Nên tập trung vào mấy ý chính sau đây:
– Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi… Nhớ về rừng núi… Tây Tiến người đi không hẹn ước, Đường lên thăm thẳm một chia phôi, Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy…) nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (nhớ về, nhớ chơi vơi…).
– Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tụy về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh họa).
– Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính.
+ Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, hoa đong đưa).
+ Con người vẫn cháy bỏng những khát vọng chiến công, vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Một dáng kiều thơm hay một vẻ đẹp của con người rừng núi có gì hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kia em xiêm áo tự bao giờ).
– Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm, đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ. Với nhiều từ ngữ Hán Việt vốn mang sắc thái cổ, điểm trang trong (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành…), tác giả tạo được không khí thiêng liêng làm cho cái chết tiều tụy của người lính thành một hành vi lịch sử thấu động lòng sông. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thở cứ vọng dài thăm thẳm không dứt hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện ra đi cho mùa xuân đất nước.
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lèn Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
Leave a Reply