Tô Thức – 8/1/1037 – 24/8/1101
Nội dung trong Kinh thi thời đó cũng có viết về đề tài giấc mơ, tiếp đến là trong Mộng du thiên lão ngâm lưu biệt của Lý Bách và trong Giang thành tử của Tô Thức, giấc mơ càng tăng thêm tính lãng mạn và ý nghĩa của thơ từ. Không chỉ như vậy, Trong những ca khúc cổ điển cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của ảo mộng tình yêu, 3 trong số 4 nhà viết kịch nổi tiếng thời Nguyên là Quan, Mã, Bạch đề có những tác phẩm kịch viết về giấc mơ được lưu truyền khắp nơi. Quan Hán Khanh có thể coi là nhà viết kịch lớn thiên về viết mộng. Trong hý khúc đời Minh, việc đưa giấc mộng trong vai diễn rất phổ biến. Trong các tác phẩm Tử thoa ký, Mẫu đơn tình, Nam Kha ký và Hàm Đan ký của Thang Hiền Tổ đều có đưa giấc mộng vào trong các vỡ kịch, vì vậy mà cả 4 tác phẩm của ông được gọi chung là Tứ Mộng. Giấc mộng đã trở thành một chi tiết quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày được miêu tả trong Tứ Mộng.
Bộ sách Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần đã đưa giấc mơ văn học lên đỉnh cao. Nó không chỉ được hiện thực hóa mà còn khiến cho người đọc tạo dựng thế giới ảo mộng. Hiện thược và ảo mộng đan xen vaò nhau, thể hiện một cách rỏ nét ý nghĩa của giấc mơ trong cuộc sống hiện thực của họ. Do đó, Hồng lâu mộng đã trở thành tác phẩm nổi tiếng được nhiều thế hệ bạn đọc biết đến.
Trong tác phẩm nghệ thuật của các nhà văn học hiện đại cũng có rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, Xuân tàn của Quách Mạc Nhược, Tý dạ của Mao Thuẫn. dựa vào giấc mơ họ có thể biểu đạt khéo léo những mâu thuẩn cũng như những bất mãn trong cuộc sống, từ đó thể hiện khát vọng của nội tâm.
Leave a Reply