C. Rycroft cho rằng giấc mơ là một hiện tượng khách quan, nhưng hiện tượng này chỉ có thể biết mà không thể nhìn, nó là chủ quan, là một loại hình vi không chịu sự chi phối của ý chí con người.
C. Rycroft
Ông còn cho rằng, nằm mơ là hình thức hoạt động tưởng tượng của con người khi ngủ, tuy nhiên hoạt động tưởng tượng lại khác lúc bình thường có ý thức. Hoạt động tưởng tượng khi tỉnh sử dụng hệ thống ngôn ngữ mang tính rộng rãi, hệ thống ngôn ngử sử dụng trong mơ là, tượng trưng và không mang tính rộng rãi.
Trẻ em dễ gặp ác mộng hơn người lớn
C. Rycroft cũng chỉ ra rằng, sở dĩ trẻ nhỏ dễ nằm mơ thấy những chuyện phiền muộn là vì chúng không có sự giúp đỡ, một khi bị cha mẹ bỏ rơi, chúng sẽ không thể đối mặt với những nổi sợ hãi. Sauk hi tiến hành phân tích giấc mơ của trẻ em, nếu phát hiện thấy vấn đề sức khỏe bất lợi ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ thì không cần giải mộng của trẻ mà nên làm việc với cha mẹ của các em, yêu cầu phụ huynh cần sửa đổi lại phương pháp giáo dục sao cho hợp lý đối với con em mình.
Cuối cùng, ông cho rằng giấc mơ là sự giao lưu giữa 2 cái tôi trong cùng 1 con người. Lúc này cái tôi được chia thành 2, một là cái tôi thể hiện mặt tư tưởng, tình cảm, ý niệm nào đó; cái tôi còn lại là quan sát, phản bác, tán đồng hoặc phủ định những quan niệm này.
C. Rycroft dùng khái niệm hành vi ngôn ngữ vào nghiên cứu giấc mơ, cho rằng hành vi nằm mơ là dùng khả năng tưởng tượng hư cấu thành 1 loại những sự kiện có ý nghĩa, giải mộng là để đi tìm nguyên nhân phía sau nó. Tìm hiểu hành vi này để biểu đạt nguyện vọng hoặc những tư tưởng tình cảm hay quan điểm được ẩn giấu bên trong đó.
Leave a Reply