tính chịu đựng
Chịu dựng, không kêu than, không sợ sệt trước khó khăn, không nản lòng trước những lời bình phẩm, chê bai.
2. Nội dung câu nói
Lòng kiên nhẫnvà tính chịu đựng là hai phẩm chất chủ yếu, thể hiện ý chí, quyết tâm của ta trong việc thực hiện muc tiêu, tiến đến lí tưởng cuộc đời, của bản thân.
B. LÍ DO – CHỨNG MINH
1. Đây là hai phẩm chất thể hiện sự đấu tranh của bản thân vì tâm lí chung của con người là ngại khó, sợ khổ. Chiến thắng sự ngại khó, sợ khổ của chính bản thân mình là điều kiện cần thiết giúp ta thực hiện hoài bão của mình.
2. Lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng có mối quan hệ mật thiết, hai đức tính ấy bổ sung cho nhau sẽ thể hiện ý chí và quyết tâm của ta.
3. Bao nhiêu câu tục ngữ, bao nhiêu lời dạy của các danh nhân đã khẳng định giá trị của câu nói trên:
Kiến tha lâu đầy tổ.
(Tục ngữ)
Ai ơi giữ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
(Ca dao)
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
Đường đi khó, khống khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
(Nguyễn Bá Học)
– Cuộc đấu tranh trường kì, gian khổ của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã chứng minh cho giá trị của câu nói trên.
III. KẾT BÀI
– Trong học tập: kiên nhẫn và chịu khó học hành để tiến bộ.
– Trong cuộc sống: rút kinh nghiệm về những thất bại để sửa sai.
Leave a Reply